Xem bài viết đơn
Old 10-01-2015, 11:15 AM   #68
quocbaoct10
+Thành Viên Danh Dự+
 
quocbaoct10's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa
Bài gởi: 539
Thanks: 292
Thanked 365 Times in 217 Posts
Bài 7:
a) xét đồ thị lưỡng phân $G(M,N,E)$ trong đó $M$ là tập đỉnh biểu diễn học sinh nam và $N$ là tập đỉnh biểu diễn học sinh nư. ta có $|M|=m$ và $|N|=n$.
Theo điều kiện của đề, ta thấy mỗi đỉnh tử $M$ được nối với ít nhất một đỉnh ở $N$ và ngược lại. Một buổi diễn phụ thuộc vào học sinh nam $i$ (nữ tương tự) nghĩa là trong đồ thị lưỡng phân $G(M,N,E)$ thì trong tập các đỉnh nối với đỉnh $i$ phải có ít nhất một đỉnh $n_{i_k}$ có $deg (n_{i_k}) = 1$, giả sử có $k$ đỉnh như vậy. Bỏ đi các đỉnh $n_{i_k}$ có $deg=1$ và đỉnh $i$, ta sẽ được đồ thị $G(M',N',E')$ mà trong đó $|M'|=m-1$ và $|N'|=n-k$.Sau khi xóa đi $k$ cạnh, số cạnh còn lại có thể chẵn hoặc lẻ. Với trường hợp chẵn, nếu trong tập $M'$ không có đỉnh $m_t$ nào có $deg(m_t)=n-k$ thì ta có thể chọn một số lẻ đỉnh và nối đỉnh đó đến một đỉnh khác trong tập $N'$, khi đó sẽ được một số đỉnh lẻ. như vậy có $O=\binom{n-1}{1}+\binom{n-1}{3}+\binom{n-1}{5}+ ...$. Tương tự đó với việc chọn số chẵn đỉnh để được số cạnh chẵn, ta có $E=\binom{n-1}{0}+\binom{n-1}{2}+...$. Dễ thấy $O=E$ nên suy ra số tập cạnh chẵn sẽ bằng số tập cạnh lẻ. Tương tự với trường hợp phần còn lại là tập cạnh lẻ. Nếu có ít nhất 1 đỉnh trong $M'$ có $deg=n-k$, ta bỏ đi qua các đỉnh này và chọn tương tự cho phần các đỉnh còn lại. Như vậy, từ đấy ta luôn có điều phải chứng minh.
b). Gọi $O(m,n)$ là số đồ thị $G(M,N,E)$ có số cạnh lẻ, $E(m,n)$ là số đồ thị có số cạnh chẵn, khi đó xét một điểm $i \in M$, nếu đồ thị G bị phụ thuộc $i$ thì dựa vào câu a) sẽ có số đồ thị có số cạnh chẵn và số đồ thị có số cạnh lẻ là bằng nhau (*). Với những đồ thị không phụ thuộc vào $i$, khi bỏ i, ta sẽ được số đồ thị có chẵn cạnh là $E(m-1,n)$ và số đồ thị có lẻ cạnh là $O(m-1,n)$. Nếu $i$ có số $deg(i)=2k+1$ thì từ số đồ thị có số chẵn cạnh $E(m,n)$ ta sẽ có được số đồ thị có số lẻ cạnh $k.O(m-1,n)$, tương tự với $O(m,n)$ (1). Khi với $deg(i)=2k+2 > 0$ thì từ số đồ thị có cạnh chẵn $E(m,n)$ ta nhận được số đồ thị có cạnh chẵn là $(k-1)E(m-1,n)$ và tương tự với số đồ thị có cạnh lẻ (2) (sở dĩ được $k-1$ vì ta không xét đến trường hợp $deg(i)=0$ cũng là một số chẵn).
Từ (1) và (2) và (*) ta được: $E(m,n)-O(m,n)=O(m-1,n)-E(m-1,n)=...=(-1)^m(E(1,n)-O(1,n))=(-1)^m$.
Vì vậy số đồ thị có số cạnh chẵn không chênh lệch với số đồ thị có số lẻ cạnh quá 1 đơn vị, nên có thể sắp xếp xen kẽ các đô thị có số cạnh chẵn và các đồ thị có số cạnh lẻ với nhau.
.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
i'll try my best.

thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 10-01-2015 lúc 11:54 AM
quocbaoct10 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post:
dangvip123tb (10-01-2015), HoangHungChels (15-01-2015), huynhcongbang (10-01-2015), n.v.thanh (10-01-2015), thaygiaocht (10-01-2015)
 
[page compression: 11.89 k/13.07 k (9.02%)]