Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Đại Số/Algebra

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-12-2007, 11:24 AM   #1
lac
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
1,Cho p là số nguyên tố và F là một trường với $|F|=p^2 $. Chứng minh rằng có a trong F để $a^2=5 $. Phát biểu và chứng minh kết quả tổng quát.

2,F là một trường hữu hạn. Chứng minh rằng có một đa thức bất khả quy trên F có bậc n với mỗi n.

3,Chứng minh rằng $\mathbb{F}_4=\mathbb{F}_2(\alpha) $ , ở đó $\alpha^2+\alpha+1=0 $.

4,Xác định phân tích của $x^4+1 $ trên $\mathbb{F}_3 $.

5,Chứng minh rằng $x^4-7 $ bất khả quy trên $\mathbb{F}_5 $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: modular, 28-02-2008 lúc 03:41 PM
lac is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-12-2007, 02:57 PM   #2
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
2, Giả sử $|F|=p^k $ và G là một trường hữu hạn với $|G|=p^{nk} $. Vì $nk=[G:\mathbb{F}_p]=[G:F][F:\mathbb{F}_p]=[G:F]k $ nên [G:F]=n. Mở rộng G/F phải là mở rộng đơn vì cả G và F là các trường hữu hạn, viết G=F(u) thì đa thức tối tiểu của u trên F chính là đa thức thỏa mãn.

4, $x^4+1=(x^2-x-1)(x^2+x-1) $ . Hai đa thức đó không có nghiệm trên $\mathbb{F}_3 $.

3, Vì $x^2+x+1 $ không có nghiệm trên $\mathbb{F}_2 $ nên nó bất khả quy trên $\mathbb{F}_2 $ và chúng ta có điều cần chứng minh do $\mathbb{F}_2 $ hữu hạn và |K|=4.

5, Bằng cách phân tích đa thức $x^{25}-x $ trên $\mathbb{F}_5 $ , ta có các đa thức monic bậc hai bất khả quy trên $\mathbb{F}_5 $ là $x^2-2,x^2+2,x^2-2x-2,x^2+2x-2,x^2+2x-1,\\ x^2-2x-1,x^2-x+2,x^2+x+2,x^2-x+1,x^2+x+1 $.


Nhưng đa thức $x^4-7 $ không có nghiệm trong $\mathbb{F}_5 $ và không chia hết trong $\mathbb{F}_5[x] $ cho bất cứ đa thức nào trong 10 đa thức trên nên nó bất khả quy trên $ \mathbb{F}_5. $

1, Bài toán là một hệ quả của kết quả sau:
Cho f(x) là một đa thức với các hệ số là các số nguyên p-adic, $a_0 $ là một số nguyên p-adic sao cho $f(a_0)\equiv 0\pmod{p} $ và $f'(a_0)\not\equiv 0\pmod{p} $. Khi đó tồn tại duy nhất dãy các số hữu tỉ nguyên $a_1,a_2,... $ sao cho với mỗi số nguyên dương n:
a)$f(a_n)\equiv 0\pmod{p^{n+1}} $
b)$a_n\equiv a_{n-1}\pmod{p^n} $
c)$0\leq a_n<p^{n+1} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.

thay đổi nội dung bởi: modular, 28-02-2008 lúc 03:53 PM
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-12-2007, 12:17 PM   #3
robin
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 6
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
6,Cho $F $ là một trường hữu hạn. Nếu $f,g\in F[x] $ là các đa thức bất khả quy có cùng bậc, chứng tỏ rằng chúng có cùng trường phân rã. Sử dụng điều này xác định trường phân rã của $x^4+1 $ trên $F_3 $.

7,Cho q là lũy thừa của một số nguyên tố p và n là một số nguyên dương không chia hết cho p. Nếu K là trường phân rã của $x^n-1 $ trên $\mathbb{F}_q $, chứng minh rằng $K=\mathbb{F}_{q^m} $, ở đây m là bậc của q trong $(\mathbb{Z}/n\mathbb{Z})^* $.

8,F là một trường có đặc số p
a)Cho $F^p=\{a^p|a\in F\} $. Chứng minh rằng $F^p $ là trường con của F.
b)Nếu$ F=\mathbb{F}_p(t) $ là trường hàm hữu tỷ một biến trên $\mathbb{F}_p $, xác định $F^p $ và $[F:F^p] $.

9,Chứng minh rằng các phần tử của một trường hữu hạn đều là tổng của hai bình phương.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: modular, 28-02-2008 lúc 03:52 PM
robin is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-01-2008, 06:51 PM   #4
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
6, Phần thứ hai của bài toán ta dùng kết quả này [Only registered and activated users can see links. ] . Với phần đầu thì ta dùng kết quả ''F là trường hữu hạn và f là đa thức monic bất khả quy trên F thì trường phân rã của f trên F sẽ có bậc n trên F''.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.

thay đổi nội dung bởi: modular, 28-02-2008 lúc 03:55 PM
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-03-2008, 05:16 PM   #5
Lonely
Iwasawa Theory
 
Lonely's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Bài gởi: 19
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi robin View Post
9,Chứng minh rằng các phần tử của một trường hữu hạn đều là tổng của hai bình phương.
Giả sử a là phần tử bất kì của $\mathbb{F}_q $, xét các đa thức $f_i(x)=x^2-a+i^2 $ với i chạy qua tất cả các phần tử của $\mathbb{F}_q $. Trong các đa thức này chắc chắn sẽ có ít nhất một đa thức không bất khả quy trên $\mathbb{F}_q $, từ đây ta có điều cần chứng minh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Phiêu bạt giang hồ
Lonely is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:32 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 56.07 k/63.08 k (11.12%)]