Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Đại Số và Lượng Giác > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
Old 10-11-2007, 06:27 PM   #1
chien than
+Thành Viên+
 
chien than's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Toán 1 K41 trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Bài gởi: 138
Thanks: 1
Thanked 113 Times in 53 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới chien than
Bất đẳng thức Schur

Tác giả:zaizai
Phương pháp SOS và những mối quan hệ lí thú với bất đẳng thức Schur

Phần I, Phép chứng minh ấn tượng:
Trong bài viết nho nhỏ này ta sẽ bàn đến một vài vấn đề khác trong phương pháp SOS. Đó là dùng phương pháp SOS để chứng minh các định lí. Có thể các bạn sẽ phải bất ngờ trước sức công phá của phương pháp trong trường hợp này. Chúng ta bắt đầu bằng phép chứng minh cho 1 bất đẳng thức rất chặt là Schur:
Định lí schur:
Cho $a,b,c $là các số thực dương. Khi đó với mọi $r\ge 0 $thì
$\boxed{a^r(a-b)(a-c)+b^r(b-c)(b-a)+c^r(c-a)(c-b)\ge 0} $
dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c $hoặc $a=b $và $c=0 $cùng các hoán vị của nó.
Chứng minh:
Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử $a\ge b\ge c $
Ta có :
$a^r(a-b)(a-c)+b^r(b-c)(b-a)+c^r(c-a)(c-b)\ge 0 $
$\Leftrightarrow \sum a^r [(a-b)^2+(a-c)^2-(b-c)^2 ]\ge 0\\ \Leftrightarrow \sum (b-c)^2(c^r+b^r- a^r)\ge 0 $
Bất đẳng thức đã qui về dạng chính tắc với:
$S_a=c^r+b^r-a^r \\ S_b=a^r+c^r-b^r \\ S_c=a^r+b^r-c^r $
Dễ thấy ta có $S_b, S_c\ge 0 $. Ta cần chứng minh $S_c+S_a\ge 0 $
Thật vậy ta có $S_c+S_a=2b^r\ge 0 $.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c $hoặc$ a=b $và $c=0 $cùng các hoán vị của nó.
Vậy ta đã chứng minh xong bất đẳng thức Schur mà không theo cách thông thường trong các tài liệu đã từng giới thiệu. Có thể các bạn sẽ không thích cách giải này cho lắm bởi vì cách giải mà các bạn đã quá quen thuộc chỉ gần 3 dòng, ngắn đến hết mức có thể
Nhưng chắc chắn các bạn sẽ phải đồng ý với tôi rằng cách chứng minh trên sẽ thật sự là hữu hiệu nhất trong bất đẳng thức mà tôi sắp giới thiệu sau đây. Đó chính là 1 bất đẳng thức mới mà ... cũng chưa xuất hiện trong bất cứ 1 quyển sách đã xuất bản nào ở Việt Nam
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: truongvoki_bn, 27-03-2011 lúc 05:08 PM
chien than is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to chien than For This Useful Post:
ohio (24-08-2014), tanglangquan (15-01-2011)
 

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:35 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 60.47 k/64.02 k (5.55%)]