Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-08-2008, 03:34 PM   #1
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
I.8)Một trường hợp đặc biệt của định lí Pappus qua góc nhìn hình xạ ảnh.


Ở phần này chúng tôi chỉ dùng hình xạ ảnh để dẫn dắt đến kết quả còn nội dung định lí và cách chứng minh thì hoàn toàn phù hợp với kiến thức hình THCS!
Ta có kết quả sau liên quan đến hình xạ ảnh: Các đường thẳng song song với nhau thì gặp nhau tại một điểm ở vô cực và ngược lại .
Vận dụng vào định lí Pappus ở trên , cho các điểm A,B,C ra vô cực thì theo kết quả về hình xạ ảnh ta có
YM//ZN ( Vì YM,ZN cùng đi qua một điểm (A) ở vô cực )Tương tự thì :XN//YP,XM//ZP.
Và khi ấy M,N,P vẫn thẳng hàng. Ta phát biểu lại được một định lí đơn giản và hữu dụng sau đây:


Định lí:Trên mặt phẳng cho ba điểm X,Y,Z thẳng hàng và ba điểm M,N,P thỏa mãn XN//YP,YM//ZN,XM//ZP.
Khi đó ta cũng có M,N,P thẳng hàng.

Chứng minh:

Trường hợp MP//XYZ thì đơn giản,bạn đọc tự chứng minh.
Ta sẽ xét khi MP không song song với XYZ.
Gọi S là giao điểm của MP với XYZ.
Đường thẳng qua X song song với YP cắt MP ở N'. Bài toán sẽ được gải quyết nếu ta chứng minh được rằng ZN' // YM (Vì khi ấy N' trùng N).

Thật vậy,chú ý YP//XN', ZP//XM nên theo Thales ta có:
$\frac{SY}{SZ} =\frac{SY}{SX} .\frac{SX}{SZ} = \frac{SP}{SN'} .\frac{SM}{SP} = \frac{SM}{SN'} $
Đến đây theo Thales đảo ta suy ra ZN' //YM. Chứng minh được hoàn tất.!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sáng trưa chiều lo lắng biết bao điều, biết vâng lời lắng nghe em nhiều, thế mới là con ma được thương yêu.

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 14-01-2010 lúc 04:17 PM
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to ma 29 For This Useful Post:
Curi_Gem (13-07-2010), HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), o_o (19-09-2010), trantuanh (01-10-2010), ttttien77 (29-10-2009), wikipedia1995 (08-12-2010)
Old 07-08-2008, 03:41 PM   #2
long14893
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 8
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 1 Post
9)Đẳng thức Ptolemy

I.9)Đẳng thức Ptolemy

Định lí Với tứ giác nội tiếp ABCD thì:
AB.CD+AD.BC=AC.BD

Chứng minh:

Lấy điểm E thuộc AC sao cho $\hat {DEC} =\hat {ADB} $

$\to \Delta ADB $đồng dạng $\Delta DEC \to \frac{AD}{DE} = \frac{DB}{DC}=\frac {AB}{EC} \to AB.DC = EC.DB $

Tương tự $\Delta ADE $đồng dạng $\Delta BDC \to AE.BD = AD.BC $$\to AD.BC+AB.CD = BD(EA+EC)=BD.AC (DPCM) $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 20-11-2008 lúc 09:51 AM
long14893 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to long14893 For This Useful Post:
Curi_Gem (13-07-2010), HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), o_o (19-09-2010), trantuanh (01-10-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 08-08-2008, 05:56 PM   #3
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
I.13)Định lí Miquel

Định lí: Cho tam giác ABC và ba điểm M,N,P lần lượt nằm trên BC,CA,AB. Khi đó các đường tròn ngoại tiếp các tam giác APN,BPM và CMN đồng quy.

Chứng minh:

Gọi S là giao điểm của (BPM) và (CMN).Ta sẽ chứng minh S nằm trên (APN).
Thật vậy:

$(SN,SP) \equiv (SN,SM) + (SM,SP) \equiv (CN,CM) +(BM,BP) \equiv( CA,CB) + (BC,BA) \equiv (CA,BA) \equiv (AN,AP) (mod \pi) $

Suy ra điều cần chứng minh.!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sáng trưa chiều lo lắng biết bao điều, biết vâng lời lắng nghe em nhiều, thế mới là con ma được thương yêu.

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 22-11-2008 lúc 10:07 AM
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to ma 29 For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), milu_93 (01-09-2010), o_o (28-09-2010), trantuanh (01-10-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 11-08-2008, 07:40 PM   #4
nbkschool
+Thành Viên+
 
nbkschool's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: SMU Residence @Prinsep Hostel, 83 Prinsep Street, Singapore
Bài gởi: 400
Thanks: 72
Thanked 223 Times in 106 Posts
Hix vậy để em post cái khác đúng quy trình.:hugging:

I.16/Định lý Brokard

Định lý:
Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp đường tròn tâm O.AD giao BC tại M,AB giao CD tại N,AC giao BD tại I.Chứng minh rằng O là trực tâm của tam giác MIN.



Chứng minh:

Gọi H là giao thứ 2 của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác AID,BIC.
Xét tứ giác DOHC,ta có:
$\hat{DHC}=\360^o -\hat{DHI}-\hat{CHI}=\hat{DAC}+\hat{DBC}=\hat{DOC} $
Từ đó suy ra tứ giác DOHC nội tiếp.Tương tự ta cũng suy ra tứ giác AOHB nội tiếp.
Dễ thấy $\overline{NA}. \overline{NB}=\overline{NC}. \overline{ND} $ suy ra N nằm trên trục đẳng phương của hai đường tròn $(AIHD),(BIHC) $-->$O,H,N $ thẳng hàng.
Ta có:
$\hat{IHO}=\hat{IHD}-\hat{OHD}=\hat{ADC}+\hat{ACD}-\hat{OCD}=\hat{OCA}+\hat{ODA}+\hat{ODC} $
$=\90^o $
Từ đó suy ra $IM \perp ON $
Tương tự ta có:$IN \perp OM $
Suy ra O là trực tâm tam giác MIN (đpcm)

******T.Anh:Định lý này sử dụng cách chứng minh bằng cực đối cực sẽ nhanh hơn rất nhiều: Xem bài toán số 2 phần I mục C trong bài viết [Only registered and activated users can see links. ]
==============
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
"Apres moi,le deluge"

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 05-02-2009 lúc 11:28 AM
nbkschool is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to nbkschool For This Useful Post:
duycvp (18-10-2009), HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), ma 29 (12-08-2008), o_o (28-09-2010), trang96 (11-01-2012), ttttien77 (29-10-2009)
Old 11-08-2008, 10:08 PM   #5
trung anh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 75
Thanks: 9
Thanked 94 Times in 26 Posts
I.17) Định lí Euler về khoảng cách giữa tâm 2 đường tròn nội, ngoại tiếp của tam giác



Định lý:
Cho tam giác ABC nội tiếp (O;R) và ngoại tiếp (I;r). Chứng minh rằng $OI^2=R^2-2Rr $.

Chứng minh:
Kéo dài AI cắt (O) tại M. Vẽ đường kính MN của đường tròn (O).
Hạ $ID \perp AB $. Kéo dài OI cắt (O) tại E và F. Ta có $\Delta AID $ ~ $ \Delta NMC (g.g) \Rightarrow \frac{ID}{MC}=\frac{AI}{MN} \Rightarrow 2Rr=ID.MN=AI.MC $.
Mặt khác dễ dàng chứng minh $MC=MI \Rightarrow 2Rr=IA.IM $
Lại có $IA.IM=IE.IF=R^2-OI^2 $ nên ta có điều phải chứng minh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:13 AM Lý do: Tự động gộp bài
trung anh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to trung anh For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), o_o (28-09-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 16-08-2008, 02:47 PM   #6
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
18)Định lí Euler về khoảng cách giữa tâm hai đường tròn nội ngoại tiếp tứ giác!

I.18)Định lí Euler về khoảng cách giữa tâm hai đường tròn nội ngoại tiếp tứ giác!(Định lí Fuss)

Định lí :Cho tứ giác ABCD vừa nội tiếp (O,R) vừa ngoại tiếp (I,r). Đặt d=OI. Khi đó ta có:

$\frac {1}{(R-d)^2} +\frac{1}{(R+d)^2} =\frac{1}{r^2}{ $


Chứng minh



Gọi tiếp điểm của (I) trên AB,BC,CD,DA lần lượt là M,N,P,Q.
BI,CI cắt (O) lần lượt ở E,F .
Ta thấy:$(DE,DF) \equiv (DE,DC) +(DC,DF) \equiv (BE,BC) +(DC,DF) \equiv \frac{(BA,BC)+(DC,DA)}{2} \equiv \frac{\pi}{2} (mod \pi) $

Do đó E,O,F thẳng hàng ,nên O là trung điểm của EF.
Theo công thức đường trung tuyến trong tam giác IEF ta có:
$d^2 = IO^2 = \frac{IE^2}{2} + \frac{IF^2}{2} - \frac{EF^2}{4}=\frac{IE^2}{2} + \frac{IF^2}{2} -R^2 $
Từ đó suy ra:
$\frac {1}{(R-d)^2} +\frac{1}{(R+d)^2} = \frac{2(R^2+d^2)}{(R^2-d^2)^2} = \frac{IE^2 + IF^2} {(P_{I/(O)}) ^2} = \frac{IE^2}{(P_{I/(O)}) ^2} +\frac{IF^2}{ (P_{I/(O)}) ^2}= \frac{IE^2}{ (IE.IB)^2} +\frac{IF^2}{(IF.ID)^2} = \frac{1}{ IB^2} + \frac{1}{ ID^2} = \frac{1}{ ({\frac{IM}{ \sin{\frac{B}{2}}}) ^2 }}+ \frac{1}{(\frac{IP}{ (\sin {\frac{D}{2}}})^2} =\frac{1}{r^2} $ (vì$ \frac{B}{2}+ \frac{D}{2}=90) $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sáng trưa chiều lo lắng biết bao điều, biết vâng lời lắng nghe em nhiều, thế mới là con ma được thương yêu.

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 29-12-2008 lúc 11:29 AM
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to ma 29 For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), newstyle (06-10-2010), o_o (28-09-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 16-08-2008, 03:27 PM   #7
trung anh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 75
Thanks: 9
Thanked 94 Times in 26 Posts
I.19)Định lí Casey(Định lí Ptolemy mở rộng)

Định lí :Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O,R). Đặt các đường tròn $\alpha, \beta, \gamma, \delta $ là các đường tròn tiếp xúc với (O) tại các đỉnh A,B,C,D. Đăt $t_{\alpha\beta} $ là độ dài đoạn tiếp tuyến chung của hai đường tròn $\alpha, \beta $. Trong đó $t_{\alpha\beta} $ là độ dài tiếp tuyến chung ngoài nếu hai đường tròn $\alpha, \beta $ cùng tiếp xúc trong hoặc cùng tiếp xúc ngoài với (O), và là độ dài đoạn tiếp xúc trong nếu trong trường hợp còn lại. Các đoạn $t_{\beta\gamma}, t_{\gamma\delta} $, ... được xác định tương tự. Khi đó ta có:
$ t_{\alpha\beta}.t_{\gamma\delta}+t_{\beta\gamma}.t _{\alpha\delta}=t_{\alpha\gamma}.t_{\beta\delta} $



Chứng minh
Ta chứng minh trường hợp $\alpha, \beta, \gamma, \delta $ cùng tiếp xúc ngoài với (O). Các trường hợp còn lại chứng minh tương tự. Lần lượt đặt tâm các đường tròn trên là A',B',C',D' và bán kính lần lượt là x,y,z,t.
Đặt AB=a, BC=b, CD=c, DA=d, AC=m, BD=n.
Áp dụng định lý Pythagore:
$(t_{\alpha\beta})^2=A'B' ^2- (x-y)^2 $
Mặt khác lại có: (theo định lí hàm số cos)
$A'B' ^2=(R+x)^2+(R+y)^2-2(R+x)(R+y)cos(\hat{A'OB'}) $
$A'B' ^2=(R+x)^2+(R+y)^2-2(R+x)(R+y)(1-\frac{a^2}{2R^2}) $
$A'B' ^2=(R+x)^2-2(R+x)(R+y)+(R+y)^2+(R+x)(R+y).\frac{a^2}{R^2} $
$A'B' ^2=(x-y)^2+\frac{a^2}{R^2}.(R+x)(R+y) $
$\Rightarrow t_{\alpha\beta}=\frac{a}{R}.\sqrt{(R+x)(R+y)} $
Tương tự với $t_{\beta\gamma}, t_{\gamma\delta} $, ...
Ta có
$ t_{\alpha\beta}.t_{\gamma\delta}+t_{\beta\gamma}.t _{\alpha\delta}=t_{\alpha\gamma}.t_{\beta\delta} \Leftrightarrow a.c+b.d=m.n $(định lý Ptolemy)
Ngược lại ta thấy định lý Ptolemy là một trường hợp đặc biệt của định lí Casey khi x=y=z=t=0.
Xem [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:14 AM
trung anh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to trung anh For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), newstyle (06-10-2010), nguyen__ (17-07-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 16-08-2008, 05:55 PM   #8
trung anh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 75
Thanks: 9
Thanked 94 Times in 26 Posts
I.20)Hệ thức Stewart

Định lí:Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng. Và một điểm M bất kì. Ta luôn có hệ thức
$\bar{MA}^2.\bar{BC}+\bar{MB}^2.\bar{CA}+\bar{MC}^2 .\bar{AB}+\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB}=0 $



Chứng minh
Qua M hạ $MH \perp AC $.
Ta có:
$\bar{MA}^2.\bar{BC}+\bar{MB}^2.\bar{CA}+\bar{MC}^2 .\bar{AB}+\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB} $
$=(MH^2+HA^2). \bar{BC}+(MH^2+HB^2).\bar{CA}+(MH^2+HC^2).\bar{AB} +\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB} $
$=\bar{MH}^2.(\bar{BC}+\bar{CA}+\bar{AB})+(\bar{HA} ^2.\bar{BC}+\bar{HB}^2.\bar{CA}+\bar{HC}^2.\bar{AB }+\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB}) $
$=0+\bar{HA}^2.\bar{BC}+\bar{HB}^2.\bar{CA}+\bar{HC }^2.\bar{AB}+\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB} $
(Đưa về trường hợp hệ thức Stewart cho 4 điểm thẳng hàng (khi M nằm trên đường thẳng chứa A,B,C))
$\bar{HA}^2.\bar{BC}+\bar{HB}^2.\bar{CA}+\bar{HC}^2 .\bar{AB}+\bar{BC}.\bar{CA}.\bar{AB} $
$=\bar{HA}^2.( \bar{HC}-\bar{HB})+\bar{HB}^2.(\bar{HA}-\bar{HC})+\bar{HC}^2.(\bar{HB}-\bar{HA})+(\bar{HC}-\bar{HB}).(\bar{HA}-\bar{HC}).(\bar{HB}-\bar{HA})=0 $
Ta có đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:14 AM
trung anh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to trung anh For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), Hoangtubandiem (02-03-2011), IMO 2010 (27-11-2010), o_o (02-10-2010)
Old 17-08-2008, 12:31 PM   #9
chu t tung
+Thành Viên+
 
chu t tung's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 79
Thanks: 10
Thanked 27 Times in 15 Posts
I.21)Định lí Lyness
Định lí:Nếu đường tròn tâm O tiếp xúc trong với đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại T và tiếp xúc với các cạnh AB,AC của tam giác lần lượt tại E và F thì tâm đường tròn nội tiếp của tam giác nằm trên EF.

Chứng minh:
Để chứng minh định lí này ta cần chứng minh 2 bổ đề sau:
Bổ đề 1:AB là dây của một đường tròn tâm (O). Đường tròn (l) tiếp xúc với dây AB tại K và tiếp xúc trong với (O) tại T. Chứng minh L là trung điểm của cung AB ko chứa T và $LA^2=LK.LT $
Bổ đề 2: Điểm M là trung điểm cung BC ko chứa A của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Điểm I thuộc đoạn MA sao cho MI=MB. Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Việc chứng minh 2 bổ đề này là khá đơn giản.
Ta tiếp tục quay trở lại với việc chứng minh định lí Lyness.
kẻ TF giao (O) tại P; BP cắt EF tại H.
Theo bổ đề 1 ta có BP là phân giác của góc B.
Ta có: $\hat{HET}=\hat{HBT} (=\hat{FTx}) \Rightarrow HEBT $ nt $\Rightarrow \hat{THB}=\hat{TEB} $
Mà $\hat{TEB}=\hat{TFE} \Rightarrow \hat{TFE}=\hat{THB} $
$\Rightarrow \Delta PHF \sim \Delta PTH \Rightarrow PH^2 = PF.PT $
Theo bổ đề 1 ta lại có $PC^2 = PF.PT \Rightarrow PC=PH $
Theo bổ đề 2 ta được H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC (ĐPCM)
Lần đầu vẽ hình xấu quá nhỉ!!!!!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
:facebowling:
Tình yêu như chiếc đồng hồ cát, khi trái tim được lấp đầy thì cái đầu trống rỗng.
---------------------------------------------------
The most important thing in this world is FAMILY.
It means Father And Mother, I Love You .....

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:14 AM
chu t tung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to chu t tung For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), ma 29 (18-08-2008), ttttien77 (29-10-2009)
Old 18-08-2008, 10:33 PM   #10
nbkschool
+Thành Viên+
 
nbkschool's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: SMU Residence @Prinsep Hostel, 83 Prinsep Street, Singapore
Bài gởi: 400
Thanks: 72
Thanked 223 Times in 106 Posts
I.24)Công thức Jacobi liên quan đến tâm tỉ cự,định lí Lebnitz

1)Công thức Jacobi:

Nếu I là tâm tỉ cự của hệ điểm ${A_1,A_2,...,A_n} $ ứng với các hệ số $a_1,a_2,...,a_n $ thì với mọi điểm M trên mặt phẳng ta đều có:
$\sum^n_{i=1} a_iMA_i^2=\sum^n_{i=1}a_iIA_i^2+(a_1+...+a_n)MI^2 $

Chứng minh:

$\sum^n_{i=1} a_iMA_i^2=\sum^n_{i=1} a_i(\vec{MI}+\vec{IA_i})^2=(a_1+...+a_n)MI^2+2\vec {MI}( \sum^n_{i=1} a_i.\vec{IA_i})+\sum^n_{i=1} a_i.IA_i^2 $
$=(a_1+...+a_n)MI^2+\sum^n_{i=1}a_iIA_i^2 $
(do I là tâm tỉ cự của hệ điểm nên $\sum^n_{i=1} a_i.\vec{IA_i}=0 $)
->đpcm.

2)Định lí Lebnitz Đây là trường hợp đặc biệt của công thức trên khi n=3

3)Hệ quả khác:
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $\sum^n_{i=1} a_iMA_i^2 $ (với các kí hiệu như phần trên) đạt được khi $M \equiv I $.
(phần này thuần về tính toán nên chắc không cần vẽ hình phải không anh ma29?)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
"Apres moi,le deluge"

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:17 AM
nbkschool is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to nbkschool For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), o_o (02-10-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 17-08-2008, 05:24 PM   #11
trung anh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 75
Thanks: 9
Thanked 94 Times in 26 Posts
I.22)Định lý Lyness mở rộng(Bổ đề Sawayama)

Định lí:Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).M thuộc BC (Có cách phát biểu khác là: cho tứ giác ABDC và M là giao của BC và AD; nhưng hai cách phát biểu này là tương đương). Một đường tròn (O') tiếp xúc với hai cạnh MA và MC tại E và F đồng thời tiếp xúc với cả đường tròn (O) tại K. Khi đó ta có tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC nằm trên đường thẳng EF.



Chứng minh
KF cát đường tròn (O) tại G. Áp dụng bổ đề 1 tại bài viết của chu t tung về định lý Lyness ở trên, ta có G là điểm chính giữa cung BC. Gọi I là giao của AG với EF. Ta có
$\hat{IEK}=\hat{IAK}=\hat{FKD} \Rightarrow AEIK $ nội tiếp $\Rightarrow \hat{AIK} = \hat{EFK}=\hat{AEK} $
$\Rightarrow \Delta EFK $ ~ $\Delta IAK (g.g) \Rightarrow \hat{EKA}=\hat{GKI}=\hat{GIF} $
$\Rightarrow \Delta GIF $ ~ $\Delta GKI (g.g) \Rightarrow GI^2=GF.GK $
Lại cũng theo bổ đề 1 ta có $GC^2=GF.GK \Rightarrow GC=GI \Rightarrow $ I là tâm nội tiếp của $\Delta ABC $(theo bổ đề 2)
Xem thêm các hệ quả của định lý Lyness tại báo toán tuổi thơ 2 số 42 và 43
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:19 AM
trung anh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to trung anh For This Useful Post:
HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), nhox12764 (24-10-2011), ttttien77 (29-10-2009)
Old 17-08-2008, 05:42 PM   #12
chu t tung
+Thành Viên+
 
chu t tung's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 79
Thanks: 10
Thanked 27 Times in 15 Posts
I.23) Định lí Thébault
Định lí: Cho tam giác $ABC $ nội tiếp đường tròn $(O) $. $D $ là một điểm nằm trên cạnh $BC $. Đường tròn tâm $P $ tiếp xúc với 2 đoạn $AD,DC $ và tiếp xúc trong với $(O) $. Đường tròn tâm $Q $ tiếp xúc với 2 đoạn $AD,DB $ và tiếp xúc trong với $(O) $. Gọi $I $ là tâm nội tiếp tam giác $ABC $. Ta có: $P,I,Q $ thẳng hàng.
Chứng minh

Gọi $G,H $ lần lượt là tiếp điểm của $(Q) $ với $DB,AD $. Gọi $I $ là giao điểm của $EF $ và $GH $. Theo định lí lyness mở rộng(đã có trong bài của trung anh), $I $ là tâm nội tiếp tam giác $ABC $. Vậy ta chỉ cần chứng minh $P,I,Q $ thẳng hàng. Thật vậy, gọi $X,Y $ lần lượt là giao điểm của $GH $ và $DQ $; $EF $ và $DP $. Áp dụng định lí Thales ta có: $\frac{IX}{PD}=\frac{YD}{PD}=\frac{QX}{QD} $. Vậy , $P,I,Q $ thẳng hàng(dpcm)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
:facebowling:
Tình yêu như chiếc đồng hồ cát, khi trái tim được lấp đầy thì cái đầu trống rỗng.
---------------------------------------------------
The most important thing in this world is FAMILY.
It means Father And Mother, I Love You .....

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 21-08-2008 lúc 11:15 AM
chu t tung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to chu t tung For This Useful Post:
duycvp (18-10-2009), HeastLTT (20-03-2010), IMO 2010 (27-11-2010), luatdhv (14-03-2010), ttttien77 (29-10-2009)
Old 26-12-2010, 12:36 AM   #13
BMW
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: BMW
Bài gởi: 70
Thanks: 24
Thanked 22 Times in 17 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi chu t tung View Post
I.23) Định lí Thébault
Định lí: Cho tam giác $ABC $ nội tiếp đường tròn $(O) $. $D $ là một điểm nằm trên cạnh $BC $. Đường tròn tâm $P $ tiếp xúc với 2 đoạn $AD,DC $ và tiếp xúc trong với $(O) $. Đường tròn tâm $Q $ tiếp xúc với 2 đoạn $AD,DB $ và tiếp xúc trong với $(O) $. Gọi $I $ là tâm nội tiếp tam giác $ABC $. Ta có: $P,I,Q $ thẳng hàng.
Chứng minh

Gọi $G,H $ lần lượt là tiếp điểm của $(Q) $ với $DB,AD $. Gọi $I $ là giao điểm của $EF $ và $GH $. Theo định lí lyness mở rộng(đã có trong bài của trung anh), $I $ là tâm nội tiếp tam giác $ABC $. Vậy ta chỉ cần chứng minh $P,I,Q $ thẳng hàng. Thật vậy, gọi $X,Y $ lần lượt là giao điểm của $GH $ và $DQ $; $EF $ và $DP $. Áp dụng định lí Thales ta có: $\frac{IX}{PD}=\frac{YD}{PD}=\frac{QX}{QD} $. Vậy , $P,I,Q $ thẳng hàng(dpcm)

------------------------------


Chứng minh:$ \frac{IQ}{IP}=tan^{2}\frac{\widehat{ADC}}{2} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: BMW, 26-12-2010 lúc 12:38 AM Lý do: Tự động gộp bài
BMW is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 26-12-2010, 11:14 AM   #14
avip
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 392
Thanks: 135
Thanked 247 Times in 159 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi BMW View Post
------------------------------


Chứng minh:$ \frac{IQ}{IP}=tan^{2}\frac{\widehat{ADC}}{2} $
Phải là $\frac{IQ}{IP}=cot^{2}\frac{\widehat{ADC}}{2} $ mới đúng.
Ta có: $\frac{IQ}{IP} = \frac{YD}{YP} = \frac{YD/YE}{YP/YE} = \frac{\cot{\frac{ADC}{2}}}{\tan{\frac{ADC}{2}}} = \cot^2{\frac{ADC}{2}} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
avip is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to avip For This Useful Post:
BMW (26-12-2010)
Old 18-08-2008, 11:30 AM   #15
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
Trích:
Nguyên văn bởi chu t tung View Post
Cứ tiến độ này chắc sang năm mới cái đống kiến thức hình này vẫn ko hoàn thành nổi mất thôi !!!!! Mọi người cố gắng đóng góp đi chứ:hornytoro:
Chú yên tâm ,sẽ xong trong năm nay! :hornytoro:
Nếu anh còn sống đến cuối năm thì anh cam đoan điều đó.!:nemoflow:
Mọi người cứ cố gắng nhá!!!:hornytoro:
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sáng trưa chiều lo lắng biết bao điều, biết vâng lời lắng nghe em nhiều, thế mới là con ma được thương yêu.

thay đổi nội dung bởi: ma 29, 18-08-2008 lúc 11:34 AM
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to ma 29 For This Useful Post:
IMO 2010 (27-11-2010)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:09 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 137.47 k/156.13 k (11.95%)]