Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Đại Số và Lượng Giác > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Ðề tài đã khoá Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 18-11-2008, 10:56 PM   #1
psquang_pbc
+Thành Viên Danh Dự+
 
psquang_pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 747
Thanks: 9
Thanked 111 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới psquang_pbc
Phương án thêm biến trong giải Phương trình hàm!

[Đôi lời muốn nói] Vào những ngày này cách đây 2 năm, forum MathScope.Org đã ra đời. Từ thời điểm đó, chúng ta đã có thêm một nơi để giao lưu, học tập, giải trí. Nhân đây, mình có một bài viết, trước là chúc mừng ngày 20/11 các thầy, cô trên diễn đàn, đặc biệt là 2 admin của chúng ta và những người sẽ trở thành thầy cô trong thời gian tới, sau là để chúc mừng sinh nhật diễn đàn.

Phương án thêm biến trong giải phương trình hàm.


Trong giải phương trình hàm, những phản xạ đầu tiên của chúng ta là thế các giá trị đặc biệt. Đó là những điều cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp miền giá trị bị hạn chế hoặc việc thế dẫn đến việc luẩn quẩn thì đó là điều không mang nhiều ý nghĩa. Bài viết nhỏ này sẽ giúp chúng ta có những cách xử lý hiệu quả hơn.

Về phương pháp thì rất đơn giản, đầu tiên xem xét dạng bài, tìm cách thêm thích hợp. Ví dụ thay biến $y $ bằng $x+z, xz $,... rồi hoặc chọn $z $ thích hợp hoặc xét các đẳng thức tương tự, đối chiếu với nhau và đưa ra các đẳng thức cần thiết. Ta xét một vài ví dụ:

1. Tìm mọi hàm số f: (1,$+\infty $)$\to $(1,$+\infty $) thỏa mãn:

$f(x)-f(y)=(y-x).f(xy) $

Giải. Điều đầu tiên chúng ta phải để ý đến vế phải, nơi đó có nhân tử $y-x $. Vậy ta thêm biến $z $ như sau:

$(y-x).f(xy)=f(x)-f(z)+f(z)-f(y) $

Hay

$(y-x).f(xy)=(z-x).f(xz)+(y-z).f(yz) $

Đặt $xy=a, yz=b, zx=c $. Khi đó, đẳng thức trên được viết lại dưới dạng

$(\frac{1}{xz}-\frac{1}{yz}).f(xy)=(\frac{1}{xy}-\frac{1}{yz}).f(xz)+(\frac{1}{xz}-\frac{1}{xy}).f(yz) $

Hay

$(\frac{1}{c}-\frac{1}{b}).f(a)=(\frac{1}{a}-\frac{1}{b}).f(c)+(\frac{1}{c}-\frac{1}{a}).f(b) $

Cố định $a,b $ và cho $c $ chạy ta có $f(c)=\frac{u}{c}+v $. Thay lại phương trình ta có $v=0 $. Như vậy $f(x)=\frac{u}{x}. $

2. Cho $f:\mathbb{R}^2\to \mathbb{R} $ thỏa mãn $f(f(x,y),z)=x+y+z $. Chứng minh rằng $f(x,y)=x+y $.

Giải. Ta có

$f(f(f(x,y),z),t)=f(x+y+z,t) $

Suy ra $f(x+y)+z+t=f(x+y+z,t) $. Cho $x=y=0 $, ta có $f(z,t)=f(0,0)+z+t $. Thay ngược trở lại ta có $f(0,0)=0 $. Điều phải chứng minh.

Một số bài toán áp dụng.

1. Tìm mọi $f:\mathbb{Q}\to \mathbb{Q} $ thỏa mãn

$f(xy)=f(x).f(y)-f(x+y)+1, \forall x,y\in\mathbb{Q}. $

2. Tìm mọi $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R} $ thỏa mãn

$f(\frac{x+y}{x-y})=\frac{f(x)+f(y)}{f(x)-f(y)}, \forall x\not= y\in\mathbb{R}. $

3. Tìm mọi $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R} $ thỏa mãn

$f(\frac{x^2+y^2}{2xy})=\frac{f^2(x)+f^2(y)}{2.f(x) .f(y)}, \forall x, y\in\mathbb{R} $ và $f(0)=0 $.

4. Tìm mọi $f:\mathbb{R}^+\to \mathbb{R}^+ $ thỏa mãn

$f(x+y)=f(y).f(xf(y)), \forall x, y\in\mathbb{R}^+. $



Always will be!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
[Only registered and activated users can see links. ]

No pain, no gain!

thay đổi nội dung bởi: psquang_pbc, 19-11-2008 lúc 10:39 AM
psquang_pbc is offline  
The Following 9 Users Say Thank You to psquang_pbc For This Useful Post:
buon qua (01-11-2010), duca1pbc (21-11-2008), e_math (15-08-2009), glis (19-11-2008), Gon91 (19-11-2008), hungqh (22-08-2012), MATHSCOPE (20-11-2008), Member_Of_AMC (19-11-2008), n.v.thanh (13-11-2010)
Old 19-11-2008, 09:50 AM   #2
Member_Of_AMC
+Thành Viên+
 
Member_Of_AMC's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài Gòn
Bài gởi: 266
Thanks: 242
Thanked 156 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Member_Of_AMC
Trích:
Nguyên văn bởi psquang_pbc View Post
[COLOR="Green"]Cố định $a,b $ và cho $c $ chạy ta có $f(c)=\frac{u}{c}+v $. Thay lại phương trình ta có $v=0 $. Như vậy $f(x)=\frac{u}{c}. $
$f(x)=\frac{u}{x} $ chứ nhỉ.
Cho mình hỏi: có dấu hiệu khi nào thì xài cách này là tốt nhất ko?
Bài viết rất hay (dù thiếu khá nhiều dấu ngoặc:hornytoro. Cám ơn.
Chúc các thầy, cô 20/11 vui vẻ và luôn hạnh phúc.
p/s: lâu quá không thấy anh Tuân lên nhỉ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Nothing to lose.
The man who has lost everything is capable of anything.

thay đổi nội dung bởi: Member_Of_AMC, 19-11-2008 lúc 10:14 AM
Member_Of_AMC is offline  
Old 19-11-2008, 03:11 PM   #3
glis
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 51
Thanks: 4
Thanked 4 Times in 3 Posts
Anh có kinh nghiệm và tài liệu về vấn đề này thì share cho mọi người cùng học hỏi nhé
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
glis is offline  
Old 19-11-2008, 05:32 PM   #4
psquang_pbc
+Thành Viên Danh Dự+
 
psquang_pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 747
Thanks: 9
Thanked 111 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới psquang_pbc
Mình cũng kô rõ chỗ nào có viết cả, nhưng cơ bản pp chỉ có vậy thôi. Bài tập mọi người giải làm quen là được. Nếu có mắc mớ bài nào thì pm cho mình. Mình sẵn sàng giải đáp nếu có thể.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
[Only registered and activated users can see links. ]

No pain, no gain!
psquang_pbc is offline  
Old 23-11-2008, 02:06 PM   #5
psquang_pbc
+Thành Viên Danh Dự+
 
psquang_pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 747
Thanks: 9
Thanked 111 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới psquang_pbc
Tiếp theo mình update thêm ví dụ cho mọi người làm quen thêm.

Ví dụ 3. Tìm mọi hàm số $f:\mathbb{R}^{+} \to \mathbb{R}^+ $ thỏa mãn

$f(x).f(y)=2.f(x+yf(x)). $

[ IMO Shortlist ? ]

Giải. Thêm biến theo ý tưởng tự nhiên, ta có

$f(x).f(y).f(z)=2.f(z).f(x+y.f(x)) $
$=2.f(z+(x+y.f(x)).f(z)) $
$=2.f(z+x.f(z)+2y.f(z+x.f(z))) $
$=2.f(2y).f(z+x.f(z)) $
$=f(2y).f(x).f(z) $

Do đó $f(y)=f(2y) $ với mọi $y $.

Nếu tồn tại $x_1>x_2 $ mà $f(x_1)<f(x_2) $ ta chọn $y=\frac{x_1-x_2}{f(x_2)-f(x_1)} $ thì ta có $f(y).f(x_1)=f(y).f(x_2), $vô lý. Vậy $f(x)\ge f(y) $ với mọi $x\ge y $. Kết hợp với đẳng thức phía trên ta có $f(x) $ là hằng số. Thử lại ta có $f(x)=2,\forall x\in\mathbb{R}^+ $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
[Only registered and activated users can see links. ]

No pain, no gain!

thay đổi nội dung bởi: conan236, 11-12-2008 lúc 02:00 PM
psquang_pbc is offline  
Old 23-11-2008, 04:54 PM   #6
Talent
+Thành Viên+
 
Talent's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 287
Thanks: 16
Thanked 90 Times in 61 Posts
Cách giải đầu có vẻ không ổn cho lắm . Từ phép đặt $xy=a,yz=b,zx=c $ ta suy ra $z=sqrt{\frac{bc}{a}},x=\sqrt{\frac{ac}{b}},y=\sqrt {\frac{ab}{c}} $
Tuy nhiên cách giải đúng khi mà hàm từ $(0,+\infty) $ ,phép đặt này ko đảm bảo $x,y,z>1 $ với mọi a,b,c . Phép cố định a,b và cho c chạy chỉ đúng trên khoảng nào đó không phải trên toàn đoạn đang xét .
Phép thêm biến và đổi biến phải đảm bảo song ánh trong tập đang xét .
Không biết bài này có liên quan không ,cứ đưa vậy : [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Prime

thay đổi nội dung bởi: Talent, 23-11-2008 lúc 04:59 PM
Talent is offline  
Old 23-11-2008, 07:26 PM   #7
duca1pbc
+Thành Viên+
 
duca1pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 139
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 7 Posts
1 bài thêm biến dạng nhẹ

$f: R^+ \rightarrow R^+ $
$f(x+f(y))=f(x+y)+f(y) $

Ta có:
$f(x+f(y+f(z)))=f(x+y+f(z))+f(y+f(z)) $
$=f(x+y+z)+f(z)+f(y+z)+f(z) (1) $
Mặt #,
$f(x+f(y+f(z)))=f(x+f(y+z)+f(z)) $
$=f(x+f(y+z)+z)+f(z)=f(x+y+2z)+f(y+z)+f(z) (2) $
Từ (1) và (2) $\rightarrow f(x)+f(y)=f(x+y) \forall x,y $

f(x) cộng tính cộng với $f(x)> 0 \forall x>0 \rightarrow f(x)=ax \forall x>0 $
Thử lại: $f(x)=2x $

p/s: bài này $R \rightarrow R $ có đúng ko nhỉ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duca1pbc is offline  
Old 23-11-2008, 11:09 PM   #8
Talent
+Thành Viên+
 
Talent's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 287
Thanks: 16
Thanked 90 Times in 61 Posts
Cái đoạn $f(x+y)=f(x)+f(y) $ chỉ đúng khi x khác y thôi . Nếu thế thì mình chưa hiểu bạn định cm tiếp như thế nào ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Prime
Talent is offline  
Old 23-11-2008, 11:33 PM   #9
duca1pbc
+Thành Viên+
 
duca1pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 139
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 7 Posts
$f(x) $cộng tính+ $f(x)>0 \forall x>0 \rightarrow f(x)>f(y) \forall x>y>0 $
Còn gì nữa
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duca1pbc is offline  
Old 23-11-2008, 11:40 PM   #10
Talent
+Thành Viên+
 
Talent's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 287
Thanks: 16
Thanked 90 Times in 61 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi duca1pbc View Post
$f(x) $cộng tính+ $f(x)>0 \forall x>0 \rightarrow f(x)>f(y) \forall x>y>0 $
Còn gì nữa
Không anh bạn suy ra $f(x+y+2z)=f(x+y+z)+f(z) $
Phép thể $a=x+y+z,b=z $ thì có đk $a>b $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Prime
Talent is offline  
Old 24-11-2008, 05:22 PM   #11
duca1pbc
+Thành Viên+
 
duca1pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 139
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 7 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Talent View Post
Không anh bạn suy ra $f(x+y+2z)=f(x+y+z)+f(z) $
Phép thể $a=x+y+z,b=z $ thì có đk $a>b $
Trong fép chứng minh f cộng tính và đơn điệu tăng ko cần có phép thế x=y.Nên với như thế cũng cho ta kết quả rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duca1pbc is offline  
Old 24-11-2008, 05:46 PM   #12
Quân -k47DHV
+Thành Viên Danh Dự+
 
Quân -k47DHV's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Đại Học Y Hà Nội
Bài gởi: 421
Thanks: 5
Thanked 105 Times in 80 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi duca1pbc View Post
Trong fép chứng minh f cộng tính và đơn điệu tăng ko cần có phép thế x=y.Nên với như thế cũng cho ta kết quả rồi
Có lẽ đức chưa hiểu ý của Talent.$ f $cộng tính khi $x $khác $y $ mà như thế thì Đức làm tiếp như thế nào?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LƯƠNG Y KIÊM TỪ MẪU
Quân -k47DHV is offline  
Old 24-11-2008, 06:34 PM   #13
duca1pbc
+Thành Viên+
 
duca1pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 139
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 7 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Quân -k47DHV View Post
Có lẽ đức chưa hiểu ý của Talent.$ f $cộng tính khi $x $khác $y $ mà như thế thì Đức làm tiếp như thế nào?
Thôi đc.

Nói cụ thể là thế này
$f(x+y)=f(x)+f(y) \forall x \neq y >0 $
$f(x) $ tăng thực sự trên $R^+ $
Với điều kiện này cũng đủ để có $f(x)=ax $
ok?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duca1pbc is offline  
Old 25-11-2008, 05:33 PM   #14
Quân -k47DHV
+Thành Viên Danh Dự+
 
Quân -k47DHV's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Đến từ: Đại Học Y Hà Nội
Bài gởi: 421
Thanks: 5
Thanked 105 Times in 80 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi duca1pbc View Post
$f(x) $ tăng thực sự trên $R^+ $
Thế Đức so sánh$ f(2x) $và $f(x) $ thử xem.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LƯƠNG Y KIÊM TỪ MẪU
Quân -k47DHV is offline  
Old 25-11-2008, 07:10 PM   #15
duca1pbc
+Thành Viên+
 
duca1pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 139
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 7 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Quân -k47DHV View Post
Thế Đức so sánh$ f(2x) $và $f(x) $ thử xem.
$\forall x \in R^+ \ni \epsilon > 0,x>\epsilon $
$\rightarrow f(2x)=f(x+\epsilon)+f(x-\epsilon)>f(x+\epsilon)>f(x) $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
duca1pbc is offline  
Ðề tài đã khoá Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:52 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 101.08 k/117.25 k (13.79%)]