Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-04-2015, 01:58 AM   #1
chunggold
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2015
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 16
Thanks: 4
Thanked 6 Times in 2 Posts
Đề kiểm tra đội tuyển lớp 10 chuyên KHTN (hình học)

Bài toán 1: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, trực tâm $H$ . $E,F$ đối xứng với $H$ qua $CA,AB$. $OE,OF$ lần lượt cắt $CA,AB$ tại $M,N$ . Dựng hình bình hành $ABDC$ . $X,Y,Z$ là hình chiếu của $H$ lên $MN,ND,DM$ . CMR $(XYZ)$ tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác $ABC$

Bài toán 2: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ . Đường tròn $(K)$ tiếp xúc $CA,AB$ và tiếp xúc trong với $(O)$ tại $P$ . Đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$ . $PD$ cắt trung trực $BC$ tại $Q$ . CMR $IQ\parallel BC$

Bài toán 3: Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân nội tiếp $(O)$ . Đường tròn tâm $C$ bán kính $BC$ cắt $BA$ tại $D$ và cắt $(O)$ tại $E$ khác $B$ . $DE$ cắt $(O)$ tại $F$ khác $E$ . $CO$ cắt $DE, AB$ lần lượt tại $G,L$ . Các điểm $M,N$ lần lượt thuộc $LE,LF$ sao cho $MG,DN$ cùng vuông góc với $BC$ . CMR $DN=MG$

Nguồn : Trần Quang Hùng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: chunggold, 01-04-2015 lúc 02:01 AM
chunggold is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to chunggold For This Useful Post:
dangvip123tb (01-04-2015), HoangHungChels (01-04-2015), quocbaoct10 (01-04-2015), thaygiaocht (01-04-2015)
Old 10-04-2015, 01:30 AM   #2
imalx
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2015
Bài gởi: 27
Thanks: 0
Thanked 19 Times in 13 Posts
Bài 1: Gọi các góc trong của $Delta ABC$ là $\angle A, \angle B, \angle C$, $AK, BP, CL$ là các đường cao. $G$ là trung điểm của $BC$.
Dễ thấy $B, D, C, H, Y$ nằm trên một đường tròn. Do $\angle BYD = \angle BCD = \angle NFB = \angle B$ nên tứ giác $BFNY$ nội tiếp. Lưu ý tứ giác $NYHL$ cũng nội tiếp. Do đó $\angle YFB = \angle BNY = \angle FHY = \angle YBC$ /1/. Dẫn đến $\angle YFC = \angle YHB = \angle YCB$ /2/.
/1/ và /2/ cho $F, N, G$ thẳng hàng (nếu $G’\equiv FN\cap BC$ thì $G’B^{2} = G’Y.G’F = G’C^{2}$). Lưu ý là $BC$ là tiếp tuyến của $(BFNY)$. Tương tự như vậy, $EZ$ đi qua $G$ cũng như $BC$ là tiếp tuyến của $(EMZC)$ /3/.
Dễ thấy $\angle FBE = 180^{\circ} – 2A$; $\angle YXZ = \angle YXH + \angle HXZ = \angle NHM = 2. A$ nên $X, Y, G, Z$ nằm trên một đường tròn. Gọi $T$ là tâm đường tròn này.
Do /3/ nên $GY.GF = GB^{2} = GC^{2} = GZ.GE$ hay $YZEF$ nội tiếp hay $\angle YZB = \angle GFE$.
Nhận thấy $\angle FGT = 90^{\circ} -\angle YZG = 90^{\circ} – \angle GFE$ nên $TG\perp EF$.
Dễ thấy tâm $W$ của đường tròn Euler của $\Delta ABC$ thỏa mãn $GW\perp EF$ nên $G, T, W$ thẳng hàng. Điều này tương đương với $(XYGZ)$ tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác $ABC$ tại $G$.

Bài 2: Đây là một bài hình khá quen thuộc.
Gọi $N, M$ là các tiếp điểm của $(K)$ với $AB, AC$; $AI$ cắt $(O)$ tại $L$, $R$ đối xứng với $L$ qua $O$.
Gọi $E\equiv PN\cap (O)$, $F\equiv PM\cap (O)$. Dễ thấy $OE\parallel KN$, $EO\perp AB$, $E, I, C$ thẳng hàng. Tương tự như vậy, $F, I, B$ thẳng hàng.
Pascal trong $ACFTGB$ cho $N, I, M$ thẳng hàng.
Do $\angle BNI = \angle CMI = 90^{\circ} + A/2$ nên $\angle BIN = C/2$, cũng như $\angle MIC = B/2$ nên các tứ giác $NIPB, MIPC$ nội tiếp. Dẫn đến $PI$ là phân giác $\angle BPC$ hay $PI$ đi qua $R$.
Lưu ý $LB = LI = LC$. Quan sát các tam giác $PAI, PID$ thấy $\angle DIP = \angle PRL = \angle PAI$, $IP/AP = IL/RL = LC/RL = sin \angle LRC = sin \angle LAC = r/AI = ID/AI$ nên chúng đồng dạng. Do vậy $IP$ cũng là phân giác $\angle APF$, điều này dẫn đến đpcm.

Bài 3: Gọi $CL$ cắt $(O)$ tại $S$, $BS cắt FL$ tại $M$, đường thẳng qua $H\perp BC$ cắt $FL$ tại $M$. Dễ thấy $SF/parallel AB$ và $SEF$ là hình thang cân.
Nhận thấy $H, B$ đối xứng nhau qua $CF$, $H, E$ đối xứng nhau qua $AC$, $B, E$ đối xứng nhau qua $SC$ nên dễ thấy các tứ giác $LECH, HGCB$ là các tứ giác nội tiếp.
Do $\angle GFB = \angle LAE$ và $\angle GBF = \angle HBH + \angle HBF = \angle HCG + \angle FHB = \angle LEH + \angle LHE = \angle ALE$ nên $\Delta FGB\sim \Delta AEL$, do đó $MF/ML = SF/BL = AE/LE = BG/FG = GE/FG$ tức $MG\parallel LE$.
Tiếp đó có $LH/LB = LH/LE = sin LEH/sin LHE = sin HCG/sin GCE = HG/GE$.
Và $LU/LF = LU/ LM . LM/LF = LH/LB . LM/LF = HG/GE . GE. EF = HG/EF$.
$LU/LF = HG/EF$ tương đương với đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: imalx, 10-04-2015 lúc 02:09 AM Lý do: Tự động gộp bài
imalx is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to imalx For This Useful Post:
chunggold (11-04-2015), dangvip123tb (11-04-2015), thaygiaocht (10-04-2015)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:11 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 47.99 k/52.42 k (8.45%)]