Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-06-2011, 08:31 PM   #1
Dungmathscope
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Đến từ: THPT chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 63
Thanks: 72
Thanked 66 Times in 31 Posts
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên đại học Vinh Năm 2011 vòng 2

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên đại học Vinh
Năm 2011.Môn thi: Toán-Vòng 2
(150 phút)
Câu 1:Cho phương trình $x^2-4x+m^2-3m=0 (1) $
1.Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm.
2. Giả sử $x_1,x_2 $ là hai nghiệm của phương trình (1).Hãy tìm các giá trị của m sao cho $x_1=x_2^2-4x_2 $
Câu 2:Tìm các số nguyên không âm a,b sao cho $a^2-b^2-5a+3b+4 $ là số nguyên tố
Câu 3:Giả sử x,y,z là các số thực không âm thoả mãn hệ thức: $x+y+z=8 $.Tìm GTLN của biểu thức:
$P=x^3y+y^3z+z^3x $
Câu 4:Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB.M là điểm bất kì trên đó.Gọi H thuộc AB sao cho MH vuông góc với AB.Tia phân giác góc $HMB $ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMH $ tại điểm thứ hai I và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $BMH $ tại điểm thứ hai J.
1.Gọi E,F là trung điểm MA,MB.CMR: E,I,F thẳng hàng.
2.Gọi K là trung điểm của IJ.Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác KEF theo R.
Câu 5: Bên trong hình lục giác đều có cạnh bằng 2 cho 81 điểm phân biệt.CMR:Tồn tại một hình vuông có cạnh bằng 1 chứa ít nhất 6 điểm trong các điểm đã cho.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Dungmathscope is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Dungmathscope For This Useful Post:
huynhcongbang (12-06-2011), stupidboy (15-06-2011)
Old 12-06-2011, 08:54 PM   #2
HBM
+Thành Viên Danh Dự+
 
HBM's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Đến từ: TP.HCM
Bài gởi: 1,027
Thanks: 250
Thanked 740 Times in 380 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới HBM
Trích:
Nguyên văn bởi Dungmathscope View Post
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên đại học Vinh
Năm 2011.Môn thi: Toán-Vòng 2
(150 phút)
Câu 1:Cho phương trình $x^2-4x+m^2-3m=0 (1) $
1.Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm.
2. Giả sử $x_1,x_2 $ là hai nghiệm của phương trình (1).Hãy tìm các giá trị của m sao cho $x_1=x_2^2-4x_2 $
Câu 2:Tìm các số nguyên không âm a,b sao cho $a^2-b^2-5a+3b+4 $ là số nguyên tố
Để choa khai mạc 2 bài ni

Bài 1:
a)Không vấn đề gì nhỉ

b)Giải hpt: $\begin{cases}\triangle ' \ge 0 \\ x_1+x_2 =4 \\ x_1. x_2=m^2-3m \\ x_1=x^2-4x_2 \end{cases} $

Bài 2:

Ta có $a^2-5a-b^2+3b+4= (a-b-1)(a+b-4) $

Đây là hợp số nên không tồn tại a và b để cái số ý là số nguyên tố
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
H.B.M

Trích:
Nguyên văn bởi Albert Einstein
Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.
Politics is for the present, but an equation is for eternity.
Qượt prés (wordpress) của mình: [Only registered and activated users can see links. ]

Phây bút (facebook) của mình: [Only registered and activated users can see links. ]


HBM is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to HBM For This Useful Post:
Dungmathscope (12-06-2011)
Old 12-06-2011, 09:04 PM   #3
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Dungmathscope View Post
Câu 4:Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB.M là điểm bất kì trên đó.Gọi H thuộc AB sao cho MH vuông góc với AB.Tia phân giác góc $HMB $ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMH $ tại điểm thứ hai I và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $BMH $ tại điểm thứ hai J.
1.Gọi E,F là trung điểm MA,MB.CMR: E,I,F thẳng hàng.
2.Gọi K là trung điểm của IJ.Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác KEF theo R.

1.
Dễ thấy rằng $MB $ là tiếp tuyến tại $M $ của $(AMH) $
Do đó $\widehat{HMI} = \widehat{BMI} = \widehat{IHM} $
$\Rightarrow IM=IH $ hay $I $ nằm trên trung trực của $MH $, chính là $EF $.
Vì vậy $E,I,F $ thẳng hàng.
2.
Gọi $K' $ là giao điểm của $MI $ với $(MHF) $
Ta có $I $ là tâm nội tiếp tam giác $MHF $ nên $K'I=K'H=K'F $.
Mặt khác, ta có $JH=JB $ nên $FJ \bot HB \Rightarrow IF \bot FJ $
$\widehat{IHJ} = \widehat{MHJ}-\widehat{MHI}=180^\circ-\widehat{BMJ}-\widehat{JBM}=90^\circ \Rightarrow IH \bot HJ $
Do đó $HIFJ $ nội tiếp, mà $K' $ là tâm nội tiếp $HIF $ nên $K'I=K'J \Rightarrow K \equiv K' $
Tóm lại thì $K \in (MHF) $. Suy ra $M,E,H,K,O,F $ đồng viên nên bán kính $(KEF) $ bằng $\frac{R}{2} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
Dungmathscope (12-06-2011)
Old 12-06-2011, 09:08 PM   #4
xuanquan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Bài gởi: 44
Thanks: 64
Thanked 26 Times in 12 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhdeptrai26 View Post
Để choa khai mạc 2 bài ni

[
Bài 2:

Ta có $a^2-5a-b^2+3b+4= (a-b-1)(a+b-4) $

Đây là hợp số nên không tồn tại a và b để cái số ý là số nguyên tố
có chắc đó là hợp số không? $1.2=2 $ là hợp số àh?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
xuanquan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-06-2011, 09:12 PM   #5
11112222
+Thành Viên+
 
11112222's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Địch Nhân Kiệt' house
Bài gởi: 55
Thanks: 15
Thanked 10 Times in 9 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhdeptrai26 View Post
Để choa khai mạc 2 bài ni



Bài 2:

Ta có $a^2-5a-b^2+3b+4= (a-b-1)(a+b-4) $

Đây là hợp số nên không tồn tại a và b để cái số ý là số nguyên tố
Đã phân tích được thành nhân tử rồi thì việc còn lại là
TH1 : a-b-1=1
TH2 : a+b-4=1
Bài bất đẳng thức :
Đây là một bất đẳng thức hoán vị , mới nhìn ta liên tưởng ngay đến bất đẳng thức Vasile nổi tiếng
$(x^2+y^2+z^2) > 3 (x^3 y+y^3 z+z^3 x $
Nhưng nó không làm được gì và sau đó tôi liên tưởng đến cách 2 sau
$(x^3/y + y^3 / z+ z ^3 /x )= (x^2+y^2+z^2)-xyz(x+y+z)- (xy^3 + yz^3+zx^3) $
Sử dụng đổi biến p,q,r ( chỉ là gọn khi dùng Schur)
$xyz(x+y+z) = 8 (xyz) > p(4q-p^2)/9 $ rồi thay p =a+b+c=8
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy
$ (xy^3 + yz^3+zx^3) > 3 (xy+yz+zx) - 2(x+y+z) = 3q-16 $
Đến đây thay vào bài rồi đi tìm max và
$(x^2+y^2+z^2)(xy+yz+xz) = (8^2 - 2q)q $
Nếu nhưcachs này không đúng thì theo tôi hướng đi tiếp theo là giả sử y nằm giữa x và z rồi nhân các tích ra ...
Đề trường bộ năm nay khó ở bài 3 và 5 , mình mà đi thi chắc... trượt
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Zip

thay đổi nội dung bởi: 11112222, 12-06-2011 lúc 09:25 PM
11112222 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 11112222 For This Useful Post:
Dungmathscope (14-06-2011)
Old 12-06-2011, 09:17 PM   #6
liverpool29
+Thành Viên+
 
liverpool29's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: hue
Bài gởi: 348
Thanks: 425
Thanked 560 Times in 237 Posts
Câu 4(cách khác)a)
Gọi giao điểm của MI và AB là X
Do MIHA nội tiếp nên: $\widehat{AIM}=\widehat{MHA}=90 ; \widehat{IAH}=\widehat{HMI}(1) $
Mà: $\widehat{HMB}=\widehat{MAB}(2) $
Từ (1) và (2) suy ra AI là phân giác $\widehat{MAB} $
Tam giác AMX có AI vừa là phân giác vừa là đường cao nên MI=IX, Hay I là trung điểm của MX. Từ đây suy ra đccm(do E,F là trung điểm MA,MB)
b)Ta có MF=FB=FI(đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)
Nên $\widehat{JMF}=\widehat{FJM} $
Suy ra $MH \parallel FJ $
SUy ra: $\widehat{JFI}=90 $(do $IF \parallel HB $
SUy ra $\widehat{KFI}=\widehat{KIF}=\widehat{MIE}=\widehat {EMI} $(do EM=EI)
Suy ra EMFK nội tiếp, nên $\widehat{EKF}=90 $
GỌi G là trung điểm EF
Bán kính đường tròn ngoại tiếp KEF là : EG=GF=GK=GM;
Do G là trung điểm EF, O là trung điểm AB suy ra M,G,O thẳng hàng.
Vậy bán kính đường tròn nội tiếp KEF là:$MG=\frac{1}{2}MO=\frac{1}{2}R $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: liverpool29, 12-06-2011 lúc 10:16 PM
liverpool29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to liverpool29 For This Useful Post:
Dungmathscope (14-06-2011), n.v.thanh (12-08-2011)
Old 12-06-2011, 09:30 PM   #7
NguyenNhatTan
+Thành Viên+
 
NguyenNhatTan's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: THPT Lào Cai 1
Bài gởi: 202
Thanks: 30
Thanked 246 Times in 122 Posts
Bài 3: Giả sử $x=max \{ x,y,z \} $

$P=x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x $ $\leq x^{3}y+x^{2}yz+\frac{1}{2}z^{3}x+\frac{1}{2}z^{3}x $

$\leq x^{3}y+x^{2}yz+\frac{zx^{3}}{2}+\frac{z^{2}x^{2}}{ 2} $

$=x^{2}(x+z)(y+\frac{z}{2}) $ $\leq x^{2}(x+z)(y+\frac{2}{3}z) $

$=3^{3}.[\frac{x}{3}.\frac{x}{3}.\frac{x+z}{3}.(y+\frac{2}{ 3}z)] $

$\leq 3^{3}.(\frac{x+y+z}{4})^{4}=432 $

Dấu "=" ....(x,y,z)=(6,2,0) và các hoán vị


[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: NguyenNhatTan, 12-06-2011 lúc 09:38 PM
NguyenNhatTan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to NguyenNhatTan For This Useful Post:
darkdevil (13-06-2011), Dungmathscope (12-06-2011), hoangcongduc (12-06-2011)
Old 12-06-2011, 09:32 PM   #8
HBM
+Thành Viên Danh Dự+
 
HBM's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Đến từ: TP.HCM
Bài gởi: 1,027
Thanks: 250
Thanked 740 Times in 380 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới HBM
Ấy ấy, choa đính chính lại bài 2 thêm 1 tí

Ta có: $A=(a-b-1)(a+b-4) $

Có 2 trường hợp:
$TH1: a-b-1=1 \Leftrightarrow a=b+2 $

Khi đó $A=2b-2=2(b-1) $

Vì A là số nguyên tố nên $b-1=1 \Leftrightarrow b=2 \Rightarrow a=4 $

$TH2: a+b-4=1 \Leftrightarrow a=-b+5 $

Khi đó $A=-2b+4=-2(b-2) $

Ta có A là số nguyên tố nên $b-2=-1 \Leftrightarrow b=1 \Rightarrow a=4 $

Vậy...
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
H.B.M

Trích:
Nguyên văn bởi Albert Einstein
Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.
Politics is for the present, but an equation is for eternity.
Qượt prés (wordpress) của mình: [Only registered and activated users can see links. ]

Phây bút (facebook) của mình: [Only registered and activated users can see links. ]


HBM is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to HBM For This Useful Post:
khoile101 (12-06-2011)
Old 12-06-2011, 09:33 PM   #9
khoile101
Banned
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: THPT Chuyen Ha tinh
Bài gởi: 75
Thanks: 58
Thanked 27 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi NguyenNhatTan View Post
Bài 3: Giả sử $x=max \{ x,y,z \} $ $P=x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x $ $\leq x^{3}y+x^{2}yz+\frac{1}{2}z^{3}x+\frac{1}{2}z^{3}x $ $\leq x^{3}y+x^{2}yz+\frac{zx^{3}}{2}+\frac{z^{2}x^{2}}{ 2} $ $=x^{2}(x+z)(y+\frac{z}{2}) $ $\leq x^{2}(x+z)(y+\frac{2}{3}z) $ $=3^{3}.[\frac{x}{n}.\frac{x}{n}.\frac{x+z}{n}.(y+\frac{2}{ 3}z)] $ $\leq 3^{3}.(\frac{x+y+z}{n+1})^{4}=432 $
là 3 chứ ko phải n,he2
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: khoile101, 12-06-2011 lúc 09:36 PM
khoile101 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-06-2011, 09:38 PM   #10
hien123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An
Bài gởi: 353
Thanks: 19
Thanked 261 Times in 165 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Dungmathscope View Post
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên đại học Vinh
Năm 2011.Môn thi: Toán-Vòng 2
(150 phút)
Câu 1:Cho phương trình $x^2-4x+m^2-3m=0 (1) $
1.Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm.
2. Giả sử $x_1,x_2 $ là hai nghiệm của phương trình (1).Hãy tìm các giá trị của m sao cho $x_1=x_2^2-4x_2 $
Câu 2:Tìm các số nguyên không âm a,b sao cho $a^2-b^2-5a+3b+4 $ là số nguyên tố
Câu 3:Giả sử x,y,z là các số thực không âm thoả mãn hệ thức: $x+y+z=8 $.Tìm GTLN của biểu thức:
$P=x^3y+y^3z+z^3x $
Câu 4:Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB.M là điểm bất kì trên đó.Gọi H thuộc AB sao cho MH vuông góc với AB.Tia phân giác góc $HMB $ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMH $ tại điểm thứ hai I và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $BMH $ tại điểm thứ hai J.
1.Gọi E,F là trung điểm MA,MB.CMR: E,I,F thẳng hàng.
2.Gọi K là trung điểm của IJ.Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác KEF theo R.
Câu 5: Bên trong hình lục giác đều có cạnh bằng 2 cho 81 điểm phân biệt.CMR:Tồn tại một hình vuông có cạnh bằng 1 chứa ít nhất 6 điểm trong các điểm đã cho.
Nhìn qua thì thấy bài BĐT là khó nhìn nhất.
Không mất tính tổng quát giả sử y nằm giữa x và z. Khi đó:
$z(y^{2}-z^{2})(x-y)\geq 0\Leftrightarrow xy^{2}z+z^{3}x\geq z^{3}x+y^{3}z $
Và $xyz\leq 3xz(x+z) $
Suy ra $P\leq y(x^{3}+z^{3}+xyz)\leq y(x+z)^{3} $
Mặt khác áp dụng BĐT AM-GM ta có:
$y(x+z)^{3}\leq \frac{27}{256}(x+y+z)^{4}=432 $
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=6, y=2, z=0
Vậy minP=432
Edit: Ồ thì ra đã có bạn giải trùng ý tưởng!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: hien123, 12-06-2011 lúc 09:40 PM
hien123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hien123 For This Useful Post:
Dungmathscope (14-06-2011)
Old 12-06-2011, 10:03 PM   #11
caubemetoan96
+Thành Viên+
 
caubemetoan96's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: CQT- BP
Bài gởi: 225
Thanks: 141
Thanked 74 Times in 56 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post

1.
Dễ thấy rằng $MB $ là tiếp tuyến tại $M $ của $(AMH) $
Do đó $\widehat{HMI} = \widehat{BMI} = \widehat{IHM} $
$\Rightarrow IM=IH $ hay $I $ nằm trên trung trực của $MH $, chính là $EF $.
Vì vậy $E,I,F $ thẳng hàng.
2.
Gọi $K' $ là giao điểm của $MI $ với $(MHF) $
Ta có $I $ là tâm nội tiếp tam giác $MHF $ nên $K'I=K'H=K'F $.
Mặt khác, ta có $JH=JB $ nên $FJ \bot HB \Rightarrow IF \bot FJ $
$\widehat{IHJ} = \widehat{MHJ}-\widehat{MHI}=180^\circ-\widehat{BMJ}-\widehat{JBM}=90^\circ \Rightarrow IH \bot HJ $
Do đó $HIFJ $ nội tiếp, mà $K' $ là tâm nội tiếp $HIF $ nên $K'I=K'J \Rightarrow K \equiv K' $
Tóm lại thì $K \in (MHF) $. Suy ra $M,E,H,K,O,F $ đồng viên nên bán kính $(KEF) $ bằng $\frac{R}{2} $
câu 1 em là giống anh Novae
câu 2 có khác một chút
ta có J là trung điểm cung HB suy ra $FJ \perp HB $ hay $FJ \perp EF $ suy ra $\Delta{IFJ} $ vuông tại F
mà K là trung điểm IJ suy ra $\widehat{KFI}=\widehat{KIF}=\widehat{EIM}=\widehat {IME} $ suy ra tứ giác EKFM nội tiếp
suy ra $\widehat{EKF}=90 $
từ đó suy ra bán kính của (KEF)= $\frac{R}{2} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Thieu Hong Thai
caubemetoan96 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to caubemetoan96 For This Useful Post:
Dungmathscope (14-06-2011)
Old 12-06-2011, 10:05 PM   #12
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Dungmathscope View Post
Câu 5: Bên trong hình lục giác đều có cạnh bằng 2 cho 81 điểm phân biệt.CMR:Tồn tại một hình vuông có cạnh bằng 1 chứa ít nhất 6 điểm trong các điểm đã cho.
Chia hình lục giác thành 16 phần như sau:

Trong đó $O $ là tâm lục giác; $G,J $ là trung điểm $AB,DE; M,N $ là trung điểm $OJ,OG; HL,IK $ là các đường thẳng qua $M,N $ và song song với $AB $.
Áp dụng nguyên lý Dirichlet, ta có ngay đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
Dungmathscope (14-06-2011)
Old 12-06-2011, 10:13 PM   #13
Kém Toán
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2011
Bài gởi: 30
Thanks: 36
Thanked 4 Times in 3 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhdeptrai26 View Post
Ấy ấy, choa đính chính lại bài 2 thêm 1 tí

Ta có: $A=(a-b-1)(a+b-4) $

Có 2 trường hợp:
$TH1: a-b-1=1 \Leftrightarrow a=b+2 $

Khi đó $A=2b-2=2(b-1) $

Vì A là số nguyên tố nên $b-1=1 \Leftrightarrow b=2 \Rightarrow a=4 $

$TH2: a+b-4=1 \Leftrightarrow a=-b+5 $

Khi đó $A=-2b+4=-2(b-2) $

Ta có A là số nguyên tố nên $b-2=-1 \Leftrightarrow b=1 \Rightarrow a=4 $

Vậy...
Thiếu mất hai trường hợp
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Kém Toán is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-06-2011, 10:57 PM   #14
hien123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An
Bài gởi: 353
Thanks: 19
Thanked 261 Times in 165 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 11112222 View Post
Đã phân tích được thành nhân tử rồi thì việc còn lại là
TH1 : a-b-1=1
TH2 : a+b-4=1
Bài bất đẳng thức :
Đây là một bất đẳng thức hoán vị , mới nhìn ta liên tưởng ngay đến bất đẳng thức Vasile nổi tiếng
$(x^2+y^2+z^2) > 3 (x^3 y+y^3 z+z^3 x $
Nhưng nó không làm được gì và sau đó tôi liên tưởng đến cách 2 sau
$(x^3/y + y^3 / z+ z ^3 /x )= (x^2+y^2+z^2)-xyz(x+y+z)- (xy^3 + yz^3+zx^3) $
Sử dụng đổi biến p,q,r ( chỉ là gọn khi dùng Schur)
$xyz(x+y+z) = 8 (xyz) > p(4q-p^2)/9 $ rồi thay p =a+b+c=8
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy
$ (xy^3 + yz^3+zx^3) > 3 (xy+yz+zx) - 2(x+y+z) = 3q-16 $
Đến đây thay vào bài rồi đi tìm max và
$(x^2+y^2+z^2)(xy+yz+xz) = (8^2 - 2q)q $
Nếu nhưcachs này không đúng thì theo tôi hướng đi tiếp theo là giả sử y nằm giữa x và z rồi nhân các tích ra ...
Đề trường bộ năm nay khó ở bài 3 và 5 , mình mà đi thi chắc... trượt
Sở dĩ cách làm trên không được vì dấu bằng của các đánh giá trên không trùng với điểm cực trị. Một điều khá thú vị là nếu ta bỏ điều kiện các biến không âm và thay bởi điều kiện các biến dương thì bài toán trở nên khó hơn rất nhiều
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hien123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-06-2011, 06:50 AM   #15
.::skyscape::.
+Thành Viên+
 
.::skyscape::.'s Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gởi: 27
Thanks: 49
Thanked 11 Times in 10 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhdeptrai26 View Post
Ấy ấy, choa đính chính lại bài 2 thêm 1 tí

Ta có: $A=(a-b-1)(a+b-4) $

Có 2 trường hợp:
$TH1: a-b-1=1 \Leftrightarrow a=b+2 $

Khi đó $A=2b-2=2(b-1) $

Vì A là số nguyên tố nên $b-1=1 \Leftrightarrow b=2 \Rightarrow a=4 $

$TH2: a+b-4=1 \Leftrightarrow a=-b+5 $

Khi đó $A=-2b+4=-2(b-2) $

Ta có A là số nguyên tố nên $b-2=-1 \Leftrightarrow b=1 \Rightarrow a=4 $

Vậy...
Bài này bác này thiếu 2 TH , và em làm cũng , hic ,mà mọi người thấy đề ĐHV năm nay thế nào ?
------------------------------
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Chia hình lục giác thành 16 phần như sau:

Trong đó $O $ là tâm lục giác; $G,J $ là trung điểm $AB,DE; M,N $ là trung điểm $OJ,OG; HL,IK $ là các đường thẳng qua $M,N $ và song song với $AB $.
Áp dụng nguyên lý Dirichlet, ta có ngay đpcm.
Bài này em nói S của lục giác này bằng ....( em ko nhớ rõ ) , chia thành 16 hình bằng nhau theo ddirrichlet thì có 1 hình chứa ít nhất 6 điểm mà S của các hình này <1 mà s hình vuông =1 ==> đpcm , cách này hơi sao sao chả hieeurddungs ko , viết bừa
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: .::skyscape::., 14-06-2011 lúc 06:53 AM Lý do: Tự động gộp bài
.::skyscape::. is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to .::skyscape::. For This Useful Post:
nhok_stubborn (20-06-2011)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:01 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 113.87 k/131.06 k (13.12%)]