Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi và Tự Ôn Thi Đại Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-07-2012, 05:58 PM   #1
Trầm
+Thành Viên Danh Dự+
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gởi: 657
Thanks: 388
Thanked 470 Times in 196 Posts
Đề thi tuyển sinh đại học Khối B năm 2012

Đề thi tuyển sinh đại học Khối B năm 2012

Thời gian làm bài: 180 phút

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3{{m}^{3}} \quad (1)$, $m$ là tham số thực.
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi $m=1$.
b) Tìm $m$ để đồ thị hàm số (1) có hai điểm cực trị $A, B$ sao cho tam giác $OAB$ có diện tích bằng $48$.

Câu 2 (1,0 điểm). Giải phương trình $2\left( \cos x+\sqrt{3}\sin x \right)\cos x=\cos x-\sqrt{3}\sin x+1$.

Câu 3 (1,0 điểm). Giải bất phương trình: $x+1+\sqrt{{{x}^{2}}-4x+1}\ge 3\sqrt{x}$.

Câu 4 (1,0 điểm). Tính tích phân $\int\limits_{0}^{1}{\dfrac{{{x}^{3}}}{{{x}^{4}}+3 {{x}^{2}}+2}dx}$

Câu 5 (1,0 điểm). Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ với $SA=2a, AB=a$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $A$ lên cạnh $SC$. Chứng minh $SC$ vuông góc với mp$(ABH)$. Tính thể tích khối chóp $S.ABH$ theo $a$.

Câu 6 (1,0 điểm). Cho các số thực $x,y,z$ thỏa mãn $x+y+z=0$ và ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P={{x}^{5}}+{{y}^{5}}+{{z}^{5}}$

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B).

A. Theo chương trình Chuẩn

Câu 7.a (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho các đường tròn $\left( C_1 \right):x^2+y^2=4,\,\,\left(C_2 \right):x^2+y^2-12x+18=0$ và đường thẳng $d:x-y-4=0$. Viết phương trình đường tròn có tâm thuộc $\left(C_2 \right)$, tiếp xúc với $d$ cắt $\left(C_1 \right)$ tại hai điiểm phân biệt $A,B$ sao cho $AB$ vuông góc với $d$.

Câu 8.a (1,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $d:\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{y}{1} = \dfrac{z}{{ - 2}}$ và hai điểm $A\left( {2;1;0} \right),\,\,B\left( { - 2;3;2} \right)$. Viết phương trình mặt cầu đi qua $A,B$ có tâm thuộc đường thẳng $d$.

Câu 9.a (1,0 điểm). Trong một lớp học gồm có $15$ học sinh nam và $10$ học sinh nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên $4$ học sinh lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để $4$ học sinh được gọi có cả nam và nữ.

B. Theo chương trình Nâng cao

Câu 7.b (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình thoi $ABCD$ có $AC=2BD$ và đường tròn tiếp xúc với các cạnh của hình thoi có phương trình ${x^2} + {y^2} = 4$. Viết phương trình chính tắc của elip $(E)$ đi qua các đỉnh $A,B,C,D$ của hình thoi. Biết $A$ thuộc $Ox$.

Câu 8.b (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho $A\left( {0;0;3} \right),\,M\left( {1;2;0} \right)$. VIết phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $A$ và cắt các trục $Ox,Oy$ lần lượt tại $B,C$ sao cho tam giác $ABC$ có trọng tâm thuộc đường thẳng $AM$.

Câu 9.b (1,0 điểm). Goi $z_1$ và $z_2$ là hai nghiệm của phương trình ${z^2} - 2\sqrt 3 iz - 4 = 0$. Viết dạng lượng giác của $z_1$ và $z_2$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: Trầm, 09-07-2012 lúc 06:11 PM
Trầm is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 11 Users Say Thank You to Trầm For This Useful Post:
dvtruc (09-07-2012), Gravita (09-07-2012), hoangia (09-07-2012), ladykillah96 (09-07-2012), man1995 (09-07-2012), n.v.thanh (09-07-2012), ngocson_dhsp (09-07-2012), Samurott (09-07-2012), TrauBo (09-07-2012), vanthanh0601 (09-07-2012), vô_ngã (09-07-2012)
Old 09-07-2012, 07:51 PM   #2
nguoibimat
+Thành Viên+
 
nguoibimat's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Thành phố Cao Lãnh, tĩnh Đồng Tháp
Bài gởi: 373
Thanks: 174
Thanked 92 Times in 69 Posts
Câu 3 : :
Em ra là $0\leq x \leq \frac{1}{4}\vee x\geq 4 $
Nhưng cách em dài quá, em làm theo $\sqrt{A}\geq B $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
nguoibimat is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 07:58 PM   #3
ngocson_dhsp
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Bài gởi: 72
Thanks: 398
Thanked 21 Times in 12 Posts
Đề năm nay có vẻ khó hơn mọi năm nhỉ,câu 3,4,6 đều phải học khá tốt thì mới làm được.Đề năm nay hay,sẽ chọn được người giỏi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
sơn
ngocson_dhsp is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 08:00 PM   #4
nhoxtega52
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 17
Thanks: 22
Thanked 19 Times in 7 Posts
Bạn chia 2 vế của bất phương trình cho $\sqrt{x} $ rồi đặt $a=\sqrt{x} + \frac{1}{\sqrt{x}} $ là ra ngay
Kết quả của bạn đúng rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
nhoxtega52 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 08:01 PM   #5
magician_14312
Moderator
 
magician_14312's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Solar System
Bài gởi: 367
Thanks: 201
Thanked 451 Times in 220 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi tanggo View Post

Câu 6 (1,0 điểm). Cho các số thực $x,y,z$ thỏa mãn $x+y+z=0$ và ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P={{x}^{5}}+{{y}^{5}}+{{z}^{5}}$
*) Nếu tồn tại 1 trong 3 số bằng 0, khi đó dễ thấy $P=0$.
*) Không mất tính tổng quát, giả sử tồn tại 2 số luôn cùng dấu là $a, b$. Ta có:
$$a+b+c=0\Rightarrow 1=a^2+b^2+(a+b)^2\Rightarrow a^2+b^2+ab=\frac{1}{2}\Rightarrow 0<ab \le \frac{1}{6}$$
Với $c>0$ thì $c=\sqrt{1-a^2-b^2}=\sqrt{ab+\frac{1}{2}}$. Biểu thức đã cho được viết lại thành:
$$\begin{align*}
P&=a^5+b^5-(a+b)^5\\
&=-5[ab(a^3+b^3)+2a^2b^2(a+b)] \\
&= -5ab(a+b)(a^2+b^2+ab)\\
&=\frac{5}{2}ab \sqrt{ab+\frac{1}{2}}

\end{align*}$$
Dễ thấy hàm số $f(x)=\dfrac{5}{2}x \sqrt{x+\dfrac{1}{2}}$ đồng biến trên $(0,\dfrac{1}{6}]$, nên $\max P=f\left ( \dfrac{1}{6} \right )=\dfrac{5}{6\sqrt{6}}$.

Với $c<0$ thì ta có được $P \le 0$.

Vậy giá trị lớn nhất của $P=\dfrac{5}{6\sqrt{6}}$. Đẳng thức xảy ra khi $a=b=\dfrac{-1}{\sqrt{6}},c=\dfrac{\sqrt{6}}{3}$ và các hoán vị.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
...THE MILKY WAY...
magician_14312 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to magician_14312 For This Useful Post:
yamatunga (09-07-2012)
Old 09-07-2012, 08:08 PM   #6
TBN_146
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2011
Đến từ: THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
Bài gởi: 97
Thanks: 27
Thanked 35 Times in 28 Posts
Mình thử giải câu cực trị.
Từ giả thiết ta có thể giả sử $x\geq 0 $.
Dễ dàng tính được $xy+yz+xz=\frac{-1}{2} $.
Vì $x+y+z=0 $ nên ta có biến đổi
$3xyz=x^{3}+y^{3}+z^{3}=\left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right )\left ( x^{3}+y^{3}+z^{3} \right )=\left ( x^{5}+y^{5}+z^{5} \right )+\sum x^{2}y^{2}\left ( x+y \right ) $.
Lại do $x+y+z=0 $ nên
$\sum x^{2}y^{2}\left ( x+y \right )=\sum x^{2}y^{2}(-z)=-xyz(xy+yz+xz)=\frac{1}{2}xyz. $
Suy ra $x^{5}+y^{5}+z^{5}=\frac{5}{2}xyz $.
Mà $xy+yz+xz=\frac{-1}{2} $ và $x+y+z=0 $ nên $yz=x^{2}-\frac{1}{2} $.
Ta có $1=x^{2}+y^{2}+z^{2}\geq x^{2}+\frac{(y+z)^{2}}{2}=\frac{3}{2}x^{2} $.
Suy ra $x\in \left ( 0,\sqrt{\frac{2}{3}} \right ) $.
Xét hàm $f(x)=\frac{5}{2}x(x^{2}-\frac{1}{2}) $ với $x\in \left ( 0,\sqrt{\frac{2}{3}} \right ) $ ta nhận được $f(x)\leq f(\sqrt{\frac{2}{3}})=\frac{5}{6\sqrt{6}} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
crazy

thay đổi nội dung bởi: TBN_146, 09-07-2012 lúc 08:35 PM
TBN_146 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 08:09 PM   #7
navibol
+Thành Viên+
 
navibol's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: Wall Street =)))
Bài gởi: 147
Thanks: 31
Thanked 130 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới navibol Gửi tin nhắn qua Skype™ tới navibol
Câu tích phân, phân tích thành
$$I=\int_{0}^{1}\frac{2x}{x^{2}+2}dx-\int_{0}^{1}
\frac{x}{x^{2}+1}dx=ln(x^{2}+2)\mid _{0}^{1}-\frac{1}{2}
ln(x^{2}+1)\mid_{0}^{1}=ln3\sqrt{2}$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

thay đổi nội dung bởi: navibol, 09-07-2012 lúc 08:17 PM Lý do: Latex >"<
navibol is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 08:22 PM   #8
nhoxtega52
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 17
Thanks: 22
Thanked 19 Times in 7 Posts
Câu 6: Ta có $x+y=-z $ và $x^2+y^2+z^2=1 =>x^2+y^2+xy=\frac{1}{2} $
$=> xy= (x+y)^2-\frac{1}{2}=z^2-\frac{1}{2} $
Ta có P$=x^5+y^5+z^5 = x^5 +y^5 -(x+y)^5=
= -5[x^4y+xy^4 + 2(x^3y^2 + x^2y^3)] $
Mặt khác $x^4y+y^4x = xy(x+y)(x^2+y^2-xy) = xy(x+y)[(x+y)^2-3xy] $
$=(z^2-0.5)(-z)(-2z^2+\frac{3}{2}) = 2z^5-\frac{5z^3}{2}+\frac{3z}{4} $
Và $x^3y^2+x^2y^3=(xy)^2(x+y) = -z^5 +z^3 -\frac{z}{4} $
Thay vào ta có P= $\frac{5z^3}{2}-\frac{5z}{4} $
Tới đây có thể khảo sát hàm f(z) và chú ý rằng $1=x^2+y^2+z^2>=\frac{(x+y)^2}{2} + z^2 => -\sqrt{\frac{2}{3}} =<z=<\sqrt{\frac{2}{3}} $
Ta cũng sẽ đc $maxP = \frac{5\sqrt{6}}{36} $ khi $x=y=-\frac{1}{\sqrt{6}} ; z=\frac{\sqrt{6}}{3} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
nhoxtega52 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to nhoxtega52 For This Useful Post:
doduchao (09-07-2012), ngocson_dhsp (10-07-2012)
Old 09-07-2012, 08:29 PM   #9
hansongkyung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Han Tae Woong - IMO 1998
Bài gởi: 493
Thanks: 109
Thanked 417 Times in 241 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hansongkyung
Mình ghét nhất là mấy BĐT với cực trị kiểu này. Nó chẳng đẹp gì cả
Nếu sau này đi thi ĐH thì mình sẽ thi khối A và C. Khối A đề làm sướng hơn. Khối C làm cho đỡ đau đầu
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hansongkyung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 08:47 PM   #10
lion
+Thành Viên Danh Dự+
 
lion's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 389
Thanks: 67
Thanked 133 Times in 97 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi tanggo View Post
Câu 9.a (1,0 điểm). Trong một lớp học gồm có $15$ học sinh nam và $10$ học sinh nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên $4$ học sinh lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để $4$ học sinh được gọi có cả nam và nữ.
Không gian mẫu: $\mid \Omega \mid = C^{4}_{25}$.

Biến cố $A$ chọn ngẫu nhiên $4$ em có cả nam và nữ: $\mid \Omega_{A}\mid=C^{1}_{15} . C^{3}_{10} + C^{2}_{15} . C^{2}_{10} + C^{3}_{15} . C^{1}_{10}$

Suy ra xác suất: $P(A)= \frac{\mid\Omega\mid}{\mid\Omega_{A}\mid} = \frac{443}{506}$

Lâu rồi mới thấy thi ĐH có dạng số phức.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Đã trở lại

thay đổi nội dung bởi: lion, 09-07-2012 lúc 08:51 PM
lion is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to lion For This Useful Post:
Akira Vinh HD (09-07-2012)
Old 09-07-2012, 09:18 PM   #11
lienctoan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 8 Times in 2 Posts

Giải câu 3 khối B như sau
Điều kiện .
Khi đó bất phương trình tương đương với:


(*)
Xét hàm số trên tập
Có Hàm số đồng biến trên khoảng và .

Còn đúng.
Vậy
Vậy hệ (*) tương đương với:
hoặc
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là :
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
lienctoan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 09:42 PM   #12
ThangToan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Đến từ: THPT chuyên Vĩnh Phúc
Bài gởi: 570
Thanks: 24
Thanked 537 Times in 263 Posts
lời giải câu 3 khối B

đây là lời giải của thầy Nguyễn Duy Liên THPT chuyên Vĩnh Phúc
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : doc Giải câu 3 đề toán khôi B năm 2012.doc (61.5 KB, 84 lần tải)
ThangToan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2012, 10:59 PM   #13
DaiToan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Bài gởi: 280
Thanks: 29
Thanked 361 Times in 123 Posts
Mình đóng góp một lời giải cho câu 6:
Từ giả thiết dễ dàng suy ra $${x^2} + {y^2} + xy = \frac{1}{2} \Leftrightarrow {\left( {x + \frac{y}{2}} \right)^2} + \frac{{3{y^2}}}{4} = \frac{1}{2}$ $
Do đó $$\left\{ \begin{array}{l}
x + \frac{y}{2} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\sin t{\rm{ }}\\
\frac{{y\sqrt 3 }}{2} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\cos t
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\sin t - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\cos t{\rm{ }}\\
y = \frac{2}{{\sqrt 6 }}\cos t
\end{array} \right.;t \in \left[ { - \pi ;\pi } \right]$
$
Dễ biến đổi được $$P = {x^5} + {y^5} + {z^5} = {x^5} + {y^5} - {(x + y)^5} = ... = \frac{5}{2}xyz$ $
Suy ra
$$\begin{array}{l}
P = \left( {\frac{1}{{\sqrt 2 }}\sin t - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\cos t} \right)\left( {\frac{2}{{\sqrt 6 }}\cos t} \right)\left( { - \frac{1}{{\sqrt 2 }}\sin t - \frac{1}{{\sqrt 6 }}\cos t} \right)\\
= - \frac{5}{{6\sqrt 6 }}\cos t\left( {3{{\sin }^2}t - {{\cos }^2}t} \right) = - \frac{5}{{6\sqrt 6 }}\cos t\left( {3 - 4{{\cos }^2}t} \right) = \frac{5}{{6\sqrt 6 }}c{\rm{os}}3t\\
\Rightarrow P \le \frac{5}{{6\sqrt 6 }}
\end{array}$
$.
Đẳng thức xảy ra khi t=0. Khi đó $$x = z = - \frac{1}{{\sqrt 6 }};y = \frac{2}{{\sqrt 6 }}$ $
Vậy GTLN của P bằng $$\frac{5}{{6\sqrt 6 }}$ $

Nhận xét:
1. Từ lời giải này cũng suy ra được giá trị nhỏ nhất của P bằng $$ - \frac{5}{{6\sqrt 6 }}$ $
2. Lời giải bằng PP lượng giác rất tự nhiên và có thể giải quyết được nhiều bài toán tương tự
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: DaiToan, 10-07-2012 lúc 09:38 AM
DaiToan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to DaiToan For This Useful Post:
hoangia (12-07-2012), Katyusha (10-07-2012)
Old 09-07-2012, 11:01 PM   #14
madman
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Bài gởi: 83
Thanks: 20
Thanked 47 Times in 37 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi lienctoan View Post
Giải câu 3 khối B như sau
Điều kiện .
Khi đó bất phương trình tương đương với:


(*)
Xét hàm số trên tập
Có Hàm số đồng biến trên khoảng và .

Còn đúng.
Vậy
Vậy hệ (*) tương đương với:
hoặc
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là :
Sao không thấy công thức gì hết!?
Dễ thấy $x=0 $ thỏa bất phương trình. Xét $x\neq 0 $,chia 2 vế cho $\sqrt{x}>0 $, sau đó đặt $t=\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}},t\geq 2 $. khi đó Bpt thành:
$t-3+\sqrt{t^2-6}\geq 0 $
Đến đây là dạng cơ bản rồi, cách làm này giống đề khối A 2010, câu bất phương trình
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
madman is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to madman For This Useful Post:
hoangia (12-07-2012)
Old 10-07-2012, 09:27 AM   #15
ThangToan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Đến từ: THPT chuyên Vĩnh Phúc
Bài gởi: 570
Thanks: 24
Thanked 537 Times in 263 Posts
Một lời giải cho câu 6 khối B năm 2012 cua Lienctoan
Từ giả thiết ta tính được : $$xy + yz + zx = - \frac{1}{2}$ $
Vì:$x + y + z = 0 \Rightarrow 3xyz = {x^3} + {y^3} + {z^3} = \left( {{x^3} + {y^3} + {z^3}} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + {z^2}} \right) = {x^5} + {y^5} + {z^5} + \sum {{x^2}{y^2}\left( {x + y} \right)} $
$$ = {x^5} + {y^5} + {z^5} - \sum {{x^2}{y^2}z = } {x^5} + {y^5} + {z^5} + \frac{1}{2}xyz$ $
từ đó ta được $$T = {x^5} + {y^5} + {z^5} = \frac{5}{2}xyz$ $

Nếu một trong ba số x, y, z bằng 0 khi đó T=0
Nếu cả ba số $x, y, z $ khác 0 ,từ đó trong 3 số x, y, z tồn tại 2 số cùng dấu và số còn lại khác dấu với 2 số kia (do $x+y+z=0 $) không mất tính tổng quát giả sử hai số $y, z $ cùng dấu với nhau.
Nếu $$x < 0,y > 0,z > 0 \Rightarrow T < 0$ $
Nếu $$x > 0,y < 0,z < 0$ $ ,khi đó
$$1 = {x^2} + {y^2} + {z^2} \ge {x^2} + \frac{1}{2}{\left( {y + z} \right)^2} = \frac{3}{2}{x^2}$ $ $$ \Rightarrow 0 < x \le \frac{{\sqrt 6 }}{3}$ $
Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho ba số dương $$x, - 2y, - 2z$ $ ta được
$$T = \frac{5}{2}xyz = \frac{5}{8}x \cdot \left( { - 2y} \right) \cdot \left( { - 2z} \right) \le \frac{5}{8}{\left( {\frac{{x + \left( { - 2y} \right) + \left( { - 2z} \right)}}{3}} \right)^3}$ $
$$ = \frac{5}{8}{\left( {\frac{{x + 2x}}{3}} \right)^3} = \frac{5}{8}{x^3} \le \frac{5}{8} \cdot {\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{3}} \right)^3} = \frac{5}{8} \cdot \frac{6}{9} \cdot \frac{{\sqrt 6 }}{3} = \frac{{5\sqrt 6 }}{{36}}$ $

Dấu bằng xẩy ra khi và chỉ khi:$$\left\{ \begin{array}{l}
x = - 2y = - 2z > 0\\
x + y + z = 0\\
{x^2} + {y^2} + {z^2} = 1
\end{array} \right.$ $
$$ \Leftrightarrow x = \frac{{\sqrt 6 }}{3},y = z = - \frac{{\sqrt 6 }}{6}$ $
Kết hợp các trường hợp lại ta có giá trị lớn nhất của T bằng $$\frac{{5\sqrt 6 }}{{36}}$ $
Đạt được khi và các hoán vị của nó $$\left( {x;y;z} \right) = \left( {\frac{{\sqrt 6 }}{3}; - \frac{{\sqrt 6 }}{6}; - \frac{{\sqrt 6 }}{6}} \right)$ $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ThangToan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to ThangToan For This Useful Post:
hoangia (12-07-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:38 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 106.99 k/123.29 k (13.22%)]