Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Chọn Đội Tuyển Trường

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-08-2013, 11:04 AM   #1
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
[Vòng 2]Đề chọn đội tuyển trường THPT số 1, Bình Định

Ngày 1
Bài 1: Cho số thực dương $a$, xét dãy $(u_{n})$ thỏa: $au_{1} = 1$,$ u_{n}+u_{n}u_{n-1} = 1$.
a) Tính $u_{n}$ theo $a$ và $n$
b) Tìm giới hạn của $(u_{n})$.

Bài 2: Tìm các hàm số $f:R\rightarrow R$ thỏa mãn:
$f(1)=1$, $f(x)f(2y)+f(2x) +f(y)=f(2xy)+f(x)+f(x+y)$ với mọi số thực $x,y$

Bài 3: Giải hệ phương trình
$\left\{\begin{matrix}
\sqrt{x}+\sqrt{2y}+\sqrt{3z}=\sqrt{1+\sqrt{8xy} + \sqrt{12xz}+\sqrt{24yz}}\\ x^{2} + 4y^{2} + 3z = 2x +4y-16xy\\ x^{3}+8y^{3}=2xy

\end{matrix}\right.
$

Bài 4: Cho tam giác $ABC$, gọi $(O_{1}), (O_{2})$ là các đường tròn có tâm lần lượt thay đổi trên cạnh $AB, AC$ của tam giác.
Giả sử 2 đường tròn này cắt nhau tại 1 điểm $D$ thuộc $BC$.$ E, F$ lần lượt nằm trên $(O_{1}), (O_{2})$ sao cho $DE,DF$ vuông góc $AB,AC$.
a) Chứng minh trung điểm $EF$ di động trên 1 đường thẳng cố định.
b) $(O_{1})$ cắt $(O_{2})$ tại điểm thứ hai $M$ . Chứng minh tâm $(MEF)$ thuộc 1 đường thẳng cố định.

Bài 5:Trong 1 trò chơi có $2013$ bạn tham gia, BTC đưa cho mỗi bạn 1 số viên sỏi sao cho mỗi bạn đều nhận được ít nhất $1$ viên sỏi. Sau đó, BTC lần lượt hỏi $2$ bạn bất kỳ và ghi nhận số sỏi chênh lệch giữa $2$ bạn đó cho đến khi mỗi bạn đều được hỏi đúng $2012$ lần với 2012 bạn còn lại. Cuối cùng, BTC tính tổng số sỏi chênh lệch của các lần hỏi, gọi $k$ là tổng số sỏi chênh lệch đó. Xác định số viên sỏi ít nhất đã được phát ra nếu:
a) $k=6039$.
b) $k=6036$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ikariam123, 14-08-2013 lúc 06:54 PM
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to ikariam123 For This Useful Post:
cool hunter (16-08-2013), quocbaoct10 (14-08-2013), thaygiaocht (29-08-2013), trungno (15-09-2013)
Old 14-08-2013, 12:58 PM   #2
let_wind_go
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gởi: 46
Thanks: 25
Thanked 35 Times in 12 Posts
Bài 1 dãy đã xác định đâu nhỉ Phải có $u_2$ nữa chứ nhỉ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
let_wind_go is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to let_wind_go For This Useful Post:
ikariam123 (14-08-2013)
Old 14-08-2013, 02:43 PM   #3
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi let_wind_go View Post
Bài 1 dãy đã xác định đâu nhỉ Phải có $u_2$ nữa chứ nhỉ
đã chỉnh lại. Tks bạn
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-08-2013, 05:28 PM   #4
let_wind_go
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gởi: 46
Thanks: 25
Thanked 35 Times in 12 Posts
Xét dãy số Fibonacci $F_n$.
dùng quy nạp ta cm đc rằng $u_n=\frac{F_{n-1}a+F_{n-2}}{F_na+F_{n-1}}$
Chú ý $\lim_{n \to +\infty } \frac {F_n}{F_{n-1}}=\frac{1+\sqrt5}{2}$
và $\lim_{n \to +\infty } \frac {F_n}{F_{n-2}}=\frac{3+\sqrt 5}{2}$
nên $\lim_{n \to +\infty} u_n=\frac{\frac{1+\sqrt 5}{2}a+1}{\frac{3+\sqrt5}{2}a+\frac{1+\sqrt5}{2}}$


Bài 3 pt2 là $3z$ hay $9z^2$ nhỉ. nếu để như thế thì pt vô nghiệm còn sửa lại sẽ ra nghiệm đẹp
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: let_wind_go, 14-08-2013 lúc 05:44 PM
let_wind_go is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-08-2013, 06:09 PM   #5
quocbaoct10
+Thành Viên Danh Dự+
 
quocbaoct10's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa
Bài gởi: 539
Thanks: 292
Thanked 365 Times in 217 Posts
Câu 5 a đề có chuẩn không đó bạn ?
mình làm câu 5 b thế này:
gọi $a_1, a_2, ..., a_{2013}$ lần lượt là số sỏi của các bạn thứ 1, thứ 2,..., thứ 2013. dễ thấy sẽ có một số bạn có sỏi bằng nhau vì $k=6036 <C_{2013}^{2}$.Số bạn có số sỏi bằng nhau ít nhất là $2010$. Nếu có không nhiều hơn 2009 bạn có số lượng sỏi bằng nhau thì gọi a là số bạn có số sỏi bằng nhau thì $k>a.(2013-a)+(2013-a-1)+(2013-a-2)+...+1>6036 $(vô lí). Lần lượt xét các trường hợp: có 2012 bạn có số sỏi giống nhau,2011 bạn có số sỏi giống nhau, 2010 bạn có số sỏi giống nhau thì thấy TH: có 2012 bạn có a viên sỏi giống nhau và bạn còn lại có $b=a+3$ viên sỏi thỏa yêu cầu đề vì $k=2012(b-a)=6036$. Vì $a \ge 1$ nên lấy $a=1$ và $b=4$ được số sỏi ít nhất là 2016.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
i'll try my best.

thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 14-08-2013 lúc 06:11 PM
quocbaoct10 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to quocbaoct10 For This Useful Post:
hoang_kkk (15-08-2013), ikariam123 (16-08-2013)
Old 14-08-2013, 06:28 PM   #6
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
Bài 3 đúng là vô nghiệm, có thể đổi biến rồi dùng bdt để chứng minh nó vô nghiệm(có thể đây là dụng ý của ngừơi ra đề)
bài 5a đề đúng bạn ạ. Có thể c/m không tồn tại số sỏi nào để đạt được k =6039
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-08-2013, 10:33 AM   #7
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
Ngày 2

Bài 1: Tìm hằng số $k$ để bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực dương $a,b,c$:
$(a^{3}+k)^{3}+(b^{3}+k)^{3}+(c^{3}+k)^{3}\geq 3(abc+k)^{3}$

Bài 2: Cho số nguyên dương $n$. Xét tập $A=${$1;2;3;...;n$} và $n$ số nguyên dương $a_1,a_2,...a_n$ thỏa mãn $m\leq a_i\leq M$ với mọi $i\in A$, trong đó $m,M$ là các hằng số (1)
a) Cho $m=1$, tìm $M$ để với $n$ số nguyên dương $a_1,a_2,...a_n$ thỏa (1) thì luôn tồn tại các số nguyên phân biệt $x,y,z \in A$ để $a_x, a_y, a_z$ lập thành 3 cạnh 1 tam giác.
b) Cho $m=2013$, tìm $M$ để với $n$ số nguyên dương $a_1,a_2,...a_n$ thỏa (1) đề với mọi số nguyên phân biệt $x,y,z \in A$ thì $a_x, a_y, a_z$ lập thành 3 cạnh 1 tam giác.

Bài 3: Cho $BC$ là dây cung cố định của đường tròn $(O)$. $A$ là điểm di động trên cung $BC$ lớn. $BE, CF$ là các đường cao của tam giác $ABC$.
a) Chứng minh đường cao từ $E$ của tam giác $AEF$ đi qua 1 điểm cố định $P$, đường cao từ $F$ của tam giác $AEF$ đi qua 1 điểm cố định $Q$.
b) Chứng minh tỷ số $\frac{EP+EQ+FP+FQ}{EB+EC+FB+FC}$ không đổi.

Bài 4: Cho hình vuông $n\times n$ được chia làm các hình vuông đơn vị $1\times 1$. Từ các hình vuông đơn vị này, có thể lập được:
a) Bao nhiêu hình vuông nhỏ $m\times m$ với $m\leq n$ ? Tính tổng diện tích của chúng.
b) Bao nhiệu hình chữ nhật có diện tích $S=1320$ khi $n=2013$?

Bài 5: Cho 3 số nguyên dương $x,y,z$ thỏa: $x^{2}+y^{2}=z^{2}$
a) Chứng minh 3 số $x,y,z$ không thể cùng là số nguyên tố hay số chính phương.
b) Giả sử $z$ là số chính phương và $(x;y)=1$. Gọi $d$ là số ước số nguyên dương của $P=xyz$. Chứng minh $d\geq 24$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ikariam123, 17-08-2013 lúc 10:59 AM
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to ikariam123 For This Useful Post:
quocbaoct10 (17-08-2013), thaygiaocht (01-10-2013)
Old 17-08-2013, 05:56 PM   #8
quocbaoct10
+Thành Viên Danh Dự+
 
quocbaoct10's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa
Bài gởi: 539
Thanks: 292
Thanked 365 Times in 217 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ikariam123 View Post
Ngày 2

Bài 1: Tìm hằng số $k$ để bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực dương $a,b,c$:
$(a^{3}+k)^{3}+(b^{3}+k)^{3}+(c^{3}+k)^{3}\geq 3(abc+k)^{3}$
theo bđt AM-Gm, ta có
$(a^{3}+k)^{3}+(b^{3}+k)^{3}+(c^{3}+k)^{3} \ge 3(a^{3}+k)(b^{3}+k)(c^{3}+k)$. Tiếp tục áp dụng bđt Holder, ta có:
$(a^{3}+k)(b^{3}+k)(c^{3}+k) \ge (abc+k)^3$ vậy nên $(a^{3}+k)^{3}+(b^{3}+k)^{3}+(c^{3}+k)^{3}\ge 3(abc+k)^{3}$, dấu $"="$ xảy ra khi $k>0$ và $a=b=c$. Vậy nên với mọi $k>0$ thì bđt luôn đúng với mọi số thực dương $a,b,c$.
Bài 2 a):
với $M=2$, từ các số {1,2} ta không thể tìm được 1 bộ 3 số $x,y,z$ phân biệt để thỏa ycđb bài vì $1+1=2$ (điều này không thỏa bđt tam giác) nên $M \ge 3$. Ta sẽ chứng minh với mọi $M \ge 3$ có các TH mà không thể chọn ra 3 số thỏa ycđb. Vì $M \ge 3$ nên luôn chọn được 3 số $a,b,c \le M$ mà $a+b \le c$, Khi đó, chọn các giá trị cho các số $a_i$={a,b,c} thì $a_i$ luôn không tồn tại 3 số phân biệt thỏa ycđb nên chỉ tồn tại $M=1$ thỏa ycđb.
b). Ta sẽ chứng minh với mọi số $M \ge 4026$ thì luôn tồn tại 3 số $x,y,z$ sao cho $a_x+a_y \le a_z$. Ta chọn các giá trị của $a_i$ sao cho $a_i$={2013,4026}, khi đấy sẽ tồn tại $a_x=2013, a_y=2013, a_z=4026$ nên không thể lập thành 1 bộ 3 số là cạnh của tam giác. nếu $2013 \le M \le 4025$ thì khi đấy luôn tồn tại 2 số $a_x+a_y \ge 4026 >4025$ nên với 3 số $x,y,z$ phân biệt luôn có 3 số $a_x,a_y,a_z$ thỏa ycđb.
Bài 5.
a)dễ thấy nếu $x,y$ là 2 số nguyên tố thì $z$ chẵn nên 3 số $x,y,z$ không thể là số nguyên tố. Giả sử tồn tại 3 số $x,y,z$ sao cho chúng là số chính phương thì đặt $x=a^2,, y=b^2, z=c^2$ thì pt chuyển thành $a^4+b^4=c^4$. Chứng minh cái này vô nghiệm cũng quen thuộc rồi.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
i'll try my best.

thay đổi nội dung bởi: quocbaoct10, 17-08-2013 lúc 06:29 PM
quocbaoct10 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-08-2013, 08:19 PM   #9
tikita
Administrator

 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gởi: 157
Thanks: 2
Thanked 84 Times in 53 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi quocbaoct10 View Post
Bài 2 a):
với $M=2$, từ các số {1,2} ta không thể tìm được 1 bộ 3 số $x,y,z$ phân biệt để thỏa ycđb bài vì $1+1=2$ (điều này không thỏa bđt tam giác) nên $M \ge 3$. Ta sẽ chứng minh với mọi $M \ge 3$ có các TH mà không thể chọn ra 3 số thỏa ycđb. Vì $M \ge 3$ nên luôn chọn được 3 số $a,b,c \le M$ mà $a+b \le c$, Khi đó, chọn các giá trị cho các số $a_i$={a,b,c} thì $a_i$ luôn không tồn tại 3 số phân biệt thỏa ycđb nên chỉ tồn tại $M=1$ thỏa ycđb.
b). Ta sẽ chứng minh với mọi số $M \ge 4026$ thì luôn tồn tại 3 số $x,y,z$ sao cho $a_x+a_y \le a_z$. Ta chọn các giá trị của $a_i$ sao cho $a_i$={2013,4026}, khi đấy sẽ tồn tại $a_x=2013, a_y=2013, a_z=4026$ nên không thể lập thành 1 bộ 3 số là cạnh của tam giác. nếu $2013 \le M \le 4025$ thì khi đấy luôn tồn tại 2 số $a_x+a_y \ge 4026 >4025$ nên với 3 số $x,y,z$ phân biệt luôn có 3 số $a_x,a_y,a_z$ thỏa ycđb.
Kết quả của bạn sai rồi.
Câu a. Giá trị của $M=F_n-1$ với $F_n$ là dãy số thỏa mãn: $F_1=F_2=m=1,F_{n+2}=F_{n+1}+F_n$ với mọi $n>1$.
Câu b. Tương tự.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tikita is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tikita For This Useful Post:
ikariam123 (17-08-2013)
Old 17-08-2013, 08:21 PM   #10
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
Bài 1 ngày 2 mình nghĩ bạn giải chưa hoàn chỉnh, bạn chỉ mới c/m bdt đúng với k>0 chứ chưa c/m được đó là tất cả gt k đạt được ( rõ ràng k=0 vẫn thoả mãn)
------------------------------
Trích:
Nguyên văn bởi tikita View Post
Kết quả của bạn sai rồi.
Câu a. Giá trị của $M=F_n-1$ với $F_n$ là dãy số thỏa mãn: $F_1=F_2=m=1,F_{n 2}=F_{n 1} F_n$ với mọi $n>1$.
Câu b. Tương tự.
câu a, gt M đó là GTLN của M thôi bạn ạ.
Câu b không hề tương tự đâu bạn ạ (" tồn tại"# " với mọi")
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ikariam123, 17-08-2013 lúc 08:30 PM Lý do: Tự động gộp bài
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-08-2013, 08:50 PM   #11
quocbaoct10
+Thành Viên Danh Dự+
 
quocbaoct10's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Đến từ: THPT chuyên Lê Quý Đôn-Nha Trang-Khánh Hòa
Bài gởi: 539
Thanks: 292
Thanked 365 Times in 217 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi tikita View Post
Kết quả của bạn sai rồi.
Câu a. Giá trị của $M=F_n-1$ với $F_n$ là dãy số thỏa mãn: $F_1=F_2=m=1,F_{n+2}=F_{n+1}+F_n$ với mọi $n>1$.
Câu b. Tương tự.
bạn chứng minh hộ mình với
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
i'll try my best.
quocbaoct10 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2013, 11:16 PM   #12
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
thaygiaocht's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 165
Thanks: 793
Thanked 216 Times in 93 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ikariam123 View Post
Ngày 1
Bài 1: Cho số thực dương $a$, xét dãy $(u_{n})$ thỏa: $au_{1} = 1$,$ u_{n}+u_{n}u_{n-1} = 1$.
a) Tính $u_{n}$ theo $a$ và $n$
b) Tìm giới hạn của $(u_{n})$.

Bài 2: Tìm các hàm số $f:R\rightarrow R$ thỏa mãn:
$f(1)=1$, $f(x)f(2y)+f(2x) +f(y)=f(2xy)+f(x)+f(x+y)$ với mọi số thực $x,y$

Bài 3: Giải hệ phương trình
$\left\{\begin{matrix}
\sqrt{x}+\sqrt{2y}+\sqrt{3z}=\sqrt{1+\sqrt{8xy} + \sqrt{12xz}+\sqrt{24yz}}\\ x^{2} + 4y^{2} + 3z = 2x +4y-16xy\\ x^{3}+8y^{3}=2xy

\end{matrix}\right.
$

Bài 4: Cho tam giác $ABC$, gọi $(O_{1}), (O_{2})$ là các đường tròn có tâm lần lượt thay đổi trên cạnh $AB, AC$ của tam giác.
Giả sử 2 đường tròn này cắt nhau tại 1 điểm $D$ thuộc $BC$.$ E, F$ lần lượt nằm trên $(O_{1}), (O_{2})$ sao cho $DE,DF$ vuông góc $AB,AC$.
a) Chứng minh trung điểm $EF$ di động trên 1 đường thẳng cố định.
b) $(O_{1})$ cắt $(O_{2})$ tại điểm thứ hai $M$ . Chứng minh tâm $(MEF)$ thuộc 1 đường thẳng cố định.

Bài 5:Trong 1 trò chơi có $2013$ bạn tham gia, BTC đưa cho mỗi bạn 1 số viên sỏi sao cho mỗi bạn đều nhận được ít nhất $1$ viên sỏi. Sau đó, BTC lần lượt hỏi $2$ bạn bất kỳ và ghi nhận số sỏi chênh lệch giữa $2$ bạn đó cho đến khi mỗi bạn đều được hỏi đúng $2012$ lần với 2012 bạn còn lại. Cuối cùng, BTC tính tổng số sỏi chênh lệch của các lần hỏi, gọi $k$ là tổng số sỏi chênh lệch đó. Xác định số viên sỏi ít nhất đã được phát ra nếu:
a) $k=6039$.
b) $k=6036$
Đề căng thật! Xem ra đội BĐ năm nay mạnh.
Bài hình:
a) Ký hiệu các điểm như hình vẽ. Lấy $L' $ thuộc $B'C' $ sao cho $JL'//BB'. $ Khi đó theo Định lý Ta-lét $KL'//CC'. $ Hệ quả là $L'=L $ hay trung điểm của $EF $ thuộc $B'C' $ cố định.
b) Câu này có vẻ không đúng (hình vẽ).
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: thaygiaocht, 29-08-2013 lúc 11:24 PM
thaygiaocht is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to thaygiaocht For This Useful Post:
hongson_vip (30-08-2013), huynhcongbang (30-08-2013), ikariam123 (30-08-2013)
Old 30-08-2013, 07:31 PM   #13
ikariam123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 21
Thanks: 11
Thanked 11 Times in 5 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi thaygiaocht View Post
Đề căng thật! Xem ra đội BĐ năm nay mạnh.
Bài hình:
a) Ký hiệu các điểm như hình vẽ. Lấy $L' $ thuộc $B'C' $ sao cho $JL'//BB'. $ Khi đó theo Định lý Ta-lét $KL'//CC'. $ Hệ quả là $L'=L $ hay trung điểm của $EF $ thuộc $B'C' $ cố định.
b) Câu này có vẻ không đúng (hình vẽ).
Thành thật xin lỗi thầy và các chiến hữu. Mắt nhắm mắt mở đánh thiếu đề. Mình xin bổ sung như sau: $B,C$ lần lượt thuộc $(O_1),(O_2)$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ikariam123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to ikariam123 For This Useful Post:
thaygiaocht (30-08-2013)
Old 13-09-2013, 12:19 AM   #14
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
thaygiaocht's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 165
Thanks: 793
Thanked 216 Times in 93 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ikariam123 View Post
Thành thật xin lỗi thầy và các chiến hữu. Mắt nhắm mắt mở đánh thiếu đề. Mình xin bổ sung như sau: $B,C$ lần lượt thuộc $(O_1),(O_2)$
Như thế thì bài này khó. Có thế lấy thêm $K, L$ là giao điểm của đường thẳng chứa đường kính qua $A$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ với $B'C'$ và $(MEF)$ (như hình vẽ) rồi chứng minh $AK.AL= const$ để chỉa ra tâm của $(MEF)$ di động trên đường trung trực của $AL$ cố định.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thaygiaocht is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thaygiaocht For This Useful Post:
ikariam123 (15-09-2013)
Old 13-09-2013, 10:06 AM   #15
ThangToan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Đến từ: THPT chuyên Vĩnh Phúc
Bài gởi: 570
Thanks: 24
Thanked 537 Times in 263 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ikariam123 View Post
Ngày 1
Bài 2: Tìm các hàm số $f:R\rightarrow R$ thỏa mãn:
$f(1)=1$, $f(x)f(2y)+f(2x) +f(y)=f(2xy)+f(x)+f(x+y)$ với mọi số thực $x,y$
Thay $x=y=0 $ ta được: $f^2(0)=f(0) \Leftrightarrow f\left( 0 \right) = 0,f\left( 0 \right) = 1 $. Ta xét hai trường hợp:
TH1. $f(0)=1 $.
Thay $y=0 $ vào phương trình ta được: $f(x)+f(2x)+1=1+f(x)+f(x) $ hay $f(2x)=f(x) $ (1).
Từ (1) và phương trình ban đầu ta được:
$f(x)f(y)+f(x)+f(y)=f(xy)+f(x)+f(x+y) $ suy ra $f(x)f(y)+f(y)=f(xy)+f(x+y) $ (2).
Thay $y=1 $ vào (2) ta được: $f(x)+1=f(x)+f(x+1) $ suy ra $f(x+1)=1 $ hay $f(x)=1 $ với mọi số thực $x $. Thử lại thấy thỏa mãn.
TH2. $f(0)=0 $.
Thay $y=0 $ vào phương trình ta được:
$f(2x)=f(x)+f(x)=2f(x) $ (3).
Từ (3) và phương trình ban đầu ta được:
$2f(x)f(y)+f(x)+f(y)=2f(xy)+f(x+y) $ (4).
Trong (4) ta thay $y=1 $ ta được: $f(x+1)=f(x)+1 $ (5)
Trong (4) thay $x=y $ ta được:
$f^2(x)=f(x^2) $ (6).
Bằng quy nạp ta chỉ ra $f(n)=n $, n là số tự nhiên. Do đó
trong (4) thay $x=m/n, y=n, m,n>0 $ ta được:
$f\[\left( {\frac{m}{n}} \right) = \frac{m}{n}\] $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ThangToan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to ThangToan For This Useful Post:
ikariam123 (15-09-2013)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:54 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 111.07 k/127.63 k (12.97%)]