Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Lý Thuyết Số (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=40)
-   -   Các định lý và bổ đề Số học (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=35110)

ptk_1411 20-08-2012 09:03 PM

Các định lý và bổ đề Số học
 
Chào các bạn.
Số học là một mảng rất rộng lớn của toán học nói chung và toán Oympic nói riêng, và thường là bài toán khó trong cái đề thi vì ít có một phương pháp chung nào. Tuy nhiên, những bài toán khó thường được tạo nên từ các bài toán nhỏ và đơn giản hơn. Chính vì vậy, mình lập topic Các bổ đề Số học này để cùng chia sẽ về những bổ đề có nhiều ứng dụng trong các kì thi Olympic. Mong mọi người ủng hộ.:feelgood:

Về quy định:

Cũng như mọi topic khác: LaTex đàng hoàng, không spam . Ở đây mình xin nói về cách trình bày:

1. Định lý/Bổ đề X
................................

Chứng minh


Bài tập áp dụng:


Lưu ý là các bài tập áp dụng chỉ nêu đề bài, nếu có thắc mắc các bạn có thể lập topic khác để hỏi.

Và bây giờ, topic xin được phép bắt đầu! :sieunhan2:

ptk_1411 20-08-2012 09:25 PM

$\boxed{1}$ Với mọi $1\le i\le p-1$ thì $C_{p}^{i}$ chia hết cho $p$.

Chứng minh


Bài tập áp dụng:

tranghieu95 20-08-2012 10:28 PM

$\boxed{2}$ Định lí Lagrange
Nếu $P$ là đa thức nguyên bậc $n$ không đồng nhất với đa thức 0, $p$ là số nguyên tố thì phương trình $P(x) \equiv 0 \pmod{p}$ có không quá n nghiệm


$\textbf{Bài tập áp dụng:}$

pco 21-08-2012 02:35 PM

$\fbox{3}$ Cho $p$ là số nguyên tố dạng $4k+3$. Khi đó nếu $a^2+b^2$ chia hết cho $p$ thì $a$ và $b$ đều chia hết cho $p$.

Chứng minh.


Bài tập áp dụng.

ptk_1411 21-08-2012 09:48 PM

$\boxed{4}$ Nếu $p$ là số nguyên tố lẻ và $p|a^{2^n}+1$ thì $p\equiv 1 \pmod {2^{n+1}}$.

Chứng minh


Bài tập áp dụng

tranghieu95 21-08-2012 11:47 PM

$\boxed{5}$ $p$ là số nguyên tố thỏa mãn $p=k.2^t+1, k \in \mathbb{N^*}, k$ là số tự nhiên. Khi đó nếu tồn tại số tự nhiên x, y thỏa mãn: $x^{2^t}+y^{2^t} \vdots p$ thì $x \, \vdots \,p; \,y \,\vdots \,p$.

Chứng minh:


Bài tập áp dụng:

let it be 23-08-2012 09:11 PM

$\boxed{6}$ Điều kiện cần và đủ để $(a,b)=1$ là tồn tại $x,y$ sao cho $ax+by=1$.

Chứng minh


Hệ quả:
Điều kiện cần và đủ để $(a,b)=1$ là tồn tại $u,v$ sao cho $au-bv=1$.

Bài tập áp dụng

pco 07-10-2012 06:17 PM

Trích:

Nguyên văn bởi ptk_1411 (Post 168934)
$\boxed{4}$ Nếu $p$ là số nguyên tố lẻ và $p|a^{2^n}+1$ thì $p\equiv 1 \pmod {2^{n+1}}$.

Chứng minh


Bài tập áp dụng

Cái này là cái tổng quát của định lý 3 em đưa ra nhỉ ? :D

Samurott 10-12-2012 11:23 PM

$\fbox{7}$ Số $a $ là hợp số nếu tồn tại một tích các số nguyên dương $a_{1}a_{2}...a_{n}=A $ $(n\geq 2) $ sao cho $a\mid A $ và $a> a_{i}, \forall i\in \left \{ 1,2,3,...,n \right \} $
Chứng minh


Bài tập áp dụng:

luxubuhl 17-10-2013 11:04 AM

8. Cho $p$ là một số nguyên tố. $p \equiv 2 (mod 3)$. Khi đó với mọi số nguyên $x;y$ mà $x^3 \equiv y^3 ( \mod p) \Longrightarrow x \equiv y (\mod p)$.

Chứng minh


NaLDo 01-02-2017 04:31 PM

Trích:

Nguyên văn bởi luxubuhl (Post 196057)
8. Cho $p$ là một số nguyên tố. $p \equiv 2 (mod 3)$. Khi đó với mọi số nguyên $x;y$ mà $x^3 \equiv y^3 ( \mod p) \Longrightarrow x \equiv y (\mod p)$.

Chứng minh


Tổng quát của bổ đề này là:

Bổ đề. Cho số nguyên dương $m$ và số nguyên $a$ nguyên tố cùng nhau với $m$, khi đó nếu số nguyên dương $n$ nguyên tố cùng nhau với $\varphi(m)$ thì từ đồng dư thức\[a^n\equiv 1\pmod m\]Ta sẽ có $a\equiv 1\pmod m$.

Chứng minh. Từ giả thiết và định lý Bézout, sẽ tồn tại $k;\,l\in\mathbb N$ sao cho\[kn-l\varphi(m)=1\]Từ đó áp dụng định lý Euler mà có\[a \equiv a \times {1^l} \equiv \,a \times {\left( {{a^{\varphi (m)}}} \right)^l} \equiv {a^{1 + l\varphi (m)}} \equiv {a^n} \equiv 1\pmod m\]


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:38 AM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 26.97 k/27.81 k (3.01%)]