Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi HSG Cấp Quốc Gia

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 16-03-2012, 06:07 AM   #1
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
China TST 2012

Vòng 1 - Ngày 1


Bài 1. Cho các số phức $x_i,y_i,i=1...n$ thoả $|x_i|=|y_i|=1$. Đặt

$$x=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n x_i,\quad y=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n y_i,\quad z_i=xy_i+yx_i-x_iy_i.$$
Chứng minh rằng
$$\sum_{i=1}^n|z_i|\leq n.$$


Bài 2. Cho tam giác $ABC$ không đều, đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $BC,CA,AB$ lần lượt tại $A_1,B_1,C_1$. Gọi $A_2$ đối xứng với $A_1$ qua $B_1C_1$, $B_2$ đối xứng với $B_1$ qua $C_1A_1$, $C_2$ đối xứng với $C_1$ qua $A_1B_1$. Gọi $ A{A_{2}}\cap BC ={A_{3}} $, $ B{B_{2}}\cap CA ={B_{3}} $, $ C{C_{2}}\cap AB ={C_{3}} $. Chứng minh rằng $ {A_{3}},{B_{3}},{C_{3}} $ thẳng hàng.

Bài 3. Đặt $x_n=C_{2n}^n$. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các tập hợp hữu hạn $A,B$ gồm các số nguyên dương sao cho $A\cap B =\emptyset$ và
$$\frac{{\prod\limits_{i\in A}{{x_{i}}}}}{{\prod\limits_{j\in B}{{x_{j}}}}}= 2012.$$





Ngày 2


Bài 4. Cho hai đường tròn $\omega_1,\omega_2$, Gọi $S$ là tập hợp tất cả các tam giác $ABC$ sao cho $\omega_1$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và $\omega_2$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $AB, BC, CA$ lần lượt tại $D,E,F$. Giả sử $S$ khác rỗng, chứng minh rằng trọng tâm tam giác $DEF$ cố định.


Bài 5. Với mỗi $n$, kí hiệu $\tau (n)$ là số ước số của $n$. Một số nguyên dương được gọi là tốt nếu $\tau (m)<\tau (n)$ với mọi $0<m<n$. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $k$ chỉ tồn tại hữu hạn số nguyên dương tốt không chia hết cho $k$.


Bài 6. Với mỗi số nguyên dương $n$, tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\to\mathbb{Z}$ sao cho

$$f(x+y+f(y))=f(x)+ny,\forall x,y\in\mathbb{Z}.$$

Nguồn: AOPS
Người Dịch: Nguyễn Sanh Thành VMF
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]

thay đổi nội dung bởi: batigoal, 16-03-2012 lúc 06:11 AM
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to batigoal For This Useful Post:
pco (20-03-2012)
Old 16-03-2012, 06:26 AM   #2
kien10a1
+Thành Viên+
 
kien10a1's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Đến từ: Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Bài gởi: 371
Thanks: 43
Thanked 263 Times in 153 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới kien10a1
Bài 2 ngày 1 hình như lại thấy rồi [Only registered and activated users can see links. ], bài 16
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Quay về với nơi bắt đầu
kien10a1 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to kien10a1 For This Useful Post:
pco (20-03-2012)
Old 16-03-2012, 04:50 PM   #3
chemthan
Administrator

 
chemthan's Avatar
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Bài gởi: 349
Thanks: 0
Thanked 308 Times in 161 Posts
Trích:
Bài 5. Với mỗi $n$, kí hiệu $\tau (n)$ là số ước số của $n$. Một số nguyên dương được gọi là tốt nếu $\tau (m)<\tau (n)$ với mọi $0<m<n$. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $k$ chỉ tồn tại hữu hạn số nguyên dương tốt không chia hết cho $k$.
Xét dãy gồm tất cả các số nguyên tố $p_1<p_2<... $
*) Trường hợp $k =1 $.
Hiển nhiên đúng.
*) Trường hợp $k>1 $.
Gọi $S_k $ là tập các số tốt không chia hết cho $k $.
+) Nếu tồn tại $l $ sao cho mọi phần tử của $S_k $ đều chỉ có các ước nguyên tố thuộc $(p_1,p_2,...,p_l) $.
Gọi $n $ là một phần tử bất kì của $S_k $, $n=p_1^{\alpha_1}p_2^{\alpha_2}...p_l^{\alpha_l} $.
Nếu tồn tại $1\le i<j\le l $ sao cho $\alpha_i<\alpha_j $, khi đó $m $ là số nhận được từ $n $ bằng cách đổi số mũ của $p_i $ và $p_j $ sẽ có số ước bằng với số ước của $n $ nhưng nhỏ hơn $n $, mâu thuẫn vì $n $ là số tốt.
Do đó $\alpha_1\ge \alpha_2\ge ...\ge \alpha_l $. (1)

Chọn $m = p_1^{[\frac{\alpha_1+1}{2}]}.p_2^{\alpha_2}...p_l^{\alpha_l}.p_{l+1} $.

Ta có : $\frac{\tau(m)}{\tau(n)}=\frac{2([\frac{\alpha_1+1}{2}]+1)}{(\alpha_1+1)}>1 $.
Vì $n $ là số tốt nên ta phải có $n<m $.

$\Rightarrow p_1^{[\frac{\alpha_1}{2}]}<p_{l+1} $.

$\Rightarrow \alpha_1<c $, $c $ là hằng số. (2)
Từ (1) và (2) suy ra $S_k $ là tập hữu hạn.
+) Ngược lại tức là tập các ước nguyên tố của các phần tử trong $S_k $ là vô hạn.
Trong khai triển thành các thừa số nguyên tố của $k $ gọi $p_u $ là ước nguyên tố lớn nhất, $v $ là số mũ lớn nhất.
Tồn tại $n $ thuộc $S_k $ sao cho ước nguyên tố lớn nhất của $n $ là $p_l $ thỏa mãn : $log_{p_u}{p_l}\ge v+1 $, $n=p_1^{\alpha_1}p_2^{\alpha_2}...p_l^{\alpha_l} $.
Vì $n $ không chia hết cho $k $ nên tồn tại ước nguyên tố $p_w $ của $k $ sao cho $\alpha_w<v $.

Đặt $x =\alpha_l[log_{p_u}{p_l}] $, thì $x\ge \alpha_l(v+1)>\alpha_l(\alpha_w+1) $, và $p_l^{\alpha_l}>p_u^x>p_w^x $.

Chọn $m = p_1^{\alpha_1}p_2^{\alpha_2}...p_{w-1}^{\alpha_{w-1}}.p_w^{\alpha_w+x}p_{w+1}^{\alpha_{w+1}}...p_{l-1}^{\alpha_{l-1}} $.

Ta có : $\frac{m}{n}=\frac{p_w^x}{p_l^{ \alpha_l}}<1 $.
$\frac{\tau(m)}{\tau(n)}=\frac{\alpha_w+x+1}{( \alpha_w+1)(\alpha_l+1)}>1 $.
Điều này mâu thuẫn với $n $ là số tốt.
Từ đó, ta có điều phải chứng minh.
Trích:
Bài 6. Với mỗi số nguyên dương $n$, tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\to\mathbb{Z}$ sao cho
$$f(x+y+f(y))=f(x)+ny,\forall x,y\in\mathbb{Z}.$$
Bằng quy nạp ta có $f(k(f(y)+y))=kny+f(0) $, với mọi $k,y\in Z $.
$\Rightarrow f((f(x)+x)(f(1)+1))=(f(x)+x)n+f(0)=(f(1)+1)nx+f(0) $, với mọi $x\in Z $.
$\Rightarrow f(x)=f(1)x $, với mọi $x\in Z $.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: chemthan, 16-03-2012 lúc 07:29 PM
chemthan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to chemthan For This Useful Post:
lexuanthang (20-03-2012), nghiepdu-socap (11-04-2012), pco (20-03-2012), phantin1 (25-01-2013), Raul Chavez (24-06-2013)
Old 20-03-2012, 04:36 PM   #4
quykhtn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2012
Đến từ: Cái nôi của phở
Bài gởi: 259
Thanks: 78
Thanked 697 Times in 193 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi batigoal View Post
Vòng 1 - Ngày 1


Bài 1. Cho các số phức $x_i,y_i,i=1...n$ thoả $|x_i|=|y_i|=1$. Đặt

$$x=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n x_i,\quad y=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n y_i,\quad z_i=xy_i+yx_i-x_iy_i.$$
Chứng minh rằng
$$\sum_{i=1}^n|z_i|\leq n.$$
Lời giải bài toán này các bạn có thể tham khảo ở đây:
[Only registered and activated users can see links. ]

Lời giải này đẹp và đơn giản,chỉ cần sử dụng tính chất cơ bản của số phức.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
quykhtn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to quykhtn For This Useful Post:
K56khtn (21-03-2012), pco (20-03-2012)
Old 20-03-2012, 08:06 PM   #5
Traum
Moderator
 
Traum's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: cyber world
Bài gởi: 413
Thanks: 14
Thanked 466 Times in 171 Posts
Bài 1: Kí hiệu $\bar{x} $ là complex conjugate của $x $
Một số tính chất:
$|x|^2 = x\bar{x} $.
$|xy| = |x||y| $
$|x\pm y|\le |x| + |y| $
$x + \overline{x} = 2\textrm{real}(x) $
$\textrm{real}(xy) + \textrm{real}(xz) = \textrm{real}\left(x(y+z)\right) $

Trở lại bài toán:

Ta có $z_i = xy - (x-x_i)(y-y_i) $ nên $|z_i| \le |xy| + |(x-x_i)(y-y_i)|\le |xy| + \frac{1}{2}|x-x_i|^2 + \frac{1}{2}|y-y_i|^2 $.
Suy ra$|z_i|\le |xy| + \frac{1}{2}|x|^2 - \textrm{real}(x\bar{x_i}) +\frac{1}{2}|x_i|^2+ \frac{1}{2}|y|^2 - \textrm{real}(y\bar{y_i}) + \frac{1}{2}|y_i|^2 $.

Do đó $\sum\limits_{i=1}^{n}|z_i|\le n + n|xy| +\frac{n}{2}|x|^2 + \frac{n}{2}|y|^2 - \textrm{real}(x\overline{\sum\limits_{i=1}^{n}x_i} )-\textrm{real}(y\overline{\sum\limits_{i=1}^{n}y_i} ) $
$ = n + n|xy| +\frac{n}{2}|x|^2 + \frac{n}{2}|y|^2- \textrm{real}(nx\overline{x}) - \textrm{real}(ny\overline{y}) = n + n|xy| - \frac{n}{2}|x|^2 - \frac{n}{2}|y|^2 = n - \frac{n}{2}(|x|-|y|)^2 \le n $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Traum is giấc mơ.

thay đổi nội dung bởi: Traum, 20-03-2012 lúc 08:09 PM
Traum is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-03-2012, 09:11 PM   #6
pco
+Thành Viên+
 
pco's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 528
Thanks: 560
Thanked 195 Times in 124 Posts
Vòng 2, ngày 1



Bài 1: Cho $G$ là một đồ thị đơn. Một nhóm gồm $t$ đỉnh mà các cạnh đôi một nối với nhau được gọi là $t$-nhóm và một đỉnh được gọi là đỉnh trung tâm nếu nó được nối với tất cả các đỉnh còn lại. Cho $n,k$ là hai số nguyên dương thoả $\dfrac{3}{2}\leq\dfrac{n}{2}<k<n$ và $G$ có $n$ đỉnh thoả các điều kiện sau:
  1. $G$ không có $k+1$-nhóm nào.
  2. Nếu thêm vào bất kỳ một đường nối giữa hai điểm thì ta được một $k+1$-nhóm.
Tìm số điểm trung tâm ít nhất có thể của $G$.

Bài 2: Chứng minh rằng tồn tại số thực $C$ sao cho: Với mọi số nguyên dương $n\geq 2$ và với mọi tập con $X$ không ít hơn hai phần tử của tập $\{1,2,...,n\}$, luôn tồn tại $x,y,z,t\in X$ (không nhất thiết phân biệt) sao cho
$$0<|xy-zt|<C(\dfrac{n}{|X|})^4.$$

Bài 3: Cho $a_1<a_2$ là hai số nguyên. Với mọi $n\geq 3$, gọi $a_n$ là số nguyên nhỏ nhất lớn hơn $a_{n-1}$ và được biểu diễn duy nhất theo hai số hạng trước nó, tức là tồn tại duy nhất $i,j$ với $1\leq i<j\leq n-1$ sao cho $a_n=a_i+a_j$. Giả sử rằng trong các số hạng của dãy $(a_n)$ chỉ có hữu hạn số chẵn. Chứng minh rằng dãy $(a_{n+1}-a_n)$ tuần hoàn kể từ một số hạng nào đó.


Vòng 2, ngày 2



Bài 4: Cho $n\geq 2$ là một số nguyên. Chứng minh rằng tồn tại hữu hạn bộ $n$ số nguyên $(a_1,a_2,...,a_n)$ thoả đồng thời ba tính chất sau:
  1. $a_1>a_2>...>a_n$
  2. $\gcd(a_1,a_2,...,a_n)=1$
  3. $a_{1}=\sum\limits_{i=1}^{n}\gcd (a_{i},a_{i+1})$, ở đây $ a_{n+1}=a_{1} $.

Bài 5: Cho $m,n$ là hai số nguyên lớn hơn 1, $r<s$ là hai số thực dương, $a_{ij}\geq 0$ nhưng tất cả không đồng thời bằng 0. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
$$f=\frac{(\sum_{j=1}^{n}(\sum_{i=1}^{m}a_{ij}^{s} )^{\frac{r}{s}})^{\frac{1}{r}}}{(\sum_{i=1}^{m}(\s um_{j=1}^{n}a_{ij}^{r})^{\frac{s}{r}})^{\frac{1}{s }}}.$$

Bài 6: Cho số nguyên $n\geq 2$. Một hàm $f:\mathbb{Z}\to\{1,2,...,n\}$ được gọi là tốt nếu với mọi $k,1\leq k\leq n-1$ luôn tồn tại số nguyên $j(k)$ sao cho với mọi số nguyên $m$ ta có
$$f(m+j(k))\equiv f(m+k)-f(m)\pmod{n+1}.$$
Tìm số các hàm tốt.

Theo math.vn
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
"People's dreams... will never end!" - Marshall D. Teach.
pco is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-03-2012, 09:38 PM   #7
Traum
Moderator
 
Traum's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: cyber world
Bài gởi: 413
Thanks: 14
Thanked 466 Times in 171 Posts
Bài 6:

Trước hết chứng minh $f $ là hàm đơn ánh.

Thật vậy, nếu có $y \neq z $ mà $f(y) = f(z) = a $ thì với $x = -a $ ta có $f(y) = f(-a + y + f(y)) = f(-a) + ny \neq f(-a) + nz = f(-a+z+f(z)) = f(z) $ mâu thuẫn.

Tiếp theo ta chứng minh $f $ là hàm cộng tính.

Thật vậy:
$f(x + z + f(z) + y + f(y)) = f(x+z+f(z)) + ny = f(x) + n(y+z) = f(x + y + z + f(y+z)) $, vì $f $ đơn ánh nên:
$x + z + f(z) + y + f(y) = x + y + z + f(y) + f(z) $ hay $f(y+z) = f(y) + f(z) $.

Vậy $f $ đơn ánh và cộng tính nên $f(x) = f(1)x = bx $. Thay vào ta có $b(b+1)=n $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Traum is giấc mơ.
Traum is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Traum For This Useful Post:
bboy114crew (25-05-2012), navid (16-04-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:22 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 74.99 k/84.22 k (10.96%)]