Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Giải Tích (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=7)
-   -   Topic về nguyên hàm và tích phân (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=22200)

Conan Edogawa 04-08-2011 11:27 AM

Topic về nguyên hàm và tích phân
 
Chào các bạn. Mình thấy dạo này trên diễn đàn xuất hiện khá nhiều các bài BĐT, dường như ngày nào vô diễn đàn cũng đều thấy các chủ đề về BĐT. Theo như mình thấy các bài toán nguyên hàm và tích phân lời giải thường khá cơ bản, phù hợp với nhiều trình độ từ THPT tới ĐH. Do vừa mới học xong THPT nên kiến thức mình nắm chưa được nhiều nhưng cũng xin mạn phép mở 1 topic về chủ đề này, mong mọi người ủng hộ=p~

Lưu ý trước mỗi đề bài các bạn phải ghi rõ bài mấy và bôi đen gạch dưới cho mọi người tiện theo dõi. Đặc trưng của các bài này là lời giải thường không quá dài nên hy vọng các bạn cố gắng trình bày cho ra đáp số cuối cùng. Mình xin bắt đầu bằng 1 bài

Bài 1: Tìm nguyên hàm: $\int{\frac{{{x}^{2}}}{{{(\cos x+x\sin x)}^{2}}}dx} $

Kratos 04-08-2011 12:16 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Conan Edogawa (Post 109539)
Bài 1: Tìm nguyên hàm: $\int{\frac{{{x}^{2}}}{{{(\cos x+x\sin x)}^{2}}}dx} $

Đặt $f=\dfrac{x}{\cos x} $ và $dg = \dfrac{x\cos x}{(\cos x+x\sin x)^2}dx $. Khi đó

$df = \dfrac{\cos x+x\sin x}{cos^2x} $,$g = \dfrac{-1}{\cos x+x\sin x} $.

Áp dụng công thức tích phân từng phần, ta có

$\int{\frac{{{x}^{2}}}{{{(\cos x+x\sin x)}^{2}}}dx} = \dfrac{-x}{\cos x(\cos x+x\sin x)} + \int{\dfrac{1}{\cos^2x}dx} = \dfrac{-x}{\cos x(\cos x+x\sin x)} + \tan x + C $

Sau khi rút gọn, ta được

$\int{\frac{{{x}^{2}}}{{{(\cos x+x\sin x)}^{2}}}dx} = \dfrac{\sin x-x\cos x}{\cos x + x\sin x}+C $

Bài 2. Tìm nguyên hàm: $\int{\dfrac{1+\sin x}{1+\cos x}e^xdx} $

FunFun 04-08-2011 10:42 PM

Bài 2: Không biết nói sao
Nói chung là tách $ \frac{1+sinx}{1+cosx}=g(x)+g'(x) $

$F(x)=2tan(x/2).e^x $

Conan Edogawa 04-08-2011 11:40 PM

Trích:

Nguyên văn bởi FunFun (Post 109651)
Bài 2: Không biết nói sao
Nói chung là tách $ \frac{1+sinx}{1+cosx}=g(x)+g'(x) $

$F(x)=2tan(x/2).e^x $

Mình không khuyến khích bài post kiểu này,với lại mình thực sự chưa hiểu ý bạn là gi:banzai:

man111 05-08-2011 02:38 AM

$\int\frac{x^2}{\left(x\sin x+\cos x\right)^2}dx $

Now $\left(x\sin x+\cos x\right)=\sqrt{x^2+1}\left(\frac{1}{\sqrt{x^2+1}}. \cos x+\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}.\sin x\right) $

Now Let $\sin \theta = \frac{x}{\sqrt{x^2+1}} $

and $\cos \theta =\frac{x}{\sqrt{x^2+1}} $

so $\tan \theta =x\Leftrightarrow \theta =\tan^{-1} x $

$\left(x\sin x+\cos x\right)=\sqrt{x^2+1}\left(\cos x\cos \theta+\sin x\sin \theta\right)=\sqrt{x^2+1}.\cos(x-\theta)=\sqrt{x^2+1}.\cos\left(x-\tan^{-1} x\right) $

$\int\frac{x^2}{\left(x^2+1\right).\cos^2\left(x-\tan^{-1} x\right)}dx $

$\int\sec^2 \left(x-\tan^{-1} x\right).\frac{x^2}{1+x^2}dx $

Now $x-\tan^{-1}x=t\Leftrightarrow \left(1-\frac{1}{1+x^2}\right)dx=dt\Leftrightarrow \frac{x^2}{1+x^2}dx=dt $

$\int\sec^2 tdt =\tan \left(t\right)+C $

$=\tan\left(x-\tan^{-1} x\right)+C $

$=\frac{\tan x-\tan(\tan^{-1} x)}{1+\tan x.\tan(\tan^{-1} x)}+C $

$=\frac{\tan x- x}{1+x.\tan x}+C $

$=\frac{\sin x-x.\cos x}{\cos x+x.\sin x}+C $
------------------------------
Bài 3: Tìm nguyên hàm: $\displaystyle \int{\frac{\sqrt{\sin x}}{\sqrt{\sin x}+\sqrt{\cos x}}dx} $

Conan Edogawa 05-08-2011 09:46 AM

Trích:

Nguyên văn bởi Kratos (Post 109543)
Bài 2. Tìm nguyên hàm: $\int{\dfrac{1+\sin x}{1+\cos x}e^xdx} $

$I=\int{\frac{1+\sin x}{1+\cos x}{{e}^{x}}dx=}\int{\frac{1+\sin x}{1+\cos x}d({{e}^{x}})={{e}^{x}}\frac{1+\sin x}{1+\cos x}-\int{{{e}^{x}}d\left( \frac{1+\sin x}{1+\cos x} \right)}} $

$={{e}^{x}}\frac{1+\sin x}{1+\cos x}-\int{{{e}^{x}}\frac{1+\cos x+\sin x}{{{(1+\cos x)}^{2}}}dx=}{{e}^{x}}\frac{1+\sin x}{1+\cos x}-\int{\frac{{{e}^{x}}dx}{1+\cos x}-}\int{\frac{{{e}^{x}}\sin xdx}{{{(1+\cos x)}^{2}}}} $

Đặt $K=\int{\frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}dx,L=\int{\frac{{{e}^{x}}\sin x}{{{(1+\cos x)}^{2}}}dx}} $

Xét $ L=\int{\frac{{{e}^{x}}\sin x}{{{(1+\cos x)}^{2}}}dx} $

Đặt $\left\{ \begin{align}
& u={{e}^{x}} \\
& dv=\frac{\sin x}{{{(1+\cos x)}^{2}}}dx \\
\end{align} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{align}
& du={{e}^{x}}dx \\
& v=\int{\frac{-d(1+\cos x)}{{{(1+\cos x)}^{2}}}=\frac{1}{1+\cos x}} \\
\end{align} \right. $

$\Rightarrow L=\frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}-\int{\frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}dx=}\frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}-K $

Vậy $I={{e}^{x}}\frac{1+\sin x}{1+\cos x}-K-\left( \frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}-K \right)+C={{e}^{x}}\frac{1+\sin x}{1+\cos x}-\frac{{{e}^{x}}}{1+\cos x}+C $

FunFun 05-08-2011 10:48 AM

;) .Bài mình xuất phát từ đẳng thức cũ thôi .
$( e^x.f(x))'= e^x( f(x)+f'(x)) $
Và ta có :$ \frac{1+\sin x}{1+\cos x}= \frac{1+\sin x}{2\cos( \frac{x}{2})^2}= 2\tan( \frac{x}{2})+\frac{1}{\tan^2( \frac{x}{2})}=2\tan \left( \frac{x}{2} \right) + \left( 2\tan\left( \frac{x}{2} \right) \right)' $

Vậy nên ta suy ra :$F(x)= 2.\tan\left( \frac{x}{2} \right).e^x+C $

ha linh 09-08-2011 07:31 AM

$\left( \frac{1+\sin x}{1+\cos x} \right). e^x = \left( \frac{1+\sin x}{ 2\cos^2 \left( \frac{x}{2} \right)} \right).e^x
= \frac{e^x }{2\cos^2 \left( \frac{x}{2} \right)} + \frac{e^x.\sin\left( \frac{x}{2} \right).\cos\left( \frac{x}{2} \right)}{\cos^2\left( \frac{x}{2} \right)} = \frac{e^x }{2\cos^2 \left( \frac{x}{2} \right)} + e^x .\tan \left( \frac{x}{2} \right) $
Tính tích phân này là ra

Sqrt_e 13-08-2011 10:48 AM

Cho mình hỏi 2 câu:

Bài 4. Tính tích phân $\int\limits_0^4 {{e^{\sqrt {2x + 1} }}dx} $.
Bài 5. Tính tích phân $\int\limits_0^{\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} {\frac{{{x^2} + 1}}{{{x^4} - {x^2} + 1}}dx} $.


n.v.thanh 13-08-2011 12:58 PM

Bài 5

Bài 4

Sqrt_e 13-08-2011 03:17 PM

Anh ơi, Bài 4 có cận là 0 thì thế cận thế nào ạ. Em làm mãi không được nhưng bấm máy tính ra nghiệm đẹp. Hình như là $\[\frac{{3\pi }}{4}\]
$

batigoal 13-08-2011 03:54 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Sqrt_e (Post 110903)
Cho mình hỏi 2 câu:

Bài 3. Tính tích phân $I=\int\limits_0^4 {{e^{\sqrt {2x + 1} }}dx} $.

Bài 3 Ngoài cách của chúThanh, chúng ta còn có thể làm như sau:
Đặt $ t=\sqrt {2x + 1} $ ta cóa $t^2=(2x+1)dx $ nên $dx=tdt. $
Vật ta có: $I=\int\limits_1^3 {{e^tt}}dt} $.
$I=te^t|^3_1-e^t|^3_1=... $.OK

Sqrt_e 13-08-2011 04:58 PM

Choem hỏi thêm 2 câu nữa.
Bài 6:Tính tích phân
$\[\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\ln (\tan x + 1)dx} \]
$
Bài 7: Tính tích phân
$\[\int\limits_0^1 {\frac{{x.\ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )}}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}dx} \]
$

Conan Edogawa 13-08-2011 06:25 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Sqrt_e (Post 110945)
Bài 6: Tính tích phân: $I=\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\ln (\tan x + 1)dx} $

Đặt $t=\frac{\pi }{4}-x\Rightarrow x=\frac{\pi }{4}-t,dx=-dt $

Đổi cận: $x=0\Rightarrow t=\frac{\pi }{4},x=\frac{\pi }{4}\Rightarrow t=0 $

$\Rightarrow I=-\int_{\frac{\pi }{4}}^{0}{\ln \left[ \tan \left( \frac{\pi }{4}-t \right)+1 \right]dt=}\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\ln \left( \frac{1-\tan t}{1+tant}+1 \right)dt} $

$=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\ln \left( \frac{2}{1+\tan t} \right)dt}=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\ln \left( \frac{2}{1+\tan x} \right)dx}=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\left[ \ln 2-\ln (1+\tan x) \right]dx} $

$=x.\ln 2\left| _{0}^{\frac{\pi }{4}}-\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\ln (1+\tan x)dx=\frac{\pi }{4}\ln 2-I} \right. $

$\Rightarrow 2I=\frac{\pi }{4}\ln 2 $ hay $I=\frac{\pi }{8}\ln 2 $

Bài này thực ra là áp dụng mệnh đề: Cho hàm số $f(x) $ liên tục trên $[a,b] $.

Ta có: $\int_{a}^{b}{f(x)dx}=\int_{a}^{b}{f(a+b-x)dx} $

Cách trình bày của mình như trên nhằm tránh việc áp dụng trực tiếp bổ đề
..............................

Trích:

Nguyên văn bởi Sqrt_e (Post 110945)
Bài 7: Tính tích phân: $I=\[\int\limits_0^1 {\frac{{x.\ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )}}{{\sqrt {1 + {x^2}} }}dx}
$

$I=\int_{0}^{1}{\ln \left( x+\sqrt{1+{{x}^{2}}} \right)d\left( \sqrt{1+{{x}^{2}}} \right)} $

$=\sqrt{1+{{x}^{2}}}\ln \left( x+\sqrt{1+{{x}^{2}}} \right)\left| _{0}^{1}-\int_{0}^{1}{\sqrt{1+{{x}^{2}}}d\left( \ln \left( x+\sqrt{1+{{x}^{2}}} \right) \right)} \right. $

$=\sqrt{2}\ln (\sqrt{2}+1)-\int_{0}^{1}{\sqrt{1+{{x}^{2}}}\left( 1+\frac{x}{\sqrt{1+{{x}^{2}}}} \right)\frac{dx}{x+\sqrt{1+{{x}^{2}}}}} $

$=\sqrt{2}\ln (\sqrt{2}+1)-\int_{0}^{1}{dx}=\sqrt{2}\ln (\sqrt{2}+1)-1 $
------------------------------

n.v.thanh 13-08-2011 07:13 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Sqrt_e (Post 110927)
Anh ơi, Bài 4 có cận là 0 thì thế cận thế nào ạ. Em làm mãi không được nhưng bấm máy tính ra nghiệm đẹp. Hình như là $\[\frac{{3\pi }}{4}\]
$

Nếu bạn chưa biết có thể thử em này
[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:15 PM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 23.95 k/25.35 k (5.52%)]