Diễn Đàn MathScope

Diễn Đàn MathScope (http://forum.mathscope.org/index.php)
-   Hình Học (http://forum.mathscope.org/forumdisplay.php?f=8)
-   -   Topic hình học phẳng I (http://forum.mathscope.org/showthread.php?t=14345)

boyqn 07-11-2010 02:26 PM

Topic hình học phẳng I
 
Mình lập topic này,mong mọi người đóng góp nhiều bài tập hình phẳng hay để mọi người cùng thảo luận
Trước tiên là một bài đơn giản:
Bài 1: Cho $\Delta ABC $ và $D,E,F $ lần lượt là hình chiếu của $A,B,C $ xuống các cạnh tương ứng.Đường thẳng qua $D $ song song với $EF $ cắt $AB,AC $ lần lượt tại $P,Q $.$EF $ cắt $BC $ tại $R $.Chứng minh rằng : đường tròn ngoại tiếp$\Delta PQR $ đi qua trung điểm của $BC $

novae 07-11-2010 03:14 PM

Trích:

Nguyên văn bởi boyqn (Post 69779)
Bài 1: Cho $\Delta ABC $ và $D,E,F $ lần lượt là hình chiếu của $A,B,C $ xuống các cạnh tương ứng.Đường thẳng qua $D $ song song với $EF $ cắt $AB,AC $ lần lượt tại $P,Q $.$EF $ cắt $BC $ tại $R $.Chứng minh rằng : đường tròn ngoại tiếp$\Delta PQR $ đi qua trung điểm của $BC $

$D,E,F,M $ đồng viên $\Rightarrow \overline{RD}.\overline{RM}= \overline{RE}.\overline{RF} $
$B,E,F,C $ đồng viên $\Rightarrow \overline{RB}.\overline{RC}= \overline{RE}.\overline{RF} $
$\Rightarrow \overline{RB}.\overline{RC}=\overline{RD}. \overline{RM} \; (1) $
$(PQ,PA) \equiv (FE,FA) \equiv (CA,CB) \pmod{\pi} $
$\Rightarrow B,C,P,Q $ đồng viên
$\Rightarrow \overline{DB}. \overline{DC}=\overline{DP}.\overline{DQ} $
Để chứng minh $P,Q,R,M $ đồng viên thì ta cần chứng minh $\overline{DP}.\overline{DQ}= \overline{DR}. \overline{DM} $
$\Leftrightarrow \overline{DB}.\overline{DC}= \overline{DR}.\overline{DM} $
Biến đổi từ $(1) $, ta có ngay đpcm
------------------------------
Bài 2:
[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
Trích:

Cho tứ giác lồi $ABCD $ nội tiếp đường tròn $(O) $. Cho $AB=a,CD=b, \widehat{AIB}=\alpha $, trong đó $I $ là giao điểm của 2 đường chéo $AC $ và $BD $. Tính bán kính đường tròn $(O) $ theo $a,b $ và $\alpha $.

avip 07-11-2010 04:03 PM

Trích:

Nguyên văn bởi novae (Post 69786)
Bài 2:
[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]

Dễ thấy: $\widehat{AIB} = \frac{\widehat{AOB}}{2} + \frac{\widehat{COD}}{2} $
$\Rightarrow cos \alpha = (cos \frac{AOB}{2})(cos \frac{COD}{2}) - (sin \frac{AOB}{2})(sin \frac{COD}{2}) $
$= \sqrt{(1- \frac{a^{2}}{4R^{2}})(1- \frac{b^{2}}{4R^{2}})}- \frac{ab}{4R^{2}} $
$\Leftrightarrow (4R^{2}cos \alpha + ab)^{2} = (4R^{2} - a^{2})(4R^{2} - b^{2}) $
$\Leftrightarrow 4R^{2}(a^{2} + b^{2} + 2ab\cdot cos \alpha) = 16R^{4}\cdot sin^{2} \alpha $
$\Leftrightarrow R = \frac{\sqrt{a^{2} + b^{2} + 2ab\cdot cos \alpha}}{2sin \alpha} $.


Bài 3 :
Cho $\Delta ABC $ có $H $ là trực tâm. Đường tròn qua $B, C $ cắt $AB, AC $ lần lượt tại $D, E $. Gọi $F $ là trực tâm $\Delta ADE $; $I $ là giao của $BE $ và $CD $. Chứng minh rằng $I, H, F $ thẳng hàng.

novae 07-11-2010 05:41 PM

Trích:

Nguyên văn bởi avip (Post 69798)
Dễ thấy: $\widehat{AIB} = \frac{\widehat{AOB}}{2} + \frac{\widehat{COD}}{2} $
$\Rightarrow \cos \alpha = (\cos \frac{AOB}{2})(\cos \frac{COD}{2}) + (\sin \frac{AOB}{2})(\sin \frac{COD}{2}) $

bạn này quên công thức cộng góc :))
kết quả chỉ cần sửa dấu $- $ ở tử thành dấu $+ $ là ok

sonltv_94 07-11-2010 06:44 PM

Bài 3 là 1 bài kinh điển đã có rất nhiều cách giải trên Mathlinks rồi.Một lời giải ngắn gọn là dùng phương tích. $\overline{IB}.\overline{IE} = \overline{IC}.\overline{ID} \Rightarrow I $ nằm trên trục đẳng phương của 2 đường tròn nhận $BE;CD $ làm đường kính.Vậy suy ra được điều phải chứng minh

boyqn 07-11-2010 11:27 PM

[B]Problem 4 :[/B] Cho tam giác ABC không cân, ngoại tiếp tam (I). Tiếp điểm của (I) trên BC,CA, AB lần lượt là D, E, F. DE cắt AB ở P. Một đường thẳng qua C cắt AB , FE lần lượt ở N,M. PM cắt AC ở Q. CMR: IN vuông góc với FQ
Cảm ơn mọi người đã tích cực đóng góp cho toppic

minhkhac_94 08-11-2010 04:50 PM

Please: vẽ hình khi giải thanks

Lan Phuog 08-11-2010 06:05 PM

Bài 5:

Cho tam giác $ABC $ nội tiếp đường tròn tâm $O. E $ thuộc cung $BC $ không chứa $A $ và không trùng $B,C $. $AE $ cắt các tiếp tuyến tại $B,C $ của $(O) $ tại $M,N. CM $ cắt $BN $ tại $F $. cmr $EF $ đi qua điểm cố định.


sonhadhsp 08-11-2010 09:03 PM

Tìm tiêu chuẩn cho tam giác
 
Bài 6:
Cho tam giác nhọn ABC, gọi H là trực tâm của tam giác. Tìm điều kiện cần và đủ đối với các góc của tam giác để 9 điểm: chân các đường cao của tam giác, trung điểm các cạnh của tam giác, trung điểm các đoạn thẳng HA, HB, HC là đỉnh của một đa giác đều.
(Bài này tôi có post lên diễn đàn lâu rồi với nick khác nhưng chưa ai giải, đây là bài tôi đề xuất được từ khi học đội tuyển lớp 12, các em học sinh thử sức)

lovemaths_hn 08-11-2010 11:43 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Lan Phuog (Post 69961)
Bài 5:

Cho tam giác $ABC $ nội tiếp đường tròn tâm $O. E $ thuộc cung $BC $ không chứa $A $ và không trùng $B,C $. $AE $ cắt các tiếp tuyến tại $B,C $ của $(O) $ tại $M,N. CM $ cắt $BN $ tại $F $. cmr $EF $ đi qua điểm cố định.


Gọi K là giao điểm của tiếp tuyến tại B và C của (O). AK cắt (O) tại J.
AM, AK lần lượt cắt BC tại P, Q.
FK cắt BC,AM lần lượt tại L, I.
Ta có (LPBC)=-1, suy ra (EL, EP, EB, EC)=-1.
Lại có (EJ, EA, EB, EC)=-1 nên L, E, J thẳng hàng.
Mặt khác (EL, EI, EF, EK)=(EJ, EA, EQ, EK)=-1 nên theo phép chiếu xuyên tâm E ta thu được F, E, Q thẳng hàng.
Vậy EF đi qua Q cố định.

Lan Phuog 09-11-2010 12:04 PM

Trích:

Nguyên văn bởi lovemaths_hn (Post 70014)
Gọi K là giao điểm của tiếp tuyến tại B và C của (O). AK cắt (O) tại J.
AM, AK lần lượt cắt BC tại P, Q.
FK cắt BC,AM lần lượt tại L, I.
Ta có (LPBC)=-1, suy ra (EL, EP, EB, EC)=-1.
Lại có (EJ, EA, EB, EC)=-1 nên L, E, J thẳng hàng.
Mặt khác (EL, EI, EF, EK)=(EJ, EA, EQ, EK)=-1 nên theo phép chiếu xuyên tâm E ta thu được F, E, Q thẳng hàng.
Vậy EF đi qua Q cố định.

Very nice,thanks!!!
Còn cách của mình như sau:
Cũng gọi $K $ là giao điểm 2 tiếp tuyến. $Q $ là giao điểm của $AK $ với $BC $
Xét cực-đối cực với $(O) $
Gọi $T $ là cực của $AB, J $ là cực của $CE, L $ là giao điểm của $AE $ với $BC $
Có $T,L,J $ thẳng hàng
Gọi $S $ là giao điểm của $FK $ với $BC $,có $H $ và $L $ đối cực cùng với $K,L $ đối cực ta có $L $ là cực của $FK $
Do đó $FK,CE,AB $ đồng qui tại $G $
Áp dụng định lí Papus cho 2 bộ 3 điểm $(G,B,A) $ và $(N,K,C) $ cho ta đpcm.

Nguyen Duy Vu 09-11-2010 04:16 PM

Bài 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp thỏa AB.CD=AD.BC. Đường tròn (C) qua A, B và tiếp xúc với BC, đường tròn (C') qua A, D và tiếp xúc CD. Chứng minh (C) và (C') giao nhau tại trung điểm BD.

sonltv_94 09-11-2010 08:30 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Nguyen Duy Vu (Post 70054)
Bài 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp thỏa AB.CD=AD.BC. Đường tròn (C) qua A, B và tiếp xúc với BC, đường tròn (C') qua A, D và tiếp xúc CD. Chứng minh (C) và (C') giao nhau tại trung điểm BD.

Gọi $E $ là trung điễm $BD $.Ta chỉ cần chứng minh $\triangle ABE \sim \triangle ACD $ mà điều này thì có thể dựa vào Ptolemy và Điều kiện của đề bài

anhkhoa_nt 09-11-2010 10:21 PM

Bài 8: Cho tam giác ABC. Đường tròn $(I) $ nội tiếp tam giác ABC và tiếp xúc với BC, AC, AB lần lượt tại D, E, F. Chứng minh rằng ID, EF và trung tuyến AM đồng quy tại 1 điểm.

novae 09-11-2010 10:33 PM

Đây là bài toán trong đề luyện VMO 2011 số 2: [Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]
Trong file bên dưới cũng có bài toán này
[Only registered and activated users can see links. Click Here To Register...]


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:42 AM.

Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.

[page compression: 21.06 k/22.39 k (5.96%)]