Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi HSG Cấp Tỉnh ở Việt Nam

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-10-2017, 01:53 AM   #1
MATHSCOPE
Administrator

 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 30
Thanks: 110
Thanked 183 Times in 68 Posts
Đề thi các trường chuyên và các tỉnh năm học 2017-2018-Lời giải và bình luận

Thời điểm này, nhiều tỉnh và các trường chuyên đã và đang hoàn tất việc thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tham dự VMO. Tiếp nối truyền thống nhiều năm trước, www.mathscope.org mở lại chuyên mục này. Công việc này vừa là để các thầy cô và các bạn học sinh có một nguồn tư liệu tham khảo, vừa để thúc tiến các thảo luận của các thành viên Mathscope.

Các bài toán sẽ được chia ra làm các thể loại như sau:
  1. Các bài toán Đại Số.
  2. Các bài toán Số Học.
  3. Các bài toán Hình Học.
  4. Các bài toán Giải Tích.
  5. Các bài toán Rời Rạc.
Chúng tôi sẽ tập hợp các đề toán theo từng chủ đề, gửi lên đây và chúng ta có thể vào giải và bình luận. Có thể bình luận trực tiếp trong chủ đề này hoặc là gửi file đính kèm. Một số đề mà chúng tôi không chủ động sưu tập được, mong các thành viên đóng góp thêm.

Các bài toán và lời giải-bình luận, sẽ được chúng tôi tổng hợp lại thành 1 file pdf. Bây giờ xin bắt đầu bằng chủ đề Số Học.


Các bài toán Số Học



$\boxed{1}$ [Hà Nội] Cho $x;\, y;\, z$ là các số hữu tỉ sao cho $x+y^{2}+z^{2}$, $y+z^{2}+x^{2}$ và $z+x^{2}+y^{2}$ đều là các số nguyên. Chứng minh rằng $2x$ là số nguyên.

$\boxed{2}$ [Hà Nội] Với mọi $n\in \left \{ 1;\,2;\,3 \right \}$, ta gọi số tự nhiên $k$ là một số tự nhiên kiểu $n$ nếu $k=0$ hoặc $k$ là một số hạng của dãy $1;\,n+2;\,(n+2)^{2};\,(n+2)^{3};\,...$ hoặc $k$ là tổng của một số số hạng của dãy trên. Chứng minh rằng bất kì số nguyên dương nào cũng biểu diễn được dưới dạng tổng của một số kiểu 1 với một số kiểu 2 và một số kiểu 3.

$\boxed{3}$ [Bà Rịa-Vũng Tàu] Có bao nhiêu hàm số $f:\;\mathbb N^*\longrightarrow\mathbb N^*$ thoả mãn $f(1)=1$ và
\[f(n)f(n+2)=1+f^2(n+1)\quad\forall\,n\in\mathbb N^*\]

$\boxed{4}$ [Đắk Lắk] Tìm số nguyên dương $n$ sao cho $\left(n^2+11n-4\right)n!+33.13^n+4$ là một số chính phương.

$\boxed{5}$ [Đắk Lắk] Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ. Tìm số các tập con $X$ của $S=\{1;\,2;\,\ldots;\,2p\}$ biết $X$ có đúng $p$ phần tử và tổng các phần tử của $X$ là bội của $p$.

$\boxed{6}$ [Đắk Lắk] Tìm tất cả các bộ số nguyên $(a;\,b;\,c;\,d)$ thoả
\[{a^2} + 35 = {5^b}{6^c}{7^d}\]

$\boxed{7}$ [Hoà Bình] Cho $a;\,b;\,c$ là 3 số nguyên thỏa mãn
$$a+b+c=a^2(c-b)+b^2(a-c)+c^2(b-a)$$
Chứng minh rằng $a+b+c$ chia hết cho 27.

$\boxed{8}$ [Hoà Bình] Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(a;\,b)$ sao cho$\left(a^2+b\right)\left(a+b^2\right)$ là một luỹ thừa của 2.

$\boxed{9}$ [Nghệ An] Số nguyên dương $m$ gọi là số hoàn hảo nếu tổng các ước nguyên dương của nó là $2m$. Tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $1+n^n$ là số hoàn hảo.

$\boxed{10}$ [Đồng Tháp] Có tồn tại hay không số nguyên dương $n$ sao cho $\dfrac{(n+1)(6n+1)}{2017}$ là số chính phương?

$\boxed{11}$ [Đồng Tháp] Xét tập hợp $S=\{1;\,2;\,\ldots;\,2017\}$. Ta tô màu mỗi phần tử của $S$ bởi một trong năm màu là Xanh, Đỏ, Tím, Vàng và Nâu. Chứng minh rằng tồn tại ba phần tử phân biệt $a;\,b;\,c$ của $S$ có cùng màu và thoả mãn $a\mid b$ và $b\mid c$.

$\boxed{12}$ [Đồng Nai] Cho hai đa thức sau
\[\begin{align*}P(x)=&x^5+5x^4+5x^3+5x^2+1\\
Q(x)=&x^5+5x^4+3x^3-5x^2-1
\end{align*}\]
Tìm số nguyên tố $p$ sao cho tồn tại số tự nhiên $a$ với $a<p$ thoả mãn $p$ là ước chung của $P(a)$ và $Q(a)$. Với $p$ tìm được, hãy tìm tất cả các số tự nhiên $a$ thoả mãn điều đó.

$\boxed{13}$ [Đắc Nông] Tìm các số nguyên dương $a;\,b;\,c;\,d$ thoả mãn $\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}$ và
\[{a^{2018}} + {b^{2018}} + {c^{2018}} + {d^{2018}} \;\text{là}\;\text{số}\;\text{nguyên}\;\text{t ố}. \]

$\boxed{14}$ [Đắc Nông] Tìm các số nguyên $a;\,b$ thoả mãn $2^na+b$ là số chính phương với mọi số nguyên dương $n$.

$\boxed{15}$ [Hà Nam] Tìm các bộ số nguyên dương $(a;\,b;\,c;\,d)$ thoả mãn
\[a^2+2^{b+1}=3^c\]

$\boxed{16}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Cho dãy số $\left(a_n\right)$ xác định bởi công thức sau: \[a_0=1;\,a_1=4;\,a_{n+2}=2a_{n+1}+3a_n\quad\forall \,n \in\mathbb N.\]
Chứng minh rằng trong dãy số trên không có số nào là bội của 2017.

$\boxed{17}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Cho $n$ là số nguyên dương. Giả sử phương trình $\dfrac {1}{\sqrt [3]{x}} + \dfrac {5}{\sqrt [7]{y}} = \dfrac {1}{n}$ có $m$ cặp nghiệm nguyên dương $(x;\,y)$ và $m-1$ là số chính phương. Chứng minh rằng $n$ là số chính phương.

$\boxed{18}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ thỏa mãn với mọi $k$ nguyên dương, tồn tại $m$ nguyên dương sao cho $n$ là ước của $m^4+m^3+m^2+k$.

$\boxed{19}$ [Thanh Hoá] Tìm tất cả các đa thức hệ số nguyên $P(x)$ sao cho $P(n)$ là ước của $3^n-1$ với mọi số nguyên dương $n$ và $P(2017=1)$.

$\boxed{20}$ [Thanh Hoá] Cho $a$ và $b$ là các số nguyên dương, thỏa mãn các điều kiện:
$$a|{{b}^{2}},\,\,\,\,{{b}^{3}}|{{a}^{4}},\,\,\,\, {{a}^{5}}|{{b}^{6}},\,\,\,\,{{b}^{7}}|{{a}^{8}},\, \,...$$
Chứng minh rằng $a=b$.

$\boxed{21}$ [Hà Tĩnh] Tìm tất cả các cặp số nguyên $\,(a;b)$ sao cho với mọi số nguyên dương $n$, ta có $n$ chia hết cho $a^n+b^{n+1}$.

$\boxed{22}$ [Lào Cai] Tìm ước nguyên tố nhỏ nhất của $12^{2^{15}}+1$.

$\boxed{23}$ [Quảng Ninh] Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho $\dfrac{3^{p-1}-1}{p}$ là một số chính phương.


PS. Tôi gửi kèm file Số Học pdf, tex và word.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : rar TST cac tinh.rar (334.9 KB, 411 lần tải)
MATHSCOPE is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to MATHSCOPE For This Useful Post:
huynhcongbang (25-10-2017), kimtrankhoa (02-01-2018), NguyenHoang123 (11-10-2017)
Old 10-10-2017, 06:08 PM   #2
2M
thảo dân
 
2M's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 192
Thanks: 108
Thanked 509 Times in 146 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post

$\boxed{19}$ [Thanh Hoá] Tìm tất cả các đa thức hệ số nguyên $P(x)$ sao cho $P(n)$ là ước của $3^n-1$ với mọi số nguyên dương $n$.
Bài toán mở rộng cho bài trên.

Bài toán. Tìm $P(x)\in\mathbb Z[x]$ và $a;\,b\in\mathbb Z^+$ với $a>b$ sao cho
\[\dfrac{a^n-b^n}{P(n)}\in\mathbb Z\;\forall\,n\in\mathbb Z^+.\]

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
./.
2M is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-10-2017, 06:13 PM   #3
NaLDo
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2017
Bài gởi: 7
Thanks: 2
Thanked 1 Time in 1 Post
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post

$\boxed{14}$ [Đắc Nông] Tìm các số nguyên $a;\,b$ thoả mãn $2^na+b$ là số chính phương với mọi số nguyên dương $n$.
Lời giải. Giả sử $a;\,b$ là các số thoả mãn, trước hết ta thấy nếu $a\ne 0$ thì $b\ne 0$. Bởi nếu ngược lại, ta chỉ cần chọn $n$ lẻ hoặc chẵn tuỳ theo $a$ có là số chính phương hay không là sẽ thấy không thoả. Với $b\ne 0$, ta xét các trường hợp sau.
  1. Nếu $a<0$, khi đó do $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {{2^n}a + b} \right) = - \infty$ nên không thoả yêu cầu.
  2. Nếu $a>0$, xét dãy $\sqrt{2^na+b}=x_n $ ta thấy dãy tăng và có $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } x_n = + \infty$. Lại vì $x_n\in\mathbb N$ đồng thời $x_{n+2}\ne 2x_n$ do $b\ne 0$ nên
    \[\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left| {4x_n^2 - x_{n + 2}^2} \right| = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left| {2{x_n} - {x_{n + 2}}} \right|\left( {2{x_n} + {x_{n + 2}}} \right) = + \infty \]
    Điều đó mâu thuẫn với việc
    \[\left|4x_n^2 - x_{n + 2}^2\right|=b\]
    Vậy, cũng không xảy đến trường hợp này.
  3. Nếu $a=0$, khi đó mọi số chính phương $b$ đều thoả yêu cầu.
Tóm lại, $a=0$ và $b$ là số chính phương.

Nguồn: [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
NaLDo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-10-2017, 09:10 AM   #4
tikita
Administrator

 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gởi: 157
Thanks: 2
Thanked 84 Times in 53 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post

$\boxed{7}$ [Hoà Bình] Cho $a;\,b;\,c$ là 3 số nguyên thỏa mãn
$$a+b+c=a^2(c-b)+b^2.(a-c)+c^2(b-a)$$
Chứng minh rằng $a+b+c$ chia hết cho 27.
Đầu tiên ta chú ý rằng $a+b+c$ chia hết cho $3$ khi và chỉ khi $a,b,c$ có cùng số dư khi chi cho $3$ hoặc có số dư đôi một khác nhau khi chia cho $3$.
Trở lại bài toán, từ giả thiết ta được
$$a+b+c=(a-b)(b-c)(c-a).$$
+ Nếu $a,b,c$ có số dư đôi một khác nhau khi chia cho $3$, khi đó $a+b+c$ chia hết cho $3$ còn $(a-b)(b-c)(c-a)$ không chia hết cho $3$, nên không xãy ra trường hợp này.
+ Nếu có ít nhất hai số trong ba số $a,b,c$ có cùng số dư khi chia cho $3$. Khi đó vế phải chia hết cho $3$, suy ra $a+b+c$ chia hết cho $3$, hay từ nhận xét trên ta được $a,b,c$ có cùng số dư khi chia cho $3$. Vậy $a+b+c$ chia hết cho $27$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tikita is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tikita For This Useful Post:
2M (24-10-2017)
Old 11-10-2017, 04:22 PM   #5
Duy đẹp trai
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 4
Thanks: 3
Thanked 3 Times in 1 Post
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{15}$ [Hà Nam] Tìm các bộ số nguyên dương $(a;\,b;\,c;\,d)$ thoả mãn
\[a^2+2^{b+1}=3^c\]
Xét mod 4 có luôn $c$ chẵn, đặt $c=2m$ là có
\[\left( {{3^m} - a} \right)\left( {{3^m} + a} \right) = {2^{b + 1}}\]
Từ đây có $3^m-a=2^l;\;3^m+a=2^k$ với $l<k$ rồi dẫn đến $l=1$. Ta đặt $k-l=n$ là có bài toán quá quen thuộc
\[3^m=2^n+1;\quad\,m;\,n\in\mathbb Z^+.\]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Duy đẹp trai is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-10-2017, 05:00 PM   #6
MATHSCOPE
Administrator

 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 30
Thanks: 110
Thanked 183 Times in 68 Posts
CÁC BÀI TOÁN ĐẠI SỐ




$\boxed{1}$ [Quảng Ninh] Cho ba số thực dương $a;\, b;\, c$ có tổng bằng 3. Chứng minh rằng:
\[\dfrac{{{a^2}}}{{2a + 1}} + \dfrac{{{b^2}}}{{2b + 1}} + \dfrac{{{c^2}}}{{2c + 1}} \leqslant \dfrac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} + 6} }}\]
$\boxed{2}$ [Quảng Ninh] Tìm tất cả các hàm: $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left ( x^2-\left ( f\left ( y \right ) \right )^2 \right )=x.f(x)+y^2\quad \forall \,x;\,y \in \mathbb{R}\]
$\boxed{3}$ [Quảng Ninh]Cho $P(x),\,Q(x),\,R(x)$ là các đa thức khác hằng, có hệ số thực và thoả mãn:
\[P(x^2-x)+xQ(x^3-x)-(x^2-4)R(x) \quad\forall\, x \in \mathbb{R}\]
  • Chứng minh rằng phương trình $Q(x)+R(x-3)$ có ít nhất hai nghiệm thực phân biệt.
  • Giả sử rằng tổng bậc của $P(x),\,Q(x),\,R(x)$ là 5 và hệ số cao nhất của $R(x)$ là 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
    \[M=P^2(0)+8Q^2(3)\]
$\boxed{4}$ [Nghệ An] Giải hệ phương trình sau trên $\mathbb{R}$:
\[ \begin{cases}\sqrt {xy - {x^2}} + 9\sqrt {xy + {x^2}} &= 16y\\
xy - 5x - 4y &= 80 \end{cases}\]
$\boxed{5}$ [Nghệ An] Cho dãy số $\left ( a_{n} \right )$ xác định bởi $a_1>3$ và \[a_{n+1}=2+\dfrac{3}{a_{n}}\quad \forall n \geq 1;\, n \in \mathbb{N}\]
Xác định số thực dương $a$ lớn nhất sao cho bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực $x$ và mọi số nguyên dương $n$:
\[\sqrt{x^2+a_{1}^2}+\sqrt{x^2+a_{2}^2}
+...+\sqrt{x^2+a_{n}^2}
>n\sqrt{x^2+a^2}.\]
$\boxed{6}$ [Nghệ An] Tìm tất cả các hàm đơn điệu: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn: \[f(x+f(y))=f(x)+y^n\quad \forall\, x;\,y\in\mathbb R.\]
Trong đó $n$ là số nguyên dương cho trước.
$\boxed{7}$ [Quảng Trị] Cho các số thực dương $x;\,y;\,z$ thay đổi và thoả mãn $xyz=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
\[A = \left( {x + y + z} \right)\left( {6 - \frac{x}{y} - \frac{y}{z} - \frac{z}{x}} \right)\]
$\boxed{8}$ [Quảng Trị] Cho hàm số $f(x)=x^4+ax^3+bx^2+cx+d$ trong đó $a;\,b;\,c;\,d$ là các hằng số thực thoả mãn $f(-1)=100;\,f(-2)=200$ và $f(-3)=300$. Tính giá trị của biểu thức
\[P = \frac{{f\left( {10} \right) + f\left( { - 14} \right)}}{{16}} - 582.\]
$\boxed{9}$ [Tiền Giang] Tìm tất cả các hàm: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn: \[f\left( {x + y} \right) \ge f\left( x \right)f\left( y \right) \ge {2017^{x + y}}\quad \forall\, x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{10}$ [Tiền Giang] Cho hàm số: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn đồng thời các tính chất sau:
  • $f(1)=1.$
  • $f(x+y)-f(x)-f(y)=2xy\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.$
  • $f\left(\dfrac{1}{x}\right)=\dfrac{f(x)}{x^2}\quad \forall\,x\ne 0.$
Tính $f\left(\sqrt{2017}\right)$.

$\boxed{11}$ [Hà Nam] Tìm tất cả các hàm: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn: \[f\left( {f\left( x \right) + ay} \right) = \left( {{a^2} + a} \right)x + f\left( {f\left( y \right) - x} \right)\quad \forall\, x;\,y\in\mathbb R.\]
Trong đó $a$ là một hằng số và $a\notin\{0;\,-1\}$.

$\boxed{12}$ [Bà Rịa-Vũng Tàu] Cho các số thực dương $a;\,b;\,c$ thoả $a^2+b^2+c^2+abc=4$. Chứng mình rằng
\[\frac{a}{{\sqrt {\left( {b + 2} \right)\left( {c + 2} \right)} }} + \frac{b}{{\sqrt {\left( {c + 2} \right)\left( {a + 2} \right)} }} + \frac{c}{{\sqrt {\left( {a + 2} \right)\left( {b + 2} \right)} }} \ge 1.\]
$\boxed{13}$ [Bà Rịa-Vũng Tàu] Cho số nguyên dương $n$ và đa thức hệ số thực
\[P\left( x \right) = {a_0} + {a_1}x + \ldots + {a_n}{x^n}\]
Biết rằng $P(0);\,P(1);\,\ldots;\,P(n)$ đều là các số nguyên. Chứng minh rằng $P(m)$ là số nguyên với mọi số nguyên $m$.

$\boxed{14}$ [Bà Rịa-Vũng Tàu] Tìm tất cả các hàm: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {f\left( x \right) + {x^2} + y} \right) = {x^2} + f\left( x \right) + f\left( y \right)\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{15}$ [Bà Rịa-Vũng Tàu] Có bao nhiêu hàm số $f:\;\mathbb N^*\longrightarrow\mathbb N^*$ thoả mãn $f(1)=1$ và
\[f(n)f(n+2)=1+f^2(n+1)\quad\forall\,n\in\mathbb N^*\]
$\boxed{16}$ [Đồng Nai] Tìm tất cả các hàm số: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {xf\left( y \right) - yf\left( x \right)} \right) = f\left( {xy} \right) - xy\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{17}$ [Đồng Tháp] Cho $a;\,b;\,c$ là các số thực dương, chứng minh rằng
\[\frac{{a\left( {b + c} \right)}}{{{b^2} + bc + {c^2}}} + \frac{{b\left( {c + a} \right)}}{{{c^2} + ca + {a^2}}} + \frac{{c\left( {a + b} \right)}}{{{a^2} + ab + {b^2}}} \ge 2.\]
$\boxed{18}$ [Đồng Tháp] Tìm các đa thức $P(x)$ có bậc không vượt quá 3 và thoả mãn
\[P\left( {6{x^2} - x - 1} \right) + P\left( {1 - 6{x^2} - x} \right) = 1 + {P^2}\left( {2x} \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
$\boxed{19}$ [Đắk Lắk] Cho các số thực dương $a;\,b$ với $a>b$, và bất phương trình
\[x^2-(a+b)x+ab\le 0\]
Giả sử $x_1;\,x_2;\,\ldots;\,x_n$ là các nghiệm của bất phương trình trên, chứng minh rằng
\[\frac{{{{\left( {{x_1} + {x_2} + \ldots + {x_n}} \right)}^2}}}{{n\left( {x_1^2 + x_2^2 + \ldots + x_n^2} \right)}} \ge \frac{{4ab}}{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}\]
$\boxed{20}$ [Đắk Lắk] Tìm các đa thức $P(x)\in\mathbb R[x]$ thoả mãn
\[\left( {{x^2} + 2x} \right)P\left( {x + 1} \right) = \left( {{x^2} + 4x + 3} \right)P\left( x \right) + 2{x^2} + 2x\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
$\boxed{21}$ [Đắk Lắk] Giải hệ phương trình
\[\begin{cases}\dfrac{x}{{\sqrt {{y^2} + 1} }} + \dfrac{y}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} - \dfrac{{x + y}}{{\sqrt {1 + xy} }}&=0\\
\sqrt {\left( {2x - 2} \right)\left( {y + 5} \right)} + \sqrt {\left( {2y - 2} \right)\left( {x + 2} \right)} &= 3 + 3\left( {\sqrt {x + 2} + \sqrt {y + 5} } \right)
\end{cases}\]
$\boxed{22}$ [Đắk Lắk] Cho hàm số: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {xf\left( {x + y} \right)} \right) = {x^2} + f\left( {yf\left( x \right)} \right)\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
  • Chứng minh $f(x)$ là đơn ánh.
  • Tìm hàm $f(x)$.

$\boxed{23}$ [Tây Ninh] Cho các số thực dương $x;\,y;\,z$ thoả $xyz=1$, chứng minh rằng
\[\frac{1}{{\sqrt[4]{{{x^3} + 2{y^3} + 6}}}} + \frac{1}{{\sqrt[4]{{{y^3} + 2{z^3} + 6}}}} + \frac{1}{{\sqrt[4]{{{z^3} + 2{x^3} + 6}}}} \le \sqrt 3 \]
$\boxed{24}$ [Tây Ninh] Tìm các hàm số $f:\, \mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thoả mãn
\[f\left( {f\left( n \right)} \right) + 2f\left( n \right) = 3n + 2\quad\forall\,n\in\mathbb N.\]
$\boxed{25}$ [Đà Nẵng] Với mỗi số thực $t$, gọi $g(t)$ là số các hàm số $f:\, \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn
\[f\left( {xy + f\left( y \right)} \right) = t + yf\left( x \right)\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
Tìm hàm số $g(t)$.


$\boxed{26}$ [Hà Tĩnh] Cho các số thực không âm $a;\,b;\,c$ thoả mãn $a^2+b^2+c^2\le 3$. Chứng minh rằng
\[\left( {a + b + c} \right)\left( {a + b + c - abc} \right) \ge 2\left( {{a^2}b + {b^2}c + {c^2}a} \right)\]
$\boxed{27}$ [Hà Tĩnh] Cho hai đa thức bậc ba:
\[P(x)=x^3+2x^2-7x-16,\quad Q(x)=x^3+3x^2+8x-4\]
  • Chứng minh rằng mỗi đa thức đều có một nghiệm dương duy nhất.
  • Gọi các nghiệm dương của $P(x),\, Q(x)$ lần lượt là $p;\, q$. Chứng minh rằng: \[\sqrt{p}-\sqrt{q}=1.\]

$\boxed{28}$ [Hoà Bình] Tìm các đa thức hệ số thực $P(x)$ thoả mãn
\[xP\left( {x - 1} \right) = \left( {x - 3} \right)P\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
$\boxed{29}$ [Hoà Bình] Tìm các đa thức hệ số thực $P(x)$ thoả mãn
\[{P^2}\left( x \right) = 2P\left( {2{x^2} - 1} \right) + 3\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
$\boxed{30}$ [Hoà Bình] Tìm các hàm số $f:\, \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn
\[f\left( {{x^2}} \right) = f\left( {x + y} \right)f\left( {x - y} \right) + {y^2}\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{31}$ [Hoà Bình] Tìm các hàm số $f:\, \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn
\[f\left( x \right) + f\left( y \right) + f\left( {xy} \right) = f\left( {x + y} \right) + f\left( x \right)f\left( y \right)\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{32}$ [Đắk Nông] Tìm các hàm số $f:\, \left(0;\,+\infty\right)\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn
\[\frac{{x + \sqrt {1 + {x^2}} }}{{1 + \sqrt {1 + {f^2}\left( x \right)} }} = {x^2}f\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
$\boxed{33}$ [Đắk Nông] Trong tập hợp $[-1;\,1]$, lấy bất kì các giá trị $x;\,y;\,z$ thoả mãn có tổng bằng 0 và tổng bình phương bằng 4. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
\[P=x^{2018}+y^{2018}+z^{2018}.\]
$\boxed{34}$ [Đắk Nông] Biết rằng $x;\,y;\,z$ là các số thực dương thoả mãn $x^2+y^2+z^2+xyz=4$. Chứng minh rằng: \[x+y+z \geqslant \sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}.\] Dấu "=" xảy ra khi nào?


$\boxed{35}$ [Hà Nội] Cho hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn điều kiện: \[f(\tan x)=\dfrac{1}{2}\sin 2x-\cos 2x\quad \forall x\in \left ( -\dfrac{\pi}{2};\dfrac{\pi}{2} \right )\]
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức:
\[f\left(\sin^2x \right)f\left(\cos^2x\right);\quad (x\in \mathbb{R})\]
$\boxed{36}$ [Hà Nội] Tìm tất cả các đa thức $P(x$) với hệ số thực sao cho:
\[P^2(x)^2=2P(x^2-3)+1\quad \forall x \in \mathbb{R}.\]
$\boxed{37}$ [Thanh Hoá] Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {{n^2}} \right) = f\left( {n + m} \right)f\left( {n - m} \right) + {m^2}\quad \forall \,m;\,n \in \mathbb{R}.\]
$\boxed{38}$ [Thanh Hoá] Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ có các hệ số nguyên thoả mãn $P(2017)=1$, và $3^{n}-1$ chia hết cho $P(n)$ với mọi số nguyên dương $n$.


$\boxed{39}$ [Thanh Hoá] Cho dãy số: $a_{0};\,a_{1};\,a_{2};\,...$ thoả mãn: \[a_{m+n}+a_{m-n}=\dfrac{1}{2}(a_{2m}+a_{2n})\quad\forall\,m;\,n \in \mathbb N,\; m\geqslant n.\] Nếu $a_{1}=1$, hãy xác định: $a_{2017}$.


$\boxed{40}$ [Huế] Tìm tất cả hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn
\[f\left( {{x^3}} \right) + f\left( {{y^3}} \right) = (x + y)\left( {f\left( {{x^2}} \right) + f\left( {{y^2}} \right)} - f\left( {xy} \right)\right) \quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R}\]
$\boxed{41}$ [Huế] Cho $a_0>a_1>a_2>...>a_n$ là các số nguyên dương sao cho $a_0-a_n<a_1+a_2+...+a_n$. Chứng minh tồn tại $i$ với $1 \le i \le n$ sao cho :
\[0 \le a_0-(a_1+a_2+...+a_i)<a_i.\]
$\boxed{42}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số nguyên không âm thoả mãn $P\left(\sqrt [3]{3}\right)=2017$ và $P(1)$ nhận giá trị nhỏ nhất có thể.


$\boxed{43}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Cho $a;\,b;\,c$ là các số thực thỏa mãn $(a+b)(b+c)(c+a) \ne 0$. Chứng minh rằng: \[\dfrac {(a^2-b^2)(a^2-c^2)}{(b+c)^2} + \dfrac {(b^2-c^2)(b^2-a^2)}{(c+a)^2} + \dfrac {(c^2-a^2)(c^2-b^2)}{(a+b)^2} \geqslant 0.\]
$\boxed{44}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Tìm tất cả hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn
\[f\left( {\left( {x - y} \right)f\left( x \right) - f\left( y \right)} \right) + \left( {x + 1} \right)f\left( {y - x} \right) + x = 0\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{45}$ [Chuyên KHTN Hà Nội] Cho $a;\,b;\,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng:
\[\frac{{{a^3}}}{{{b^2} - bc + {c^2}}} + \frac{{{b^3}}}{{{c^2} - ca + {a^2}}} + \frac{{{c^3}}}{{{a^2} - ab + {b^2}}} + \frac{9}{{2(ab + bc + ca)}} \ge \frac{9}{2}.\]
$\boxed{46}$ [Lâm Đồng] Giải hệ phương trình
\[\begin{cases}
x\sqrt {{y^2} + 3y + 4} + y\sqrt {{x^2} - x + 1} &= x + y\\
\left( {{x^2} - x} \right)\sqrt {x - y + 1} - y - 3 &= 2{x^2} - 3x
\end{cases}\]
$\boxed{47}$ [Lâm Đồng] Cho các số thực dương $x;\,y;\,z$ thoả mãn điều kiện
\[x^3+y^2+z=1+2\sqrt 3\]
Tìm giá trị nhỏ nhất của
\[P = \frac{1}{x} + \frac{1}{{{y^2}}} + \frac{1}{{{z^3}}}\]
$\boxed{48}$ [Lâm Đồng]Tìm các đa thức $P(x)$ hệ số thực thoả mãn
\[P\left( x \right)P\left( {x + 1} \right) = P\left( {2{x^2} + 8x + 6} \right)\]

PS. Gửi kèm file LaTex và pdf.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : rar TST NT&Alg.rar (191.4 KB, 147 lần tải)
MATHSCOPE is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-10-2017, 02:43 PM   #7
Cutrone
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 8
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{22}$ [Đắk Lắk] Cho hàm số: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {xf\left( {x + y} \right)} \right) = {x^2} + f\left( {yf\left( x \right)} \right)\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
  • Chứng minh $f(x)$ là đơn ánh.
  • Tìm hàm $f(x)$.
Xét $P(x;\,y)$ là khẳng định $f\left( {xf\left( {x + y} \right)} \right) = {x^2} + f\left( {yf\left( x \right)} \right)$ và gọi $\ker (f)=\{x\in\mathbb R:\;f(x)=0\}$.

Ta thấy $f$ không thể là hàm hằng nên từ $P(0;\,x)$ đúng với mọi $x$ ta có $0\in\ker(f)$. Từ $P(x;\,0)$ đúng với mọi $x$, ta có
\[f\left( {xf\left( x \right)} \right) = {x^2}\quad\forall\,x\in\mathbb R;\;(*)\]
Lấy $r\in\ker(f)$ bất kỳ, vì $f(r)=0$ nên ta có
\[0=f(0)=f\left( {rf\left( r \right)} \right) = {r^2}\]
Vậy $\ker(f)=\{0\}$.
  1. Do $\ker(f)=\{0\}$ nên để chứng minh $f$ là đơn ánh, ta chỉ cần chỉ ra nếu $f(u)=f(v)$ và $uv\ne 0$ thì $u=v$. Thật vậy, nếu $uv\ne 0$ và $f(u)=f(v)=m\ne 0$ thì từ $P(u;\,v-u)$ đúng ta có
    \[f\left( {um} \right) = f\left( {uf\left( v \right)} \right) = f\left( {u\left( {u + v - u} \right)} \right) = {u^2} + f\left( {\left( {u - v} \right)f\left( u \right)} \right) = {u^2}+f\left( {\left( {u - v} \right)m} \right)\]
    Nhưng từ $(*)$ ta lại có
    \[u^2=f(uf(u))=f(um)\]
    Như vậy $u^2=u^2+f((u-v)m)$, tức $(u-v)m\in\ker(f)$ điều này kết hợp với $m\ne 0$ và $\ker(f)=\{0\}$ cho ta $u=v$.

    Vậy $f$ là đơn ánh.
  2. Do $f$ là đơn ánh và từ $(*)$ ta có
    \[f(xf(x))=x^2=(-x)^2=f(-xf(-x))\quad\forall\,x\in\mathbb R\]
    Cho nên $xf(x)=-xf(-x)\;\forall\,x\in\mathbb R$ kết hợp $f(0)=0$ cho ta $f(-x)=-f(x)\;\forall\,x\in\mathbb R$.

    Do $P(x+y;\,y),\;P(y;\,-x-y)$ và $P(x;\,y)$ đúng với mọi $x;\,y\in\mathbb R$ nên
    \[\begin{align*}
    f\left( {\left( {x + y} \right)f\left( y \right)} \right) &= {\left( {x + y} \right)^2} + f\left( { - xf\left( {x + y} \right)} \right) = {\left( {x + y} \right)^2} - f\left( {xf\left( {x + y} \right)} \right)\\
    - f\left( {yf\left( {x} \right)} \right) &= f\left( {yf\left( { - x } \right)} \right) = {y^2} + f\left( {\left( { - x - y} \right)f\left( y \right)} \right) = {y^2} - f\left( {\left( {x + y} \right)f\left( y \right)} \right)\\
    f\left( {xf\left( {x + y} \right)} \right) &= {x^2} + f\left( y{f\left( x \right)} \right)
    \end{align*}\]
    Từ đó rút ra được
    \[f(yf(x))=xy\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R;\,(**)\]
    Giả sử $f(1)=k$, từ $(*)$ ta có $f(k)=f(1f(1))=1$, cũng từ $(*)$ lại có
    \[f(k)=f(kf(k))=k^2\]
    Cho nên $k=1$ hoặc $k=-1$.
    • Với $k=1$ từ $(**)$ cho $x=1$ để có $f(y)=y\;\forall\,y\in\mathbb R$.
    • Với $k=-1$ có $f(-1)=1$ nên từ $(**)$ cho $x=-1$ để có $f(y)=-y\;\forall\,y\in\mathbb R$.
Như vậy có hai nghiệm hàm thoả mãn là $f_1(x)=x$ và $f_2(x)=-x$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Cutrone is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-10-2017, 12:29 AM   #8
tanghikhac
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2014
Bài gởi: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{30}$ [Hoà Bình] Tìm các hàm số $f:\, \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn
\[f\left( {{x^2}} \right) = f\left( {x + y} \right)f\left( {x - y} \right) + {y^2}\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
$\boxed{37}$ [Thanh Hoá] Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {{n^2}} \right) = f\left( {n + m} \right)f\left( {n - m} \right) + {m^2}\quad \forall \,m;\,n \in \mathbb{R}.\]
Bài của Thanh Hoá và Hoà BÌnh giống nhau

Gọi mệnh đề: "$f\left( {{x^2}} \right) = f\left( {x + y} \right)f\left( {x - y} \right) + {y^2}$ đúng với $x;\,y$" là $P(x;\,y)$.

Từ $P(x;\,0)$ và $P(0;\,x)$ đúng ta có
\[\begin{align*}
f\left( {{x^2}} \right) &= {f^2}\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R;\;(1).\\
f\left( x \right)f\left( { - x} \right) &= f\left( 0 \right) - {x^2}\quad\forall\,x\in\mathbb R;\;(2).
\end{align*}\]
Đặt $f(0)=k$ từ $P(0;\,0)$ đúng ta có $k^2=k$ nên xét
  1. Nếu $k=1$, từ $(1)$ và $(2)$ có luôn $f(1)=f(-1)=0$, lại vì $P(1;\,1)$ đúng mà có
    \[\begin{array}{l}
    0 = f\left( {{1^2}} \right) = f\left( 2 \right)f\left( 0 \right) + {1^2} = f\left( 2 \right) + 1\\
    0 = f\left( { - 1} \right) = f\left( { - 2} \right)f\left( 0 \right) + {\left( { - 1} \right)^2} = f\left( { - 2} \right) + 1
    \end{array}\]
    Tức $f(-2)=f(2)=-1$, nhưng điều này mâu thuẫn khi ta thay $x=2$ vào $(2)$.
  2. Nếu $k=f(0)=0$, từ $(1)$ ta có luôn
    \[{f^2}\left( x \right) = f\left( {{x^2}} \right) = f\left( {{{\left( { - x} \right)}^2}} \right) = {f^2}\left( { - x} \right)\]
    Điều này kết hợp với $f(x)f(-x)=-x^2$ có được từ $(2)$ mà có
    \[f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R\]
    Từ đây và $(1)$ có $f\left(x^2\right)=x^2\quad\forall\,x\in\mathbb R$, tức là
    \[f\left( x \right) = x\quad\forall\,x\in [0;\,+\infty)\]
    Kết hợp điều này với $f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R$ cho ta nghiệm hàm
    \[f\left( x \right) = x\quad\forall\,x\in\mathbb R\]
Tóm lại có nghiệm hàm duy nhất là $f\left( x \right) = x\quad\forall\,x\in\mathbb R$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tanghikhac is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-10-2017, 06:47 PM   #9
a1npro0d9
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2017
Bài gởi: 6
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{40}$ [Huế] Tìm tất cả hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn
\[f\left( {{x^3}} \right) + f\left( {{y^3}} \right) = (x + y)\left( {f\left( {{x^2}} \right) + f\left( {{y^2}} \right)} - f\left( {xy} \right)\right) \quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R}\]
Gọi $P(x;\,y)$ là mệnh đề: $f\left( {{x^3}} \right) + f\left( {{y^3}} \right) = (x + y)\left( {f\left( {{x^2}} \right) + f\left( {{y^2}} \right)} - f\left( {xy} \right)\right) $ đúng với $x;\,y$.

Từ $P(0;\,0)$ có $f(0)=0$, sau đó từ $P(x;\,0)$ có
\[f\left( {{x^3}} \right) = xf\left( {{x^2}} \right)\quad\forall \,x \in \mathbb{R}\]
Từ đây có ngay $f$ là hàm lẻ, đồng thời
\[xf\left( {{x^2}} \right) + yf\left( {{y^2}} \right) = (x + y)\left( {f\left( {{x^2}} \right) + f\left( {{y^2}} \right) - f\left( {xy} \right)} \right)\quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R}\]
Rút gọn lại ta được
\[yf\left( {{x^2}} \right) + xf\left( {{y^2}} \right) = \left( {x + y} \right)f\left( {xy} \right)\quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R};\;(1)\]
Thế $y$ bởi $-y$ vào đẳng thức trên với chú ý rằng $f$ lẻ, để có
\[\left( {y - x} \right)f\left( {xy} \right) = \left( {x - y} \right)f\left( { - xy} \right) = - yf\left( {{x^2}} \right) + xf\left( {{y^2}} \right)\quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R};\;(2)\]
Kết hợp $(1)$ và $(2)$ để có
\[2yf\left( {xy} \right) = xf\left( {{y^2}} \right)\quad\forall \,x;\,y \in \mathbb{R}\]
Giờ cho $y=1$ để có nghiệm hàm $f(x)=kx$ với $k$ là một hằng số thực, hàm này thoả mãn khi ta thử lại.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
a1npro0d9 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-10-2017, 02:15 AM   #10
a1npro0d9
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2017
Bài gởi: 6
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{36}$ [Hà Nội] Tìm tất cả các đa thức $P(x$) với hệ số thực sao cho:
\[P^2(x)=2P(x^2-3)+1\quad \forall x \in \mathbb{R}.\]
Nếu tồn tại đa thức $P$ thoả yêu cầu với $\deg(P)>0$, ta giả sử $P$ là đa thức nghiệm với $\deg(P)$ nhỏ nhất, từ giả thiết có
\[{P^2}\left( x \right) = 2P\left( {{x^2} - 3} \right) + 1 = 2P\left( {{{\left( { - x} \right)}^2} - 3} \right) + 1 = {P^2}\left( { - x} \right)\]
Như vậy hoặc $P(x)=P(-x)\;\forall\,x$ hoặc $P(-x)=-P(x)\;\forall\,x$.
  1. Nếu $P(x)=P(-x)\;\forall\,x$, khi đó sẽ tồn tại đa thức $p(x)$ thoả $P(x)=p\left(x^2\right)$ và có
    \[{p^2}\left( {{x^2}} \right) = 2p\left( {{{\left( {{x^2} - 3} \right)}^2}} \right) + 1\;\forall\,x\]
    Từ đó cũng có được
    \[{p^2}\left( x \right) = 2p\left( {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} \right) + 1\;\forall\,x\]
    Đặt $p(x+3)=p_*(x)$, ta có $p_*^2(x)=2p_*\left(x^2-3\right)+1\;\forall\,x$. Như vậy $p_*$ cũng là đa thức nghiệm, nhưng nó phạm vai trò của $P$ do
    \[\deg (P) = 2\deg (p) = 2\deg \left( {{p_*}} \right).\]
    Vậy không xảy đến trường hợp này.

  2. Nếu $P(-x)=-P(x)$, ta có luôn $P(0)=0$, xét hai dãy số $\left\{x_n\right\}_{n\in\mathbb N}$ và $\left\{p_n\right\}_{n\in\mathbb N}$ với $x_0=y_0=0$ và các hệ thức truy hồi
    \[{x_{n + 1}} = x_n^2 - 3;\;{p_{n + 1}} = \frac{1}{2}\left( {p_n^2 - 1} \right)\quad\forall\,n\in\mathbb N.\]
    Ta thấy rằng
    \[\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } {x_n} = + \infty ;\;\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } {p_n} = 1 - \sqrt 2 \]
    Nhưng $p_n=P\left(x_n\right)$, điều này mâu thuẫn với
    \[\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } P\left( x \right) = \infty \]
Như vậy, không tồn tại đa thức khác đa thức hằng thoả yêu cầu. Còn với trường hợp đa thức hằng, dễ dàng ta có hai nghiệm là
\[{P_1}\left( x \right) = 1 - \sqrt 2 ;\;{P_2}\left( x \right) = 1 + \sqrt 2 ;\]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
a1npro0d9 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-10-2017, 08:36 AM   #11
Le khanhsy
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 48
Thanks: 52
Thanked 57 Times in 30 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{1}$ [Quảng Ninh] Cho ba số thực dương $a;\, b;\, c$ có tổng bằng 3. Chứng minh rằng:
\[\dfrac{{{a^2}}}{{2a + 1}} + \dfrac{{{b^2}}}{{2b + 1}} + \dfrac{{{c^2}}}{{2c + 1}} \leqslant \dfrac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} + 6} }}\]
.
Để ý rằng
$$\dfrac{x^2}{2x+1}=\dfrac{x}{2}-\dfrac{x}{2(2x+1)}.$$
Do đó bài toán viết lại như sau
$$\dfrac{a^2+b^2+c^2}{\sqrt{a^2+b^2+c^2+6}}+\dfrac {a}{2(2a+1)}+\dfrac{b}{2(2b+1)}+\dfrac{c}{2(2c+1)} \ge \dfrac{3}{2}.$$
Áp dụng Cauchy-Schwarz, ta có
$$\dfrac{a}{2(2a+1)}+\dfrac{b}{2(2b+1)}+\dfrac{c}{ 2(2c+1)}\ge \dfrac{(a+b+c)^2}{4(a^2+b^2+c^2)+2(a+b+c)}=\dfrac{ 9}{4(a^2+b^2+c^2)+6}.$$
Từ đây để bất đẳng thức đúng chúng ta chỉ cần chứng minh với $3\le t \le 9$ thì
$$\dfrac{t}{\sqrt{t+6}}+\dfrac{9}{4t+6}\ge \dfrac{3}{2},$$
hay
$$2t+3\ge 3\sqrt{t+6},$$
rút gọn tiếp tục ta được
$$(t-3)(4t+15)\ge 0.$$
Hoàn tất chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Le khanhsy, 24-10-2017 lúc 09:09 AM Lý do: Tự động gộp bài
Le khanhsy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Le khanhsy For This Useful Post:
2M (24-10-2017), MATHSCOPE (24-10-2017)
Old 24-10-2017, 09:47 AM   #12
Le khanhsy
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 48
Thanks: 52
Thanked 57 Times in 30 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{17}$ [Đồng Tháp] Cho $a;\,b;\,c$ là các số thực dương, chứng minh rằng
\[P:=\frac{{a\left( {b + c} \right)}}{{{b^2} + bc + {c^2}}} + \frac{{b\left( {c + a} \right)}}{{{c^2} + ca + {a^2}}} + \frac{{c\left( {a + b} \right)}}{{{a^2} + ab + {b^2}}} \ge 2.\]
Theo AM-GM, ta có
$$(xy+yz+zx)(x^2+xy+y^2)\le \dfrac{(x+y)^2(x+y+z)^2}{4}.$$
Áp dụng bài toán trên ta có
$$\dfrac{a(b+c)}{b^2+bc+c^2)}=\dfrac{a(b+c)(ab+bc+ ca)}{(b^2+bc+c^2)(ab+bc+ca)} \ge \dfrac{4a(ab+bc+ca)}{(b+c)(a+b+c)^2}.$$
Do ta có
$$P\ge 4\cdot\dfrac{ab+bc+ca}{(a+b+c)^2}\left(\dfrac{a}{b +c}+ \dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \right).$$
Áp dụng Cauchy-Schwarz, ta có
$$\dfrac{a}{b+c}+ \dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}\ge \dfrac{(a+b+c)^2}{2(ab+bc+ca)}.$$
Vì thế bất đẳng thức trên luôn đúng. Hoàn tất chứng minh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Le khanhsy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Le khanhsy For This Useful Post:
2M (24-10-2017), CanNotRegister (26-01-2018), MATHSCOPE (24-10-2017)
Old 24-10-2017, 10:55 AM   #13
Le khanhsy
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 48
Thanks: 52
Thanked 57 Times in 30 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{19}$ [Đắk Lắk] Cho các số thực dương $a;\,b$ với $a>b$, và bất phương trình
\[x^2-(a+b)x+ab\le 0\]
Giả sử $x_1;\,x_2;\,\ldots;\,x_n$ là các nghiệm của bất phương trình trên, chứng minh rằng
\[\frac{{{{\left( {{x_1} + {x_2} + \ldots + {x_n}} \right)}^2}}}{{n\left( {x_1^2 + x_2^2 + \ldots + x_n^2} \right)}} \ge \frac{{4ab}}{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}\]
Từ bất phương trình trên ta viết lại
$$x^2 \le (a+b)x-ab$$
Vậy nên ta có
$$\left( x_1^2 + x_2^2 + ..... + x_n^2 \right) \le (a+b)(x_1+x_2+...+x_n)-nab$$
Do đó chúng ta cần chứng minh
$$(x_1+x_2+..+x_n)^2-\dfrac{4abn}{a+b}(x_1+x_2+..+x_n)+\dfrac{4a^2b^2n^ 2}{(a+b)^2} \ge 0,$$
hay
$$\left[(a+b)(x_1+x_2+..+x_n)-2abn \right]^2 \ge 0$$
Hoàn tất chứng minh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Le khanhsy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Le khanhsy For This Useful Post:
2M (24-10-2017), CanNotRegister (26-01-2018), MATHSCOPE (24-10-2017)
Old 24-10-2017, 04:07 PM   #14
a1npro0d9
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2017
Bài gởi: 6
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{28}$ [Hoà Bình] Tìm các đa thức hệ số thực $P(x)$ thoả mãn
\[xP\left( {x - 1} \right) = \left( {x - 3} \right)P\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
Lần lượt thay $x=0$ và $x=3$ vào ràng buộc ở đề bài để có
\[0 = - 3P\left( 0 \right) = 3P\left( 2 \right)\]
Vậy, $P(x)$ có hai nghiệm $r_1=0$ và $r_2=2$, lại thay tiếp $x=1$ để có $P(1)=0$ tức là có thể viết
\[P\left( x \right) = x(x-1)\left( {x - 2} \right)p\left( x \right);\;p\in\mathbb R[x]\]
Thay lại vào ràng buộc từ đề bài có
\[x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)p\left( {x - 1} \right) = \left( {x - 3} \right)x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)p\left( x \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
Từ đây sẽ có được $p(x)=p(x-1)\;\forall\,x\in\mathbb R.$ Và vì phương trình $p(x)=p(0)$ nhận mọi số nguyên làm nghiệm nên điều này chỉ xảy đến khi và chỉ khi $p(x)=p(0)\;\forall\,x\in\mathbb R$, tức $p(x)$ là đa thức hằng.

Thử lại với $P(x)=kx(x-1)(x-2)$ với $k$ là hằng số ta thấy thoả mãn, cho nên nghiệm đa thức cần tìm là
$$P(x)=kx(x-1)(x-2);\;k:\;\text{const}.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
a1npro0d9 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-10-2017, 04:54 PM   #15
Thụy An
+Thành Viên+

 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gởi: 93
Thanks: 1
Thanked 68 Times in 45 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MATHSCOPE View Post
$\boxed{16}$ [Đồng Nai] Tìm tất cả các hàm số: $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thoả mãn:
\[f\left( {xf\left( y \right) - yf\left( x \right)} \right) = f\left( {xy} \right) - xy\quad\forall\,x;\,y\in\mathbb R.\]
Cho $y=0$ và điều kiện đề ra, có
\[f\left( {xf\left( 0 \right)} \right) = f\left( 0 \right)\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
Ta thấy $f$ không là hàm hằng, nên $f(0)=0$, lại thay $x=y$ vào điều kiện ban đầu để có
\[f\left( {{x^2}} \right) = {x^2}\quad\forall\,x\in\mathbb R.\]
Như vậy, $f(x)=x\quad\forall\,x\in [0;\,+\infty)$ nói chung và $f(1)=1$ nói riêng, lại thay $y=1$ vào ràng buộc đề ra để có
\[f\left( {x - f\left( x \right)} \right) = f\left( x \right) - x\quad\forall\,x\in\mathbb R;\;(*).\]
Cũng vì $f(x)=x\quad\forall\,x\in [0;\,+\infty);\;(1)$ nên với $x;\,y<0$ ta có $f(xy)=xy$, tức là
\[f\left( {yf\left( x \right) - xf\left( y \right)} \right) =f\left( {xf\left( y \right) - yf\left( x \right)} \right) =0\quad\forall\,x;\,y<0;\;(2).\]
Để ý rằng với $x;\,y<0$ thì một trong hai giá trị $xf(y)-yf(x)$ hoặc $yf(x)-xf(y)$ phải không âm nên từ $(1)$ và $(2)$ có
\[yf\left( x \right) - xf\left( y \right) = 0\quad\forall\,x;\,y<0\]
Từ đó có $f(x)=-xf(-1)\;\forall\,x<0$, đặt $f(-1)=k$ thì từ $(*)$ thay $x=-1$ có
\[f\left( { - 1 - k} \right) = k + 1\]
Mặt khác $f\left( { - 1 - k} \right)\in \left\{ { - 1 - k} ;\,k(k+1)\right\}$ nên $k\in\{-1;\,1\}$.
  • Với $k=-1$, ta có nghiệm hàm $f(x)=x.$
  • Với $k=1$, ta có nghiệm hàm $f(x)=|x|.$
Thử lại thấy cả hai nhiệm hàm này đều thoả, vậy có hai nghiệm hàm thoả yêu cầu là
\[f_1(x)=x;\;f_2(x)=|x|.\]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Thụy An is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:12 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 138.55 k/155.27 k (10.77%)]