Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Thông Tin/Information (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=113)
-   -   Bài nói của GS F. Morgan ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=18520)

99 11-04-2011 08:25 PM

Bài nói của GS F. Morgan ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác
 
Bạn nào quan tâm thì cố gắng đi nghe nhé :))

[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]

tuan119 11-04-2011 08:38 PM

Hồi mình là SV cũng thường có chương trình kiểu như thế này tại HN, khi hỏi các thầy trong khoa là khi đi "tham dự" thì phải chuẩn bị những gì, các thầy nói rằng
Trích:

"thực sự thì có chuẩn bị thì cũng không hiểu các GS nói gì"
. :D

99 11-04-2011 09:01 PM

Ừm, mình nghĩ là tinh thần đi nghe cho vui thôi, vì khó có thể nói mình sẽ học được gì từ bài nói. Nhưng thông thường thì mình sẽ học được ý tưởng, những cái ý có thể sau này sẽ đi theo cách suy nghĩ của mỗi người. Ích lợi khác là luyện tiếng Anh cũng như giao lưu với những người khác, tạo quan hệ mới v.v.

Lợi ích to đùng như kiểu sẽ tích lũy được kiến thức gì đó thì có thể không có, nhưng lợi ích nho nhỏ thì chắc chắn có :D

namdung 11-04-2011 09:36 PM

Giáo sư Frank Morgan nổi tiếng là nói chuyện dễ hiểu và hầu như bạn không cần phải chuẩn bị kiến thức gì. Theo tôi được biết thì ông sẽ nói chuyện về bài toán bong bóng xà phòng với nhiều màn ảo thuật hấp dẫn. Đợt này GS Frank đi tour châu Á và ở Việt Nam sẽ nói chuyện tại Hà Nội, Thái Nguyên, Huế và Tp HCM.

batigoal 13-04-2011 09:54 PM

GS F. Morgan, trường ĐH William (Mỹ), Phó chủ tịch Hội TH Mỹ, là một nhà nghiên cứu hàng đầu về mặt cực tiểu, đồng thời có biệt tài giảng bài về Toán học đại chúng. Để tìm hiểu về tài năng này của ông, có thể xem Wikipedia và bài báo “A Math Chat with Frank Morgan” của Donald J. Albers, Math Horizons, The Mathematical Association of America, September 1997, 14-17. Dưới tiêu đề khác nhau, nhiều buổi thuyêt trình của ông được kèm theo biểu diễn với bong bóng xà phòng.

Với sự hợp tác của Hội Toán học Đông Nam Á, từ 28/3 tới 14/5, GS Morgan tiến hành một Tour lưu diễn Châu Á, qua 5 nước. Theo lời mời của Hội Toán học Việt Nam và Viện Toán học, GS Morgan sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam từ 10 đến 23 tháng 4 năm 2011.

Chương trình lưu diễn của Giáo sư gồm 4 buổi nói chuyện và biểu diễn Toán học cho sinh viên và học sinh trung học phổ thông như sau:

Buổi 1: từ 19h – 21h ngày Thứ 5, 14/4/2011 tại Hội trường 10/12 của ĐHQG Hà Nội, Xuân Thuỷ Cầu Giấy, do các khoa Toán ĐHKHTN Hà Nội phối hợp với ĐHSP Hà Nội tổ chức

Tiêu đề: Baserunner's Optimal Path. (Đường tối ưu của người chạy luỹ)

Tóm tắt: Đâu là con đường nhanh nhất vòng quanh các lũy trên sân bóng chày?

What is the fastest path around the bases in baseball?

Buổi 2: Từ 14h – 16h ngày Thứ 6, 15/4/2011 tại Hội trường lớn ĐHSP Thái Nguyên do ĐHSP Thái Nguyên và ĐHKH Thái Nguyên phối hợp tổ chức.

Tiêu đề: Soap Bubbles and Mathematics (Bong bóng xà phòng và Toán).

Tóm tắt: Tại sao bong bóng xà phòng lại tròn? Thế hình dạng của cụm nhiều bong bóng ra sao? Buổi biểu diễn sẽ cung cấp những tin tức mới nhất, những câu hỏi mở, các kết quả, lời giả thích và trình diễn của các bạn sinh viên. Sẽ có cả câu đối kèm theo giải thưởng (nhỏ)!

Why are soap bubble round? What about the shape of more complex bubble clusters? The show will include recent news, open questions, progress by undergraduates, demonstrations, explanations, and a little guessing contest with prizes.

Buổi 3: Từ 8:30-10:30 ngày Thứ 3, 19/4/2011 tại ĐHSP Huế

Địa điểm: Phòng hội tầng 3 Trường ĐHSP Huế - 34 Lê Lợi TP Huế

Tiêu đề: "Isoperimetric Problems" (Các vấn đề đẳng chu)

Tớm tắt: Người cổ Hy Lạp đã biết, trong không gian Ơclit, mặt cầu là lời giải cho vấn đề đẳng chu bằng cách tạo ra một mặt cực tiểu để bao một khối có thể tích cho trước. Hai nghìn năm sau, chúng ta cũng chỉ mới giải quyết được bài toán này thêm cho một vài không gian hoặc đa tạp Riemann khác. Buổi nói chuyện sẽ đề cập tới các câu hỏi mở và các kết quả mới của sinh viên.

In Euclidean space a round sphere solves the isoperimetric problem by providing the least-area way to enclose given volume, as was proclaimed by the Ancient Greeks. Two thousand years later, we've been able to solve this problem in relatively few other spaces or Riemannian manifolds. The talk will include open questions and progress by undergraduates.

Buổi 4: Từ 14h – 16h ngày Thứ 6, ngày 22/4/2011 tại Hội trường Nhà I, ĐHKHTN Tp Hồ Chí Minh, 227 Nguyễn Văn Cừ.

Tiêu đề: "Proof of the Double Bubble Conjecture" (Chứng minh giả thuyết về bong bóng kép)

Tóm tắt: Một quả bong bóng xà phòng tạo ra một mặt cực tiểu để bao một khối khí có thể tích cho trước. Điều này được Schwarzt chứng minh vào năm 1884. Tương tự, bong bóng kép sẽ được tạo ra khi hai quả bóng xà phòng ghép lại cùng nhau để bao và tách hai khối khí có thể tích cho trước, mặc dù điều đó mới chỉ được chứng minh vào năm 2000. Buổi nói chuyện sẽ đề cập tới các câu hỏi mở và các kết quả mới của sinh viên.

A single round bubble provides the least-area way to enclose a given volume of air, as was proved mathematically by Schwarz in 1884. Similarly, the double bubble that forms when two soap bubbles come together provides the least-area way to enclose and separate two given volumes of air, although we did not prove that until 2000. The talk will include open questions and progress by undergraduates.

Các buổi nói chuyện trên dành cho giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh trung học phổ thông. Ai có nguyện vọng tham dự, xin liên hệ với các ban tổ chức địa phương nêu ở trên.

Nguồn: VMS

lepotadra 13-04-2011 10:08 PM

ối ối tối mai em đi cái này thưa các anh các chị... vậy là phải chuẩn bị kiến thức về môn bóng chày ùi =p~ (toán là phải đi liền với thực tiễn cuộc sống mới vui, thích cái bong bóng xà phòng hơn)

Poincare 13-04-2011 10:25 PM

Trích:

Nguyên văn bởi 99 (Post 90056)
Bạn nào quan tâm thì cố gắng đi nghe nhé :))

[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]

Mai em cũng định đi, nhưng mà có đoạn này GS F. Morgan, trường ĐH William (Mỹ), Phó chủ tịch Hội TH Mỹ Lúc đầu em đọc thì tưởng là AMS (American Mathematical Society) nhưng mà sau đọc thì là AAM (Mathematical Association of America). Thế 2 cái này khác nhau mà sao vẫn gọi là Hội TH Mỹ ???

99 13-04-2011 11:00 PM

Chào Poincare,

Thắc mắc của em hay :)) và anh cũng chả biết thế nào cả. Anh chỉ biết Morgan là nhà toán học có tiếng, thế là đủ rồi mà :D

n.v.thanh 13-04-2011 11:29 PM

Tin buồn là tối mai em có đi dự buổi nói chuyện này:))...Em đi với dự định lấy thêm cảm hứng học Toán.Đang lôi kéo thêm anh Khương Duy đi:))
Base Runner Optimal Path:)
ANh Batigoal ở khtn thì chắc chắn có suất gọi rồi,thế mà mấy anh bạn ở khtn của em chả biết thông tin gì:p
À,Gs Morgan này gầy nhỉ,có cái giống em rồi..Ban đầu tưởng mấy ông ý chắc cũng bự như Titu,search cái thì:-j

Mr Stoke 14-04-2011 04:37 AM

Trích:

Lúc đầu em đọc thì tưởng là AMS (American Mathematical Society) nhưng mà sau đọc thì là AAM (Mathematical Association of America). Thế 2 cái này khác nhau mà sao vẫn gọi là Hội TH Mỹ ???
Cái này có lần nghe các thầy giải thích: AMS là hội các nhà toán học chuyên nghiệp còn MAA là hội khuyến khích phổ biến toán ở cấp độ trung học và đại học.

Huy_92 14-04-2011 11:17 AM

@ 2 anh BatigoalPoincare

Đại diện của KHTN đứng ra làm buổi office bia thì tốt quá :-h


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:12 AM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 15.34 k/16.20 k (5.27%)]