Xem bài viết đơn
Old 04-12-2012, 05:36 PM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Bạn sửa lại latex đi. Bạn có thể tham khảo bất kỳ cuốn sách hình học vi phân nào về lý thuyết đường và mặt trong $\mathbb{R}^3,$ hay còn gọi là hình học vi phân cổ điển. Ví dụ bạn có thể tham khảo, sách tiếng Việt có Đoàn Quỳnh, sách tiếng Anh có thể tìm đọc
- Klingenberg
- Montiel, Ros
- Berger, Gostiaux
-Presley, có bản dịch của Phó Đức Tài thì phải, cái này được dạy ở ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội.

hoặc lecture notes trên mạng, có rất nhiều.

Còn câu hỏi của bạn: mình đoán là $g_{ij}$ là hệ số của metric trên mặt đang xét. Hệ số này là theo cơ sở $e_i$ ở trên, vậy nên $\langle e_i, e_j\rangle = g_{ij}$ theo định nghĩa.

Đạo hàm hiệp biến (còn gọi là liên thông) phải khá cẩn thận, vì có nhiều loại liên thông. Thường thì mọi người dùng liên thông Levi-Civita, khi đó sẽ có nhiều tính chất, ví dụ : Với X, Y, Z là 3 trường vector, ta có $$X\cdot \langle Y, Z \rangle = \langle \nabla_{X}Y,Z\rangle + \langle Y,\nabla_XZ\rangle.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 99 For This Useful Post:
datsuphu (04-12-2012)
 
[page compression: 8.49 k/9.51 k (10.73%)]