Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Các Bài Toán Đã Được Giải (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=110)
-   -   Định lý Fermat nhỏ, chứng minh và... (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=6225)

kimtrong93 20-10-2008 07:37 PM

Định lý Fermat nhỏ, chứng minh và...
 
THiết nghĩ là một môn học thú vị là nữ hoàng toán học nên mình lập topic này để chúng ta chinh phục được người phụ nữ này !
Xin mở đầu :Ta hãy cùng tìm lời giải cho định lý Ferma nhỏ :
Cho a nguyên dương và p là nguyên tố .Cminh :$a^p-a $chia hết cho p

n.t.tuan 14-01-2009 09:24 AM

Quy nạp theo a.
Nếu a=1 thì điều cần chứng minh là đúng. Giả sử mệnh đề đúng với a=k>0, ta có $(k+1)^p-(k+1) $

$=\sum_{i=0}^pC_p^ik^i-k-1 $

$=(k^p-k)+\sum_{1\leq i\leq p-1}C_p^ik^i $
Dùng giả thiết quy nạp và $p|C_p^i\forall i=\overline{1,p-1} $ ta có $(k+1)^p-(k+1) $ chia hết cho $p $.

Quân -k47DHV 14-01-2009 10:57 AM

Ừm nen bat dau voi bai toan :
cho day $a_n $nhu sau: $a_0 = 2, a_{k+1}= 2a_k^{2} -1 $.Cm vơi $p $ la So nguyen to ,$p| a_{n} $ va $12|(p-1) $thi$ p \equiv 1 $(mod $2^{n+2} $)

n.t.tuan 14-01-2009 11:31 AM

Có 2 chữ p, nó có khác nhau không Quân?

Quân -k47DHV 14-01-2009 05:01 PM

em đánh nhầm đó, nhưng tự hiểu đc mà :))

n.t.tuan 14-01-2009 05:04 PM

À, thế anh nhớ ra rồi , nó là ISL 2003.

Quân -k47DHV 14-01-2009 05:11 PM

Anh thử giải xem ,có dùng căn nguyên thủy phải:oho:

n.t.tuan 14-01-2009 05:14 PM

Chú cho bài khác đi, à hay mọi người ai biết cách chứng minh khác của Định lý Fermat bé thì post lên xem có bao nhiêu cách?

Quân -k47DHV 14-01-2009 05:17 PM

Bài nữa nhá:
Tìm $n $ max thỏa mãn $n $chia hết cho tất cả các số không lớn hơn $\sqrt[3]{n} $

n.t.tuan 14-01-2009 05:20 PM

Cách khác chứng minh Định lý Fermat bé: Nhóm nhân của $\mathbb{F}_p $ có bậc p-1 nên $a^{p-1}-1 $ chia hết cho p với mỗi a không là bội của p. Xong!

DCsonlinh_DHV 20-03-2009 09:21 AM

Trích:

Nguyên văn bởi n.t.tuan (Post 32153)
Chú cho bài khác đi, à hay mọi người ai biết cách chứng minh khác của Định lý Fermat bé thì post lên xem có bao nhiêu cách?

có cách suy ra từ định lí $euler $ :$(a,m)=1 $,khi đó $a^ \varphi (m)\equiv 1 (mod m) $ ,$m $ nguyên tố thì $\varphi (m)=m-1 $

namdung 20-03-2009 10:13 AM

Trích:

Nguyên văn bởi n.t.tuan (Post 32155)
Cách khác chứng minh Định lý Fermat bé: Nhóm nhân của $\mathbb{F}_p $ có bậc p-1 nên $a^{p-1}-1 $ chia hết cho p với mỗi a không là bội của p. Xong!

Còn một cách chứng minh nữa cho định lý Fermat bé là dùng tổ hợp như sau:

Ta giải bài toán sau: Một đường tròn được chia thành p cung bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu các cung bằng a màu? Hai cách tô thu được qua một phép quay được coi là giống nhau.

Lời giải: Ta đánh số các cung từ 1 đến p. Nếu không tính đến phép quay thì có $a^p $ cách tô các cung. Nếu tính đến phép quay thì mỗi một cách tô có 2 màu trở lên sẽ nằm trong 1 lớp với p cách tô khác. Có a cách tô chỉ dùng 1 màu. Vì thế số cách tô sẽ là
$a + \frac{a^p-a}{p} $
Vì số cách tô phải là một số nguyên nên ta có điều phải chứng minh.

Cách chứng minh lạ. Phải không các bạn?

DCsonlinh_DHV 20-03-2009 10:19 AM

Trích:

Nguyên văn bởi namdung (Post 35050)
Còn một cách chứng minh nữa cho định lý Fermat bé là dùng tổ hợp như sau:

Ta giải bài toán sau: Một đường tròn được chia thành p cung bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu các cung bằng a màu? Hai cách tô thu được qua một phép quay được coi là giống nhau.

Lời giải: Ta đánh số các cung từ 1 đến p. Nếu không tính đến phép quay thì có $a^p $ cách tô các cung. Nếu tính đến phép quay thì mỗi một cách tô có 2 màu trở lên sẽ nằm trong 1 lớp với p cách tô khác. Có a cách tô chỉ dùng 1 màu. Vì thế số cách tô sẽ là
$a + \frac{a^p-a}{p} $
Vì số cách tô phải là một số nguyên nên ta có điều phải chứng minh.

Cách chứng minh lạ. Phải không các bạn?

cách này lạ quá và hơi khó hiểu, có cách nào nữa không thầy:dreamer:

namdung 20-03-2009 10:33 AM

Còn 1 cách kinh điển khác là xét hệ thặng dư đầy đủ mô-đun p. Nếu (a, p) = 1 thì ax sẽ chạy qua hệ thặng dư đầy đủ mod p khi x chạy qua hệ thặng dư đầy đủ mod p. Đó cũng là cách để chứng minh định lý Euler (thay hệ thặng dư đầy đủ bằng hệ thặng dư thu gọn).

n.t.tuan 20-03-2009 04:50 PM

Trích:

Nguyên văn bởi namdung (Post 35050)
Còn một cách chứng minh nữa cho định lý Fermat bé là dùng tổ hợp như sau:

Ta giải bài toán sau: Một đường tròn được chia thành p cung bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách tô màu các cung bằng a màu? Hai cách tô thu được qua một phép quay được coi là giống nhau.

Lời giải: Ta đánh số các cung từ 1 đến p. Nếu không tính đến phép quay thì có $a^p $ cách tô các cung. Nếu tính đến phép quay thì mỗi một cách tô có 2 màu trở lên sẽ nằm trong 1 lớp với p cách tô khác. Có a cách tô chỉ dùng 1 màu. Vì thế số cách tô sẽ là
$a + \frac{a^p-a}{p} $
Vì số cách tô phải là một số nguyên nên ta có điều phải chứng minh.

Cách chứng minh lạ. Phải không các bạn?

Giống cái này [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...] anh ạ.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:49 AM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 15.80 k/17.03 k (7.21%)]