Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 27-10-2012, 03:17 AM   #1
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Hội tụ của chuỗi điều hoà

Ai cũng biết chuỗi
$\sum x^n/n $
không hội tụ khi $x=1 $. Chứng minh rằng chuỗi này hội tụ có điều kiện cho bất kì $|x|=1 $ nào khác.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 27-10-2012, 11:41 AM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Nghĩa là với mọi $|x| = 1$ mà $x\neq 1,$ thì chuỗi đã cho hội tụ. Bài toán đẩy về chuỗi lượng giác, nhưng 99 chưa nghĩ ra cách Ở ngôn ngữ hàm phức thì có nghĩa đây là một hàm chỉnh hình trên đĩa $D = \{z\in \mathbb{C}~:~ |z|<1\}$ thác triển liên tục lên đường tròn $\mathbb{S}^1 \backslash\{1\}$ (phát biểu như thế nghe hoành tráng hơn tý ).

@elfking : em nên dùng thẻ $ cho tiện.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 27-10-2012, 12:14 PM   #3
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Em nghĩ là có thể dùng $\sum x^n/n=-log(1-x)$ khi $x<1$ để chứng minh là chuỗi bị chặn khi ở gần $e^{i\theta}$, nhưng mà không rành hội tụ có điều kiện nên không viết được chứng minh mà cũng chả biết làm thế có đúng không.
Thứ hai nữa là em định dùng cái này để chứng minh L-hàm Dirichlet là hàm chỉnh hình trên toàn bộ mặt phẳng phức, còn hàm Riemann zeta lại có cực ở 0 và 1. Vấn đề là khi mình chọn $x=e^{i\theta}$ thì tử số vẫn không hoàn toàn giống với bất cứ một cái Dirichlet character nào. Em không biết là có cách nào so sánh chuỗi điều hoà ở trên với L-hàm Dirichlet ở điểm $s=1$ không.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 27-10-2012, 04:13 PM   #4
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Ừm, mấy cái chuỗi Fourier này anh quên cả rồi nhưng chứng minh chuỗi lượng giác ở trên hội tụ thì hoàn toàn có thể làm được bằng cách nhóm tổng Abel. Anh đoán vậy.

Vậy là em đang học mấy cái về L-hàm? Có gì lúc nào anh đọc lại giải tích Fourier.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 02:02 AM   #5
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi elfking View Post
Ai cũng biết chuỗi
$\sum x^n/n $
không hội tụ khi $x=1 $. Chứng minh rằng chuỗi này hội tụ có điều kiện cho bất kì $|x|=1 $ nào khác.
Giả sử $x\not=1$. Đặt $u_m = \sum_{k=1}^m\frac{x^k}{k}$ và $S_m = \sum_{k=1}^mx^k = x\frac{x^m -1}{x-1}$.
Do đó $|S_m|\leq \frac{2}{|x-1|}$ với mọi $m$.
với mọi $n,p\geq 0$ ta có
$$ u_{n+p}-u_n =\sum_{k=1}^p \frac{x^{n+k}}{n+k} =\sum_{k=1}^p\frac{S_{n+k}-S_{n+k-1}}{n+k} = \frac{S_{n+p}}{n+p}-\frac{S_{n}}{n+1} +\sum_{k=1}^{p-1}S_{n+k}(\frac{1}{n+k} -\frac{1}{n+k+1}).$$
Do đó
$$ |u_{n+p}-u_n|\leq \frac{2}{|x-1|}\bigg( \frac{1}{n+p} + \frac{1}{n+1} + \sum_{k=1}^{p-1}\frac{1}{n+k} -\frac{1}{n+k+1}\bigg) = \frac{4}{|x-1|}\frac{1}{n+1}.$$
Sử dụng tiêu chuẩn Cauchy suy ra chuỗi hội tụ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to 123456 For This Useful Post:
batigoal (28-10-2012), elfking (29-10-2012), Galois_vn (29-10-2012), Phudinhgioihan (12-11-2012)
Old 28-10-2012, 05:07 AM   #6
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Lời giải hay quá, cám ơn bạn 123456 nhiều.
Như vậy là tất cả đều nhờ vào sự hội tụ của $\sum x^n$ khi $x\not=1$, và ta có thể chứng minh tương tự như thế hội tụ của $\sum a_n x^n$ khi $x\not=1$ miễn là $a_n\rightarrow 0$. Nghe bá đạo ra phết, tại vì $a_n$ có thể tiến tới 0 cực kì chậm, như $1/log(log(log n))$. Nhưng xét cho cùng tất cả đều không khó như $\sum x^n$ (ở đây dãy $a_n$ thậm chí không tiến đến 0), cho nên đúng là một khi đã chứng minh dãy này hội tụ rồi là có thể yên tâm.
Bài này cho mình thêm rất nhiều trực quan về vấn đề hội tụ.
Còn nếu dùng Fourier để giải như anh 99 nói thì đúng là đơn giản vì hàm $-log(1-x)$ liên tục ở $x\not=1$ nên khai triển Fourier hội tụ và bằng $-log(1-x)$. Nhưng cách này chắc là không làm được cho chuỗi với hệ số $1/log(log(log n))$ (chuẩn $L^2$ của chuỗi này là vô cùng). Vậy là phương pháp sơ cấp hơn lại khoẻ hơn
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-10-2012, 03:51 PM   #7
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Ờ, anh không hề biết cách nào dùng chuỗi Fourier cả cái anh nghĩ là dùng phương pháp tổng Abel (Abel summation) giống như anh 123456. Cái mà anh 123456 làm chính là tổng Abel đấy. Nếu em học giải tích Fourier rồi thì không thể thiếu kỹ thuật này được.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 02:39 AM   #8
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Hê hê, tìm mãi mới được nút Thanks. Để bao giờ em phải tra lại cách chứng minh là khai triển Fourier hội tụ đến giá trị của hàm nếu hàm liên tục tại điểm đấy mới được, có khi là dùng khai triển Abel thật, mà nếu như thế thì yếu hơn không có gì là lạ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 10:35 AM   #9
Galois_vn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Konoha
Bài gởi: 899
Thanks: 372
Thanked 362 Times in 269 Posts
Thử nhen!
$x=e^{i\theta}, \theta\neq 2k\pi. $

Qui bài toán về việc chứng minh
$\sum \frac{\cos{n\theta}}{n}, \sum \frac{\sin{n\theta}}{n} $hội tụ.
$\sum \frac{\cos{n\theta}}{n}\le \frac{2}{|\sin{\frac{x}{2}}|} $, $\sum \frac{\sin{n\theta}}{n}\le \frac{2}{|\sin{\frac{x}{2}}|} $ và$ \frac{1}{n} $ dương giảm, hội tụ về 0 nên theo tiêu chuẩn Dirichlet có chuỗi hội tụ[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Galois_vn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Galois_vn For This Useful Post:
elfking (30-10-2012)
Old 29-10-2012, 12:26 PM   #10
elfking
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Bài gởi: 29
Thanks: 7
Thanked 7 Times in 6 Posts
Lại một cách giải hay bạn Galoi_vn giải thích hộ mình vì sao $\sum cos n\theta /n\leq 2/|sin x/2|$ với.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
elfking is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 04:35 PM   #11
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Galois_vn View Post
$\sum \frac{\cos{n\theta}}{n}\le \frac{2}{|\sin{\frac{x}{2}}|} $, $\sum \frac{\sin{n\theta}}{n}\le \frac{2}{|\sin{\frac{x}{2}}|} $ và$ \frac{1}{n} $ dương giảm, hội tụ về 0 nên theo tiêu chuẩn Dirichlet có chuỗi hội tụ[Only registered and activated users can see links. ]
Đoạn này anh viết nhầm rồi Chính xác phải là $\sum \cos{n\theta} \le \frac{2}{|\sin{\frac{\theta}{2}}|} $, $\sum \sin{n\theta} \le \frac{2}{|\sin{\frac{\theta}{2}}|} $.

Có điều này là do $\sum_{i=1}^n \cos(kx) = \frac{\sin\frac{nx}{2} \cdot \cos\frac{(n+1)x}{2}}{\sin\frac{x}{2}} $ và $\sum_{i=1}^n \sin(kx) = \frac{\sin\frac{nx}{2} \cdot \sin\frac{(n+1)x}{2}}{\sin\frac{x}{2}} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
Galois_vn (29-10-2012)
Old 29-10-2012, 05:20 PM   #12
Galois_vn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Konoha
Bài gởi: 899
Thanks: 372
Thanked 362 Times in 269 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Đoạn này anh viết nhầm rồi Chính xác phải là $\sum \cos{n\theta} \le \frac{2}{|\sin{\frac{\theta}{2}}|} $, $\sum \sin{n\theta} \le \frac{2}{|\sin{\frac{\theta}{2}}|} $.

Có điều này là do $\sum_{i=1}^n \cos(kx) = \frac{\sin\frac{nx}{2} \cdot \cos\frac{(n+1)x}{2}}{\sin\frac{x}{2}} $ và $\sum_{i=1}^n \sin(kx) = \frac{\sin\frac{nx}{2} \cdot \sin\frac{(n+1)x}{2}}{\sin\frac{x}{2}} $.
Copy dán và ước lượng cái tổng mà không nhớ công thức lượng giác
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Galois_vn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-10-2012, 01:45 AM   #13
magician_14312
Moderator
 
magician_14312's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Solar System
Bài gởi: 367
Thanks: 201
Thanked 451 Times in 220 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Galois_vn View Post
Thử nhen!
$x=e^{i\theta}, \theta\neq 2k\pi. $

Qui bài toán về việc chứng minh
$\sum \frac{\cos{n\theta}}{n}, \sum \frac{\sin{n\theta}}{n} $hội tụ.
Em sử dụng chuỗi Fourier, tính được $\displaystyle \sum _{n=1}^{\infty}\frac{\sin{n\theta}}{n}$, còn chuỗi $\displaystyle \sum _{n=1}^{\infty}\frac{\cos{n\theta}}{n}$ hình như không tính được.

Khai triển hàm số $f(x)=\dfrac{\pi-x}{2}$ trong khoảng $(0,2\pi)$, các hệ số Fourier lần lượt là:
$$a_0=\frac{1}{\pi}\int_{0}^{2\pi}\frac{\pi-x}{2}dx=\left. \frac{1}{2\pi}\left ( \pi x-\frac{x^2}{2} \right ) \right |_{0}^{2\pi}=0$$
$$\begin{align*}
a_n&=\frac{1}{\pi}\int_{0}^{2\pi}\frac{\pi-x}{2}\cos nx dx \\
&= \left. \frac{1}{2\pi}\left ( \pi -x \right ) \frac{\sin nx}{n}\right |_{0}^{2\pi}-\frac{1}{2\pi} \int_{0}^{2\pi}\sin nx dx=0.
\end{align*}$$
$$\begin{align*}
b_n&=\frac{1}{\pi}\int_{0}^{2\pi}\frac{\pi-x}{2}\sin nx dx \\
&= \left. -\frac{1}{2\pi}\left ( \pi -x \right ) \frac{\cos nx}{n}\right |_{0}^{2\pi}-\frac{1}{2\pi} \int_{0}^{2\pi}\cos nx dx=\frac{1}{n}.
\end{align*}$$
Vậy với $0<x<2\pi$, ta có:
$$\sum_{n=1}^{\infty} \frac{\sin nx}{n}=\frac{\pi -x}{2}$$.
_____________________
Ngoài ra cũng có thể chứng minh công thức trên bằng cách sử dụng định lý Lagrange. Ta có tổng chuỗi
$$\sum_{n=1}^{\infty} \cos x=\dfrac{\sin \frac{nx}{2} \cos\frac{(n+1)x}{2}}{\sin \frac{x}{2}}=\frac{\sin \left ( n+\frac{1}{2} \right )x}{2\sin \frac{x}{2}}-\frac{1}{2}.$$
Xét hàm số
$$f_n(x)=\sum_{n=1}^{\infty}\frac{\sin nx}{n}+\frac{\cos \left ( n+\frac{1}{2} \right )x}{(2n+1)\sin \frac{x}{2}}+\frac{x}{2}$$
khả vi trên $(0, 2 \pi)$ và $\displaystyle \lim_{n \to \infty} f'_n(x)=0$. Sử dụng định lý Lagrange, có:
$$f_n(x)-f_n(\pi)=f'_n(x)(x-\pi)$$
Cho $n$ tiến ra $\infty$, thu được
$$\sum_{n=1}^{\infty}\frac{\sin nx}{n}+\frac{x-\pi}{2}=0 \Leftrightarrow \sum_{n=1}^{\infty}\frac{\sin nx}{n}=\frac{\pi -x}{2}.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
...THE MILKY WAY...
magician_14312 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to magician_14312 For This Useful Post:
99 (30-10-2012), elfking (30-10-2012), Phudinhgioihan (12-11-2012)
Old 30-10-2012, 01:58 AM   #14
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Chẹp, chú Kiên tìm được cái hàm đẹp quá
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-10-2012, 06:33 AM   #15
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi magician_14312 View Post
còn chuỗi $\displaystyle \sum _{n=1}^{\infty}\frac{\cos{n\theta}}{n}$ hình như không tính được.
$$\sum _{n=1}^{\infty}\frac{\cos{n\theta}}{n} = \frac{1}{2}\ln(2(1 - \cos\theta)),\quad\ 0< \theta < 2\pi.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to 123456 For This Useful Post:
99 (30-10-2012), magician_14312 (30-10-2012), Phudinhgioihan (12-11-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:29 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 94.67 k/109.64 k (13.66%)]