Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 21-04-2015, 01:45 PM   #1
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Ánh xạ tuyến tính liên tục

Cho $q,p,r$ là các số thực trong $(1,\infty)$ sao cho $\frac{1}{r}=\frac{1}{q}+\frac{1}{p}$.Cho $g$ thuộc $L^{q}(R^n)$ và đặt $T(u)=ug$ với mọi $u$ trong $L^{p}(R^n)$. Chứng minh $T$ ở trong $L(L^{p}(R^n),L^{r}(R^n))$ và $||T||=||g||_{q}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-04-2015, 08:02 PM   #2
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Cho $q,p,r$ là các số thực trong $(1,\infty)$ sao cho $\frac{1}{r}=\frac{1}{q}+\frac{1}{p}$.Cho $g$ thuộc $L^{q}(R^n)$ và đặt $T(u)=ug$ với mọi $u$ trong $L^{p}(R^n)$. Chứng minh $T$ ở trong $L(L^{p}(R^n),L^{r}(R^n))$ và $||T||=||g||_{q}$


Dùng bất đẳng thức Holder cho $p/r$ và $q/r$ ta được
$$\int |Tu|^r dx = \int |u|^r |g|^r dx \leq \left(\int |u|^p dx\right)^{\frac rp}\, \left(\int |g|^q dx\right)^{\frac rq} = \| u\|_p^r \|g\|_q^ r < \infty.$$
Do đó $Tu \in L^r$ và $\|Tu\|_r \leq \|g\|_q \|u^\|_p.$

Dễ kiểm tra $T$ là toán tử tuyến tính nên $T\in L(L^{p}(R^n),L^{r}(R^n))$. Và từ bất đẳng thức ở trên suy ra $\|T\| \leq \|g\|_q$.

Xét hàm $u(x) = g(x) |g(x)|^{\frac qp -1}$ nếu $g(x) \not =0$ và $u(x) =0$ nếu $g(x) = 0$. Khi đó
$$\|Tu\|_r = \|g\|_q^{\frac qr},\quad \|u\|_p = \|g\|_q^{\frac qp}.$$
Từ đó suy ra $\|T\| =\|g\|_q$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-04-2015, 09:25 PM   #3
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
Dùng bất đẳng thức Holder cho $p/r$ và $q/r$ ta được
$$\int |Tu|^r dx = \int |u|^r |g|^r dx \leq \left(\int |u|^p dx\right)^{\frac rp}\, \left(\int |g|^q dx\right)^{\frac rq} = \| u\|_p^r \|g\|_q^ r < \infty.$$
Do đó $Tu \in L^r$ và $\|Tu\|_r \leq \|g\|_q \|u^\|_p.$

Dễ kiểm tra $T$ là toán tử tuyến tính nên $T\in L(L^{p}(R^n),L^{r}(R^n))$. Và từ bất đẳng thức ở trên suy ra $\|T\| \leq \|g\|_q$.

Xét hàm $u(x) = g(x) |g(x)|^{\frac qp -1}$ nếu $g(x) \not =0$ và $u(x) =0$ nếu $g(x) = 0$. Khi đó
$$\|Tu\|_r = \|g\|_q^{\frac qr},\quad \|u\|_p = \|g\|_q^{\frac qp}.$$
Từ đó suy ra $\|T\| =\|g\|_q$.
Em muốn hỏi anh tại sao :
$$\|Tu\|_r = \|g\|_q^{\frac qr},\quad \|u\|_p = \|g\|_q^{\frac qp}.$$
Từ đó suy ra $\|T\| =\|g\|_q$.
------------------------------
Tiện em cũng có 1 bài khá tương tự như thế nhưng $L^r(R^n)$ thay bằng $R$ thì để chứng minh Tu liên tục thì $||Tu||$ sẽ được tính như thế nào anh đề bài khong hề nói?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: MathForLife, 21-04-2015 lúc 09:44 PM Lý do: Tự động gộp bài
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-04-2015, 12:01 AM   #4
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Em muốn hỏi anh tại sao :
$$\|Tu\|_r = \|g\|_q^{\frac qr},\quad \|u\|_p = \|g\|_q^{\frac qp}.$$
Từ đó suy ra $\|T\| =\|g\|_q$.
------------------------------
$$\|T\| = \sup_{v\not=0} \frac{\|Tv\|_r}{\|v\|_p} \geq \frac{\|Tu\|_r}{\|u\|_p} = \|g\|_q,$$
với $u$ là hàm được chọn ở trên. Do $\|T\| \leq \|g\|_q$ (đã chứng minh). Từ đó suy ra $\|T\| = \|g\|_q$.

Về câu hỏi sau của bạn thì bạn nên viết rõ ràng đề bài ra
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
MathForLife (22-04-2015)
Old 22-04-2015, 12:26 AM   #5
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Cho $q,p,$ là các số thực trong $(1,\infty)$ sao cho $1=\frac{1}{q}+\frac{1}{p}$.Cho $g$ thuộc $L^{q}(R^n)$ và đặt $T(u(t))=\int_{R^{n}}u(t)g(t)dt$ với mọi $u$ trong $L^{p}(R^n)$. Chứng minh $T$ ở trong $L(L^{p}(R^n),R)$ và $||T||=||g||_{q}$
Đây anh!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-04-2015, 03:37 AM   #6
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Cho $q,p,$ là các số thực trong $(1,\infty)$ sao cho $1=\frac{1}{q}+\frac{1}{p}$.Cho $g$ thuộc $L^{q}(R^n)$ và đặt $T(u(t))=\int_{R^{n}}u(t)g(t)dt$ với mọi $u$ trong $L^{p}(R^n)$. Chứng minh $T$ ở trong $L(L^{p}(R^n),R)$ và $||T||=||g||_{q}$
Đây anh!
Bài này làm như trước thôi. Vì $Tu$ là số thực nên $\|Tu\|$ chính là $|Tu|$.
Dùng bất đẳng thức Holder sẽ suy ra $\|T\| \leq \|g\|_q$. Để chứng minh bất đẳng thức ngược lại thì bạn chọn hàm $u(x) = g(x) |g(x)|$ nếu $g(x)\not=0$ và $u(x) =0$ nếu $g(x) =0$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
MathForLife (07-06-2015)
Old 22-04-2015, 06:13 AM   #7
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
Bài này làm như trước thôi. Vì $Tu$ là số thực nên $\|Tu\|$ chính là $|Tu|$.
Dùng bất đẳng thức Holder sẽ suy ra $\|T\| \leq \|g\|_q$. Để chứng minh bất đẳng thức ngược lại thì bạn chọn hàm $u(x) = g(x) |g(x)|$ nếu $g(x)\not=0$ và $u(x) =0$ nếu $g(x) =0$.
Em biết anh nhưng em thắc mắc là ở trong R thì nó sẽ là $|Tu|$ hay là $sup |Tu|$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-04-2015, 06:56 AM   #8
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Em biết anh nhưng em thắc mắc là ở trong R thì nó sẽ là $|Tu|$ hay là $sup |Tu|$
$Tu$ là một số, không phải là hàm số thì sao phải lấy $\sup$?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-04-2015, 12:50 AM   #9
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
$Tu$ là một số, không phải là hàm số thì sao phải lấy $\sup$?
Cái chỗ này hình như em chưa thông suốt . Để chứng minh $T$ liên tục thì chứng minh khi $||u_n-u||<\delta$ có $||T(u_n)-T(u)||<\epsilon$
Cái $Tu$ đó em hình dung nó là $1$ tuyến tính của hàm $u$ tức là nó vẫn chưa là số anh ạ . Tức ý em là để chứng minh $Tu$ thuộc $L^{r}(R^n)$ thì chuẩn $||T(u(t))||$ như anh nói là $1$ số còn chứng minh nó liên tục thì nó phải là sup. Thực ra mấy cái chỗ này em chưa được dạy. Có gì anh chỉ hộ em
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-04-2015, 09:45 AM   #10
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Cái chỗ này hình như em chưa thông suốt . Để chứng minh $T$ liên tục thì chứng minh khi $||u_n-u||<\delta$ có $||T(u_n)-T(u)||<\epsilon$
Cái $Tu$ đó em hình dung nó là $1$ tuyến tính của hàm $u$ tức là nó vẫn chưa là số anh ạ . Tức ý em là để chứng minh $Tu$ thuộc $L^{r}(R^n)$ thì chuẩn $||T(u(t))||$ như anh nói là $1$ số còn chứng minh nó liên tục thì nó phải là sup. Thực ra mấy cái chỗ này em chưa được dạy. Có gì anh chỉ hộ em

Với ánh xạ tuyến tính $T: X \to Y$ giữa các không gian định chuẩn $X,Y$ thì tính liên tục tương đương với tính bị chặn nên không cần dùng ngôn ngữ $\epsilon - \delta$ để chứng minh liên tục, chỉ cần chỉ ra $\|Tx\|_Y \leq C \| x\|_X$ là đủ.

Quay lại với bài toán của bạn thì ánh xạ $T$ của bạn định nghĩa bởi
$$T(u(t)) = \int_{\mathbf{R}^n} u(t) g(t) dt.$$
Bạn để ý kĩ là cái $T(u(t))$ không phụ thuộc vào $t$ (vì tích phân vế phải là 1 số), có thể cách viết $T(u(t))$ làm bạn hiểu nhầm nó phụ thuộc vào $t$ và là một hàm số.

Ps: Mình chỉ giải thích được đến đây thôi, nếu bạn chưa hiểu rõ có thể hỏi thêm ai đó có kỹ năng sư phạm tốt hơn mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
MathForLife (23-04-2015)
Old 07-06-2015, 09:55 PM   #11
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
$$\|T\| = \sup_{v\not=0} \frac{\|Tv\|_r}{\|v\|_p} \geq \frac{\|Tu\|_r}{\|u\|_p} = \|g\|_q,$$
với $u$ là hàm được chọn ở trên. Do $\|T\| \leq \|g\|_q$ (đã chứng minh). Từ đó suy ra $\|T\| = \|g\|_q$.

Về câu hỏi sau của bạn thì bạn nên viết rõ ràng đề bài ra
Sau khi chọn u thì làm sao tính được ra $$\frac{\|Tu\|_r}{\|u\|_p} = \|g\|_q$$ hả anh?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-06-2015, 12:05 AM   #12
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Sau khi chọn u thì làm sao tính được ra $$\frac{\|Tu\|_r}{\|u\|_p} = \|g\|_q$$ hả anh?
Vì chú đề nghị anh trả lời nên anh mới hỏi lại chú, chứ anh thấy mọi thứ sáng sủa rõ ràng rồi, và có lẽ chú mắc cái tật ôm đồm, không làm chi tiết. Câu hỏi của anh:

Thế công thức cụ thể của $u$ là gì? Khi có công thức thì mới biết cần phải tính cái gì.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-06-2015, 01:25 AM   #13
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Em có viết công thức ra và nhân lại nó không bằng nên em mới hỏi anh ạ chứ tới đó thì tự làm được rồi ạ! Chẳng là vì em ngu chứ k phải vì cái lí do kia anh! Bởi bản thân em có làm cũng làm như anh 12345 thôi anh!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-06-2015, 05:05 AM   #14
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Em có viết công thức ra và nhân lại nó không bằng nên em mới hỏi anh ạ chứ tới đó thì tự làm được rồi ạ! Chẳng là vì em ngu chứ k phải vì cái lí do kia anh! Bởi bản thân em có làm cũng làm như anh 12345 thôi anh!
Thì anh yêu cầu chú viết cụ thể lại công thức của chú ra, để anh xem vì sao nó không bằng. Câu hỏi của chú, trả lời của anh 123456, thì liên quan đếch gì tới anh mà chú đòi anh phải đọc hết cả topic?

Chú muốn anh giúp, thì chú viết cụ thể cái công thức chú đang tính toán là gì, để anh nhòm xem có vấn đề gì. Còn nếu chú cứ nghĩ rằng người khác nghĩ chú ngu với đần, thì chú đừng hỏi nữa.

Chú nghĩ mấy thằng học giỏi Toán là do chúng nó bẩm sinh giỏi à? Ai cũng phải là thằng ngu trước, rồi mới khôn ra.

Nhắc lại: anh không biết $u$ là cái gì, công thức ra sao? Anh không biết, thế nên anh mới hỏi. Vậy thôi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-06-2015, 08:38 AM   #15
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Thì anh yêu cầu chú viết cụ thể lại công thức của chú ra, để anh xem vì sao nó không bằng. Câu hỏi của chú, trả lời của anh 123456, thì liên quan đếch gì tới anh mà chú đòi anh phải đọc hết cả topic?

Chú muốn anh giúp, thì chú viết cụ thể cái công thức chú đang tính toán là gì, để anh nhòm xem có vấn đề gì. Còn nếu chú cứ nghĩ rằng người khác nghĩ chú ngu với đần, thì chú đừng hỏi nữa.

Chú nghĩ mấy thằng học giỏi Toán là do chúng nó bẩm sinh giỏi à? Ai cũng phải là thằng ngu trước, rồi mới khôn ra.

Nhắc lại: anh không biết $u$ là cái gì, công thức ra sao? Anh không biết, thế nên anh mới hỏi. Vậy thôi.
Với $$u(x)=g(x)|g(x)|$$
$$||T(u)||=|\int_{R^n} u(t)g(t)dt|$$
$$||u(x)||_{p}=(\int_{R^n} |u(t)|^{p})^{\frac{1}{p}}=(\int_{R^n} |g(t)|g(t)||^{p})^{\frac{1}{p}}$$
$$||g(x)||_{q}=(\int_{R^n} |g(t)|^{q})^{\frac{1}{q}}$$
Giờ em nhân lại nó không bằng nhau anh.
$$||T(u)||=||u||_{p}||g||_{q}$$

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: MathForLife, 08-06-2015 lúc 08:46 AM
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:38 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 106.10 k/122.30 k (13.24%)]