Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học > Các Bài Toán Đã Được Giải

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 03-08-2010, 04:11 PM   #1
Conan Edogawa
+Thành Viên+
 
Conan Edogawa's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Đến từ: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Bài gởi: 397
Thanks: 136
Thanked 303 Times in 150 Posts
Cần giúp 2 bài tính khoảng cách

1. Cho hình vuông $ABCD $ và tam giác đều $SAD $ cạnh $a $ nằm trong 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng $SA $ và $BD $

2. Cho tứ diện $OABC $ trong đó $ OA, OB, OC $ đôi một vuông góc và $OA=OB=OC=a $. Gọi I là trung điểm BC. Dựng và tính độ dài đoạn vuông góc chung của $AI $ và $OC $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Conan Edogawa is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-08-2010, 04:26 PM   #2
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Bài 1 phang tọa độ cho nó lành
bài 2: (bắt dựng đường vuông góc nên ko làm tọa độ đc)
gọi M là trung điểm OB, trong mp(AOB) dựng $OH\perp AM $ thì OH là đoạn vuông góc chung cần dựng
CM:
$\left\{\begin{matrix} MI//OC \Rightarrow MI\perp (AOB)\Rightarrow MI\perp OH\\ AM\perp OH \end{matrix}\right. \Rightarrow OH\perp AI $
mặt khác, dễ thấy $OH\perp OC $ nên suy ra OH là đoạn vuông góc chung cần dựng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
Conan Edogawa (03-08-2010)
Old 03-08-2010, 04:28 PM   #3
Conan Edogawa
+Thành Viên+
 
Conan Edogawa's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Đến từ: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Bài gởi: 397
Thanks: 136
Thanked 303 Times in 150 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Bài 1 phang tọa độ cho nó lành
Mình mới học đầu 12 nên chưa cho dùng tọa độ. Bạn có cách lớp 11 ko
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Conan Edogawa is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-08-2010, 11:58 AM   #4
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Cách lớp 11 cho bài 1:
qua A dựng đường thẳng song song với BD, cắt CB, CD tại P, Q
khi đó $d(BD;SA)=d(BD;(SPQ))=d(D;(SPQ)) $
trong mp(SAD), dựng đường thẳng qua D vuông góc với AD, cắt SA tại M, khi đó $DM\perp (ABCD) $
ta tính $d(D;(SPQ)) $ bằng cách sử dụng công thức đường cao trong tứ diện vuông DAMQ

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
Akira Vinh HD (14-09-2012)
Old 06-08-2010, 03:24 AM   #5
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Bài 1 phang tọa độ cho nó lành
bài 2: (bắt dựng đường vuông góc nên ko làm tọa độ đc)
gọi M là trung điểm OB, trong mp(AOB) dựng $OH\perp AM $ thì OH là đoạn vuông góc chung cần dựng
CM:
$\left\{\begin{matrix} MI//OC \Rightarrow MI\perp (AOB)\Rightarrow MI\perp OH\\ AM\perp OH \end{matrix}\right. \Rightarrow OH\perp AI $
mặt khác, dễ thấy $OH\perp OC $ nên suy ra OH là đoạn vuông góc chung cần dựng
Đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng là đoạn thẳng có hai đầu mút lần lượt nằm trên mỗi đường thẳng và vuông góc với cả hai đường thẳng đó mà. Đoạn OH bạn novae dựng đúng là vuông với cả hai đường thẳng thật nhưng chưa cắt cả hai đường nên nó chưa phải là đường vuông góc chung cần dựng.
Dưới đây xin nêu một phương pháp tìm đường vuông góc chung của hai đường thẳng như sau:
Giả sử MN là đoạn vuông góc chung cần tìm. Dễ thấy đó cũng chính là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm bất kì thuộc OC và AI nên hai điểm M, N phải thuộc hai đoạn vừa nêu.

Đặt $IM=x, AN=y, 0 \le x \le a.\frac{\sqrt{6}}{2}, 0\le y \le a $.
Gọi H là hình chiếu của M lên (OBC) thì tam giác MNH vuông tại H. Ta sẽ tính MN theo x, y và a.
Ta tính được: $AI=a.\frac{\sqrt{2}}{2}, AI=a.\frac{\sqrt{6}}{2} $, suy ra:
$HM=x.\sqrt{\frac{2}{3}}, IH=x.\sqrt{\frac{1}{3}}, OH=a.\frac{\sqrt{2}}{2}-x.\sqrt{\frac{1}{3}} $.
Áp dụng định lí cosin trong tam giác AHN, ta được:
$NH^2=OH^2+ON^2-OH.ON.\sqrt{2}=(a.\frac{\sqrt{2}}{2}-x.\sqrt{\frac{1}{3}})^2+y^2-(a.\frac{\sqrt{2}}{2}-x.\sqrt{\frac{1}{3}})y.\sqrt{2} $.
Do đó:
$MN^2=MH^2+HN^2=y^2-(a-x.\sqrt{\frac{2}{3}})y+(a.\frac{\sqrt{2}}{2}-x.\sqrt{\frac{1}{3}})^2+\frac{2}{3}x^2 $
Đây là hàm số bậc hai biến y nên đạt giá trị nhỏ nhất khi $y=\frac{(a-x.\sqrt{\frac{2}{3}})}{2} $.
Khi đó:
$MN^2=\frac{-(a-x.\sqrt{\frac{2}{3}})^2}{4}+(a.\frac{\sqrt{2}}{2}-x.\sqrt{\frac{1}{3}})^2+\frac{2}{3}x^2=\\=\frac{a^ 2}{2}+\frac{x^2}{3}-\frac{2ax}{\sqrt{6}}+\frac{2}{3}x^2-\frac{a^2}{4}-\frac{x^2}{6}+\frac{ax}{\sqrt{6}}=x^2-\frac{ax}{\sqrt{6}}+\frac{a^2}{4}=\\=(x-\frac{a}{2\sqrt{6}})^2+\frac{a^2}{12}\ge \frac{a^2}{12} $.
Đến đây suy ra đoạn vuông góc chung MN phải có độ dài là $\frac{a}{2\sqrt{3}} $.
Điều này đạt được khi và chỉ khi
$x=\frac{a}{2\sqrt{3}},y=\frac{(a-x.\sqrt{\frac{2}{3}})}{2}=\frac{a}{2}-\frac{a\sqrt{2}}{12} $.
Từ đó suy ra vị trí M, N.
Rõ ràng các điểm M, N như trên không dễ gì đoán được bằng cách dựng hình thông thường. Việc đại số hóa này vừa tìm được vị trí của M, N vừa tìm được chính xác độ dài của MN.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post:
Akira Vinh HD (14-09-2012), Conan Edogawa (06-08-2010)
Old 06-08-2010, 05:37 AM   #6
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Cách lớp 11 cho bài 1:
qua A dựng đường thẳng song song với BD, cắt CB, CD tại P, Q
khi đó $d(BD;SA)=d(BD;(SPQ))=d(D;(SPQ)) $
trong mp(SAD), dựng đường thẳng qua D vuông góc với AD, cắt SA tại M, khi đó $DM\perp (ABCD) $
ta tính $d(D;(SPQ)) $ bằng cách sử dụng công thức đường cao trong tứ diện vuông DAMQ
Bài này thuộc dạng dựng đường vuông góc quen thuộc và cách "dựng hình bình hành" của bạn novae vậy là đúng rồi. Tuy nhiên, ta có thể tìm được khoảng cách đó bằng cách ngắn hơn 1 chút.



Gọi M là trung điểm AD. Qua A dựng AE // BD (E thuộc tia CD). Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng BD, AE và cắt hai đường này lần lượt tại K và H.
Dễ thấy SM vuông góc với (ABCD) nên SM vuông góc với BD, mà MK vuông góc với BD nên BD vuông góc với (SHK), suy ra: SK vuông góc với BD.
Tương tự SH vuông góc với AE. Do đó: (SHK) vuông góc với cả hai mặt phẳng (SAE) và (SBD).
Hơn nữa: $d(SA,BD)=d(BD,(SAE))=d(K,(SAE)) $.
Suy ra khoảng cách cần tìm chính là đường cao đỉnh K của tam giác cân SHK.
Khoảng cách đó tính được không khó! Như thế là xong!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post:
Akira Vinh HD (14-09-2012), Conan Edogawa (06-08-2010)
Old 06-08-2010, 11:53 AM   #7
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Chỉnh lại bài 1:
trong mp(AMI), kẻ đường thẳng qua H song song với MI, cắt AI tại P
trên OC, lấy Q sao cho $\overrightarrow{OQ}=\overrightarrow{HP} $
khi đó PQ là đoạn vuông góc cần dựng

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2010, 04:28 PM   #8
hungchng
Super Moderator
 
hungchng's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Bài gởi: 696
Thanks: 8
Thanked 800 Times in 423 Posts
Gởi cái hình vẽ bài 1 bằng geospace có thể xoay trong KG

File gốc kèm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : rar bai01.rar (634 Bytes, 11 lần tải)
hungchng is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hungchng For This Useful Post:
Akira Vinh HD (14-09-2012), huynhcongbang (08-08-2010)
Old 08-08-2010, 05:30 PM   #9
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Không ngờ vẽ hình không gian cũng có thể thực hiện tương tự cách dùng Latex như vậy! Em cám ơn thầy nhiều! Em đang tìm một phần mềm vẽ hình trong không gian có thể xoay được để quan sát thể tích phần chung của chúng (vì em đang học giải tích hàm, phần ứng dụng của tích phân hai, ba lớp). Để em dùng thử cái này xem sao, dù có vẻ nó không được "hướng đối tượng" cho lắm!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:59 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 81.88 k/92.42 k (11.40%)]