Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Các Đề Thi Khác

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 29-07-2014, 07:00 PM   #1
ptk_1411
Moderator
 
ptk_1411's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Bài gởi: 698
Thanks: 162
Thanked 813 Times in 365 Posts
[GGTH 2014] Đồng hành cùng GGTH-Đề thử sức ngày 1

ĐỒNG HÀNH CÙNG GẶP GỠ TOÁN HỌC 2014


ĐỀ THI THỬ SỨC - NGÀY 1
Thời gian: 180 phút

Bài 1 (5 điểm):

Cho $a,b,c$ là ba số thực dương thoả mãn $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\le a+b+c$. Chứng minh rằng:
$$\dfrac{1}{(2a+b+c)^2}+\dfrac{1}{(2b+c+a)^2}+ \dfrac{1}{(2c+a+b)^2}\le \dfrac{3}{16}$$

Bài 2 (5 điểm):

Cho $(a_n)$ và $(b_n)$ là hai dãy số thực dương thoả mãn $\begin{cases} a_0=1,a_1=\dfrac{1}{2}\\2b_{n+1}=2b_n-a_n\\b_n=\dfrac{1}{3}+2a_{n+1}\end{cases}$
Đặt $c_n=\dfrac{1}{2^{n+1}}\displaystyle \sum _{k=0}^n \dfrac{b_k}{a_k}$. Tính $\lim c_n.$

Bài 3 (5 điểm):

Gọi $B,C$ lần lượt là hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh $AP,PD$ của tam giác nhọn $APD$. Gọi $Q$ là giao điểm các đường chéo của tứ giác $ABCD$; $H_1,H_2$ lần lượt là trực tâm của tam giác $APD$ và $BPC$. Gọi $X$ ($X\neq Q$) là giao điểm của các đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABQ$ và $CDQ$. Gọi $Y$ ($Y\neq Q$) là giao điểm của các đường tròn ngoại tiếp tam giác $BCQ$ và $ADQ$.
a) Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AC,BD$. Chứng minh các điểm $X,Y,M,N,Q$ đồng viên.
b) Chứng minh rằng nếu $H_1H_2$ đi qua $X$ thì $H_1H_2$ cũng đi qua $Y.$

Bài 4 (5 điểm):

Trên một bảng đen, ban đầu người ta viết $2015$ số tự nhiên phân biệt $0=a_0<a_1<a_2<\ldots<a_{2014}$. Sau đó, người ta viết tiếp lên bảng tất cả những số tự nhiên $n$ thoả mãn: $n$ có thể viết được dưới dạng tổng của hai số trong $2015$ số ban đầu (hai số này không nhất thiết phải phân biệt).
Hỏi sau khi viết xong, trên bảng sẽ có ít nhất bao nhiêu số tự nhiên phân biệt, nếu:
a) $a_{2014}=4028.$
b) $a_{2014}=4027.$



Các bạn nộp bài vào hộp mail :[Only registered and activated users can see links. ] trước 19h ngày mai, 30/7
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : pdf [GGTH 2014] Đồng hành GGTH-Đề ngày 1.pdf (101.8 KB, 179 lần tải)
__________________
P.T.K
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

thay đổi nội dung bởi: ptk_1411, 29-07-2014 lúc 11:03 PM
ptk_1411 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 18 Users Say Thank You to ptk_1411 For This Useful Post:
bachhammer (29-07-2014), BlackSelena (30-07-2014), chelseaMS (30-07-2014), conmeolatui (30-07-2014), CTK9 (30-07-2014), dangvip123tb (29-07-2014), greg_51 (30-07-2014), hoanghai_vovn (29-07-2014), hoangqnvip (29-07-2014), huynhcongbang (29-07-2014), Juliel (29-07-2014), Kelacloi (29-07-2014), pco (29-07-2014), quocbaoct10 (29-07-2014), Samurott (29-07-2014), son235 (30-07-2014), truongson2007 (30-07-2014), vô tình (29-07-2014)
Old 31-07-2014, 08:43 PM   #2
ptk_1411
Moderator
 
ptk_1411's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Bài gởi: 698
Thanks: 162
Thanked 813 Times in 365 Posts
Đã mở đề tài, mọi người có thể vào thảo luận về đề này và [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
P.T.K
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
ptk_1411 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-07-2014, 09:16 PM   #3
vutuanhien
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2013
Bài gởi: 12
Thanks: 13
Thanked 7 Times in 4 Posts
Bài 1:
Áp dụng BĐT AM-GM, ta có:
$\sum \dfrac{1}{(2a+b+c)^2}\leq \dfrac{1}{4}\sum \dfrac{1}{(a+b)(a+c)}=\dfrac{a+b+c}{2(a+b)(b+c)(c+ a)}$
Lại theo BĐT quen thuộc thì
$9(a+b)(b+c)(c+a)\geq 8(a+b+c)(ab+bc+ca)$
Do đó
$VT\leq \dfrac{9}{16(ab+bc+ca)}$
Ta chỉ cần chứng minh $ab+bc+ca\geq 3$
Điều này dễ thấy vì áp dụng các BĐT quen thuộc và giả thiết
$ab+bc+ca\geq \sqrt{3abc(ab+bc+ca)}\geq \sqrt{3(ab+bc+ca)}$
$\Rightarrow ab+bc+ca\geq 3$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
vutuanhien is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vutuanhien For This Useful Post:
Kelacloi (31-07-2014), osp (31-07-2014)
Old 31-07-2014, 10:12 PM   #4
Juliel
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2013
Đến từ: THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hoà, Đồng Nai
Bài gởi: 144
Thanks: 109
Thanked 130 Times in 66 Posts
Bài 2 (5 điểm):

Cho $(a_n)$ và $(b_n)$ là hai dãy số thực dương thoả mãn $\begin{cases} a_0=1,a_1=\dfrac{1}{2}\\2b_{n+1}=2b_n-a_n\\b_n=\dfrac{1}{3}+2a_{n+1}\end{cases}$
Đặt $c_n=\dfrac{1}{2^{n+1}}\displaystyle \sum _{k=0}^n \dfrac{b_k}{a_k}$. Tính $\lim c_n.$

Lời giải :

Khử dãy $(a_n)$ ta được :
$$12b_{n+1}=12b_n-3b_{n-1}-1$$
$$\Leftrightarrow x_{n+1}=x_n-\dfrac{1}{4}x_{n-1}-\dfrac{1}{4}\;\;(*)\;(x_n=3b_n)\;\;$$
Ta thay $n$ bởi $n+1$ trong $(*)$ thì được :
$$x_{n+2}=x_{n+1}-\dfrac{1}{4}x_n-\dfrac{1}{4}\;\;(**)$$
Trừ vế theo vế $(**)(*)$ :
$$x_{n+2}=2x_{n+1}-\dfrac{5}{4}x_{n}+\dfrac{1}{4}x_{n-1}$$
Phương trình sai phân này cho ta nghiệm :
$$x_n=\dfrac{3}{2^n}+1$$
Ta có :
$$c_n=\dfrac{1}{2^{n+1}}\underset{k=0}{\overset{n} {\sum}} \dfrac{b_k}{a_k}=\dfrac{1}{2^{n+1}}\underset{k=1}{ \overset{n}{\sum}} \dfrac{6b_k}{3b_{k-1}-1}+\dfrac{b_0}{2^{n+1}.a_0}$$
$$=\dfrac{1}{2^n}\underset{k=1}{\overset{n}{\sum}} \dfrac{x_k}{x_{k-1}-1}+\dfrac{4}{2.^{n+1}.3}=\dfrac{1}{2}\underset{k=1 }{\overset{n}{\sum}} \dfrac{3+2^n}{6}+\dfrac{4}{2^{n+1}.3}=\dfrac{3n-2+2^{n+1}}{6.2^{n}}+\dfrac{4}{3.2^{n+1}}=\dfrac{3n-2}{3.2^n}+\dfrac{1}{3}\rightarrow 1/3$$
$$\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}c_n=1/3$$

Không chắc lắm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Juliel, 31-07-2014 lúc 11:57 PM
Juliel is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Juliel For This Useful Post:
hoangqnvip (01-08-2014), Kelacloi (31-07-2014), vutuanhien (31-07-2014)
Old 31-07-2014, 10:41 PM   #5
pco
+Thành Viên+
 
pco's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 528
Thanks: 560
Thanked 195 Times in 124 Posts
Bài 3b. Ta sẽ đi chứng minh $AC=BD$ nếu $H_1H_2$ đi qua $X$.
Gọi $F_2,F_3$ thứ tự là chân đường cao của tam giác $BPC$ hạ từ hai đỉnh $C,B$.
Tam giác $H_2BD$ có $H_2N$ là trung tuyến nên theo công thức đường trung tuyến ta có $H_2N^2= \frac{2(H_2B^2+H_2D^2)-BD^2}{4}$. Tương tự thì $H_2M^2= \frac{2(H_2A^2+H_2C^2)-AC^2}{4}$.
Do đó $$H_2M^2-H_2N^2= \dfrac{ 2(H_2A^2+H_2C^2-H_2B^2-H_2D^2)+BD^2-AC^2}{4}.$$
Ta áp dụng định lý Pythagore cho các tam giác vuông $BF_2H_2,AH_2F_2,BF_3C,BF_3D$ thì
$$\begin{aligned} H_2A^2+H_2C^2 & = F_2H_2^2+AF_2^2+H_2F_3^2+F_3C^2 \\ & = (F_2H_2^2+F_3H_2^2)+AF_2^2+BC^2-BF_3^2 \\ & = (F_2H_2^2+F_3H_2^2)+AF_2^2+BC^2 - BD^2+DF_3^2. \end{aligned}$$
Tương tự thì $$H_2B^2+H_2D^2= (F_2H_2^2+F_3H_2^2)+DF_3^2+BC^2-AC^2+AF_2^2.$$
Do đó $$H_2A^2+H_2C^2-(H_2B^2+H_2D^2)= AC^2-BD^2.$$
Từ đó ta suy ra
$$ H_2M^2-H_2N^2= \frac 14 \left( AC^2-BD^2 \right) \qquad (1)$$
Hơn nữa, ta cũng có $\triangle XAC \sim \triangle XBD$ (câu a) và $XM,XN$ thứ tự là trung tuyến của hai tam giác $XAC,XBD$ này nên $\frac{XM}{XN}= \frac{AC}{BD}$. Do đó $\frac{XM^2}{XN^2}= \frac{AC^2}{BD^2}$ suy ra
$$ XM^2-XN^2= \frac{XN^2}{BD^2} \cdot (AC^2-BD^2) \qquad (2)$$
Mặt khác, để ý rằng $H_1,H_2$ thứ tự là trực tam của tam giác $APD$ và $BPC$ nên $H_1H_2$ là đường thẳng Steiner của tứ giác $ABPCED$. Ta cũng có $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AC,BD$ nên $MN$ là đường thẳng Gauss của tứ giác $ABPCED$ . Do đó $MN \perp H_2H_1$ hay $MN \perp H_2X$. Ta suy ra $H_2M^2-H_2N^2=XM^2-XN^2$. Kết hợp với $(1)$ và $(2)$ ta dẫn đến $$(AC^2-BD^2)(4XN^2-BD^2)=0.$$
Nếu $4XN^2=BD^2$ thì $2XN=BD$, mà $N$ là trung điểm của $BD$ nên ta dẫn đến $\angle BXD=90^{\circ}$. Mà $BXDP$ nội tiếp (câu a) nên ta suy ra $\angle BPD=180^{\circ}- \angle BXD=90^{\circ}$ hay $AP \perp PD$, mâu thuẫn vì $\triangle PAD$ nhọn. Vậy $AC^2-BD^2=0$ hay $AC=BD$.
Ta đã có $\triangle AXM \sim \triangle BXN$ mà $AC=BD$ nên $AM=BN$, suy ra $\triangle AXM= \triangle BXN$. Ta được $XM=XN$ hay $X$ thuộc trung trực của $MN$. Cũng vì $AC=BD$ nên $H_2M^2-H_2N^2=\frac 14 (AC^2-BD^2)=0$ suy ra $H_2M=H_2N$. Do đó $H_2$ cũng thuộc trung trực của $MN$. Vậy $H_1,H_2,X$ đều thuộc trung trực của $MN$.

Mặt khác, hoàn toàn tương tự như khi chứng minh $\triangle AXM \sim \triangle BXN$, ta cũng chứng minh được $\triangle YND \sim \triangle YMA$. Mà $AM=ND= \frac{BD}{2}= \frac{AC}{2}$ nên $\triangle YND = \triangle YMA$. Do đó $YN=YM$ hay $Y$ thuộc trung trực của $MN$, đồng nghĩa với $Y,X,H_1,H_2$ thẳng hàng.

Như vậy nếu $H_1H_2$ đi qua $X$ thì $H_1H_2$ cũng đi qua $Y$. $\blacksquare$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Hình Kèm Theo
Kiểu File : png hinh3b1.png (35.5 KB, 343 lần tải)
Kiểu File : png hinh3b.png (52.5 KB, 345 lần tải)
__________________
"People's dreams... will never end!" - Marshall D. Teach.
pco is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to pco For This Useful Post:
greg_51 (01-08-2014), hoangqnvip (01-08-2014), Juliel (31-07-2014), Kelacloi (31-07-2014), osp (31-07-2014), pandahieu (01-08-2014)
Old 31-07-2014, 11:05 PM   #6
osp
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2014
Bài gởi: 88
Thanks: 61
Thanked 23 Times in 20 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Juliel View Post
Bài 2 (5 điểm):

Cho $(a_n)$ và $(b_n)$ là hai dãy số thực dương thoả mãn $\begin{cases} a_0=1,a_1=\dfrac{1}{2}\\2b_{n+1}=2b_n-a_n\\b_n=\dfrac{1}{3}+2a_{n+1}\end{cases}$
Đặt $c_n=\dfrac{1}{2^{n+1}}\displaystyle \sum _{k=0}^n \dfrac{b_k}{a_k}$. Tính $\lim c_n.$

Lời giải :

Khử dãy $(a_n)$ ta được :
$$12b_{n+1}=12b_n-3b_{n-1}-1$$
$$\Leftrightarrow x_{n+1}=x_n-\dfrac{1}{4}x_{n-1}-\dfrac{1}{4}\;\;(*)\;(x_n=3b_n)\;\;$$
Ta thay $n$ bởi $n+1$ trong $(*)$ thì được :
$$x_{n+2}=x_{n+1}-\dfrac{1}{4}x_n-\dfrac{1}{4}\;\;(**)$$
Trừ vế theo vế $(**)(*)$ :
$$x_{n+2}=2x_{n+1}-\dfrac{5}{4}x_{n}+\dfrac{1}{4}x_{n-1}$$
Phương trình sai phân này cho ta nghiệm :
$$x_n=\dfrac{3}{2^n}+1$$
Ta có :
$$c_n=\dfrac{1}{2^{n+1}}\underset{k=0}{\overset{n} {\sum}} \dfrac{b_k}{a_k}=\dfrac{1}{2^{n+1}}\underset{k=1}{ \overset{n}{\sum}} \dfrac{6b_k}{3b_{k-1}-1}+\dfrac{b_0}{a_0}$$
$$=\dfrac{1}{2^n}\underset{k=1}{\overset{n}{\sum}} \dfrac{x_k}{x_{k-1}-1}+\dfrac{4}{3}=\dfrac{1}{2}\underset{k=1}{\overse t{n}{\sum}} \dfrac{3+2^n}{3}+\dfrac{4}{3}=\dfrac{3n-2+2^{n+1}}{3.2^{n}}+\dfrac{4}{3}=\dfrac{3n-2}{3.2^n}+2\rightarrow 2$$
$$\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}c_n=2$$

Không chắc lắm
em làm thế này anh xem thử xem
từ gt suy ra $4.a_{n+2}=4.a_{n+1}-a_n$.qui nạp được $a_n=\frac{1}{2^n}$ suy ra $b_n=\frac{1}{3}+a_n$ suy ra $\frac{b_n}{a_n}=\frac{2^n}{3}+1$ suy ra $c_n=\frac{n+\frac{2}{3}}{2^{n+1}}+\frac{1}{3}$ suy ra $lim=\frac{1}{3}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
osp is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to osp For This Useful Post:
greg_51 (01-08-2014)
Old 01-08-2014, 05:02 PM   #7
hoangqnvip
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Đến từ: Quy Nhơn-Bình Định
Bài gởi: 66
Thanks: 283
Thanked 87 Times in 25 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hoangqnvip
Giải bài 4:
a) Xét $A=\left\{ {{a}_{0}},{{a}_{1}},...,{{a}_{2014}} \right\}$ . Ta sẽ tìm giá trị nhỏ nhất của $\left| A+A \right|$
Ta có: $2{{a}_{0}}<{{a}_{0}}+{{a}_{1}}<{{a}_{0}}+{{a}_{2} }<...<{{a}_{0}}+{{a}_{2014}}<{{a}_{1}}+{{a}_{2014} }<...<2{{a}_{2014}}$
Suy ra $\left| A+A \right|\ge 4029$
Ta sẽ chứng mình tồn tại $\left| A+A \right|\ge 4029$.
Đặt ${{a}_{i}}=2i,\forall i=\overline{1,n}$ , ta có:
$A=\left\{ 0,2,...,4028 \right\}$ và $A+A=\left\{ 0,2,...,4028,4030,...,8056 \right\}\Rightarrow \left| A+A \right|=4029$
Vậy GTNN của $n$ là 4029
b)Định lý Cauchy-Davenport:
Nếu A là tập hợp các số mà không có số nào đồng dư với nhau modun p. Tương tự là tập B. Khi đó tập \[A+B\] chứa ít nhất $\min \left\{ \left| A \right|+\left| B \right|-1,p \right\}$ phần tử đôi một không đồng dư với nhau mod p.
Xét $A'=A\backslash \left\{ {{a}_{2014}} \right\}$
Ta có $A'$ là tập hợp các số mà không có số nào đồng dư mod 4027. Theo định lí Cauchy-Davenport, ta có $\left| A'+A' \right|$ phủ hết hệ thặng dư đầy đủ mod 4027$\Rightarrow \left| A'+A' \right|\ge 4027$
Xét tập $B={{a}_{2014}}+A$
Giả sử có $t$ bộ $i,j,k<2014$ sao cho ${{a}_{i}}+{{a}_{j}}={{a}_{2014}}+{{a}_{k}}$
Khi đó ${{a}_{0}}+{{a}_{k}}\equiv {{a}_{i}}+{{a}_{j}}\left( \bmod 4027 \right)$ và ${{a}_{0}}+{{a}_{k}}<{{a}_{i}}+{{a}_{j}}$ nên $\left| A'+A' \right|\ge 4027+t$ (vì các số ${{a}_{i}}+{{a}_{j}}$ và ${{a}_{0}}+{{a}_{j}}$ được tính là trùng nhau theo modun 4027 mặc dù chúng phân biệt)
$\left| A+A \right|=\left| A'+A' \right|+\left| B \right|-\left| \left( A'+A' \right)\cap B \right|\ge 4027+t+2015-t=6042$
Ta chứng mình tồn tại tập $A$ thỏa mãn yêu cầu đề bài
Xét $A=\left\{ 0,2,4,...,4026,4027 \right\}$
Khi đó $A+A=\left\{ 0,2,...,8052,4027,4029,...,8053,8054 \right\}$ $\Rightarrow \left| A+A \right|=6042$
Vậy GTNN của $n$ là 6042
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hoangqnvip is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to hoangqnvip For This Useful Post:
greg_51 (01-08-2014), Kelacloi (01-08-2014), pco (01-08-2014), thaygiaocht (03-08-2014)
Old 01-08-2014, 05:48 PM   #8
Kelacloi
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2011
Bài gởi: 252
Thanks: 50
Thanked 164 Times in 114 Posts
Đúng hướng rồi, kèm thêm việc giới thiệu Cauchy Davenport giúp các bạn hiểu rõ bản chất của bài Toán hưn .
Nhưng dĩ nhiên, lời giải này có thể rút gọn hơn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Kelacloi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Kelacloi For This Useful Post:
hoangqnvip (01-08-2014)
Old 01-08-2014, 06:29 PM   #9
tranhongviet
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2013
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 227
Thanks: 53
Thanked 75 Times in 61 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi vutuanhien View Post
Bài 1:
Áp dụng BĐT AM-GM, ta có:
$\sum \dfrac{1}{(2a+b+c)^2}\leq \dfrac{1}{4}\sum \dfrac{1}{(a+b)(a+c)}=\dfrac{a+b+c}{2(a+b)(b+c)(c+ a)}$
Lại theo BĐT quen thuộc thì
$9(a+b)(b+c)(c+a)\geq 8(a+b+c)(ab+bc+ca)$
Do đó
$VT\leq \dfrac{9}{16(ab+bc+ca)}$
Ta chỉ cần chứng minh $ab+bc+ca\geq 3$
Điều này dễ thấy vì áp dụng các BĐT quen thuộc và giả thiết
$ab+bc+ca\geq \sqrt{3abc(ab+bc+ca)}\geq \sqrt{3(ab+bc+ca)}$
$\Rightarrow ab+bc+ca\geq 3$
Xin chia sẻ cách kháckhông nhanh lắm)
$\frac{1}{(2a+b+c)^{2}}=\frac{1}{a^{2}+2a(a+b+c)+(a +b+c)^{2}}\leq \frac{1}{\frac{8}{3}a(a+b+c)+\frac{8(a+b+c)^{2}}{9 }}\leq \frac{1}{4}(\frac{3}{8a(a+b+c)}+\frac{9}{8(a+b+c)^ {2}}) $
Lại có:
$\sum \frac{1}{a}\leq \sum a<=>\sum \frac{1}{a(a+b+c)}\leq 1 $
Suy ra:
$\sum \frac{1}{(2a+b+c)^{2}}\leq \frac{3}{32}\sum \frac{1}{a(a+b+c)}+\frac{27}{32(a+b+c)^{2}}\leq \frac{3}{36} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: tranhongviet, 01-08-2014 lúc 06:48 PM
tranhongviet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-08-2014, 09:28 PM   #10
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
thaygiaocht's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 165
Thanks: 793
Thanked 216 Times in 93 Posts
Câu 3.a.
Các tam giác $BDY, CAY $ đồng dạng nên $M,Q,Y,N $ đồng viên, đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
https://www.facebook.com/thaygiaocht
thaygiaocht is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:15 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 91.56 k/103.54 k (11.57%)]