Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Việt Nam và IMO > 2011

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 19-07-2011, 08:02 PM   #1
hizact
+Thành Viên+
 
hizact's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Đến từ: Sài Gòn
Bài gởi: 535
Thanks: 287
Thanked 325 Times in 193 Posts
Đây là bản PDF

Tiếng Anh: [Only registered and activated users can see links. ]

Tiếng Việt: [Only registered and activated users can see links. ]

PS: bài số 5 mình có ý tưởng này

Thay $n=0 $ thì ta có $f(m)|f(m)-f(0) $, suy ra $f(m)|f(0) $ với chú ý $f(0) $ là hằng số
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: hizact, 19-07-2011 lúc 08:14 PM
hizact is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hizact For This Useful Post:
thaipanh8 (13-08-2011)
Old 19-07-2011, 08:28 PM   #2
vulalach
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 20
Thanks: 30
Thanked 36 Times in 13 Posts
Bài 6. Ý tưởng thôi.
Gọi các đường tròn (O1), (O2), (O3) đối xứng với (O) qua AB, AC, BC. Đường thẳng steiner ứng với điểm (P) cắt (O1), (O2), (O3) tại tiếp điểm A', B', C'. Chứng minh tiếp tuyến của 3 đường tròn tại A', B', C' tạo thành tam giác mà đường tròn ngoại tiếp tiếp xúc với (O).

Bổ đề: Cho hai đường tròn (O) và (I) cắt nhau tại A, B. Đường thẳng qua B cắt (O) tại C, (I) tại D. Tiếp tuyến tại C của (O) và tại D của (I) cắt nhau tại P. Khi đó ACPD nội tiếp.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
vulalach is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vulalach For This Useful Post:
huynhcongbang (19-07-2011), thiendienduong (23-07-2011)
Old 19-07-2011, 09:38 PM   #3
Traum
Moderator
 
Traum's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: cyber world
Bài gởi: 413
Thanks: 14
Thanked 466 Times in 171 Posts
Bài 5 năm nay không khó.

Dưới đây là lời giải tìm tất cả các hàm $f $ thỏa mãn đề bài.

1. $f(n) \vdots f(1) $ với mọi $n $.

Ta có $f(n+1) -f(n) \vdots f(1) $, và $f(1)-f(0)\vdots f(1) $, do đó theo quy nạp ta có ngay $f(n)\vdots f(1) $ với mọi $n\ge 0 $, tương tự $f(n)-f(n-1)\vdots f(1) $ và $f(0)\vdots f(1) $ nên $f(n)\vdots f(1) $ với mọi $n $ âm.

2. Đặt $f(1) = a $, ta có hàm $g(n) = f(n)/a $ cũng thỏa mãn điều kiện bài toán, do đó ta coi $a = 1 $.

Ta có $f(-1) | f(1) $ và $f(1)|f(-1) $ nên $ f(1) = f(-1) = 1 $.

3. Ta chứng minh với mọi n thì ít nhất là môt trong hai giá trị $f(n) $ và $f(n+1) $ phải bằng $1 $. Giả sử ngược lại, ta có theo 2.$ f(n)-1 = f(n) - f(-1)\vdots f(n+1) $ nên $f(n)-1\ge f(n+1) $ (*), và $f(n+1)-f(1)\vdots f(n) $ nên $f(n+1)-1\ge f(n) $ (**). Tuy nhiên (*) và (**) không thể xảy ra đồng thời.

4. Gọi $p_1 $ thuộc nguyên dương nhỏ nhất mà $f(p_1) = a_1 > 1 $. Ta dễ dàng chứng minh bằng quy nạp được rằng $f(n) = 1 $ với mọi $n $ không chia hết cho $p_1 $. Và dãy $f(-kp_1),...,f(0),f(p_1),f(2p_1),... $ có tính chất $f(kp_1) $ chia hết cho $f(p_1) $ với mọi $k $ và $f(kp_1)-f(lp_1)\vdots f((k-l)p_1) $. Đến đây xét với hàm $g(n) = \frac{f(np_1)}{f(p_1)} $, rồi lặp lời các bước trên với $g(n) $. Ta sẽ thu được lời giải của $f $ như sau ( với $f(1) = a_0 $).

Với hai dãy hữu hạn $a_1,a_2,...,a_M \ge 2 $ và $p_1,p_2,p_3,...,p_M \ge 2 $.

$f(n) = a_0 $ nếu $n $ không chia hết cho $p_1 $
$f(n) = a_0a_1 $ nếu $n $ chia hết cho $p_1 $ nhưng không chia hết cho $p_1p_2 $
...
$f(n) = a_0a_1...a_k $ nếu $n $ chia hết cho $p_1,...p_{k} $ nhưng không chia hết cho $p_1p_2...p_{k+1} $. Với $k = 0,1,..,M-1. $

$f(n) = a_0...a_{M} $ với $n $ chia hết cho $p_1,p_2,...,p_M $.
Riêng $f(0) $ thì có thể lấy bất cứ giá trị nào là bội của $a_0a_1...a_M $

Đối với bài 5 IMO:

1. Ta có $f(n)-f(0) $ chia hết $f(n) $ nên $f(n)|f(0) $và $f(n)|f(0)-f(-n) $ nên $f(-n)|f(n) $, tương tự $f(n)|f(-n) $. Do đó $f(n)=f(-n) $

2. Nếu $f(m)<f(n) $ mà $f(m) $ không là ước của $f(n) $ thì $f(m-n) \ge f(m)+f(n) $

Thật vậy, từ $f(m) = f(-m) | f(n-m)-f(n) $ ta có $f(n-m) $ không chia hết cho $f(m) $. Hệ quả là $f(m-n)\neq f(m) $
Lại có $f(n) = f(-n) | f(m-n)-f(m) $ Do $f(m) < f(n) $ và $f(m-n)\neq f(m) $ ta có $f(m-n)-f(m)\ge f(n) $ hay $f(m-n)\ge f(m)+f(n) $. 2. được chứng minh.

Vì $f(m) $ không chia hết cho $f(n) $ nên $f(m-n) $ không chia hết cho $f(-n) $ và $f(m-n)>f(-n) $. Áp dụng 2. cho cặp $-n $ và $m-n $ ta có $f(m) = f(-n-(m-n)) > f(m-n)>f(-n)= f(n) $ mâu thuẫn.

Vậy ta luôn có $f(m)|f(n) $ nếu $f(m)<f(n) $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Traum is giấc mơ.

thay đổi nội dung bởi: Traum, 19-07-2011 lúc 11:29 PM
Traum is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Traum For This Useful Post:
huynhcongbang (19-07-2011), Lan Phuog (20-07-2011)
Old 20-07-2011, 12:37 AM   #4
tuan119
+Thành Viên+
 
tuan119's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 993
Thanks: 273
Thanked 666 Times in 422 Posts
Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
Câu 4:
[Only registered and activated users can see links. ]

Câu 5:
[Only registered and activated users can see links. ]

Câu 6:
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$\bf{T}\mathcal{smile} $__________________________________________________ ________________
tuan119 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tuan119 For This Useful Post:
kimlinh (20-07-2011), n.v.thanh (20-07-2011)
Old 20-07-2011, 01:19 AM   #5
cleverboy
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 108
Thanks: 17
Thanked 58 Times in 32 Posts
Lời giải bài 6 IMO 2011!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : doc Bài VI IMO 2011.doc (87.5 KB, 145 lần tải)

thay đổi nội dung bởi: cleverboy, 20-07-2011 lúc 08:57 AM
cleverboy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to cleverboy For This Useful Post:
kimlinh (20-07-2011), lexuanthang (20-07-2011)
Old 20-07-2011, 07:22 AM   #6
pabopit
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 77
Thanks: 29
Thanked 58 Times in 41 Posts
Em có 1 lời giải cho bài 3.Không biết có nhầm chỗ nào không.

$f(x+y)\leq yf(x)+f(f(x)) $ (0)
Đặt $f(0)=a $
Ký hiệu $P(x,y) $ là các bộ (x,y) thay thế vào (0)
1)Xét $P(x,0)\Rightarrow f(x)\leq f(f(x)) $
2)Xét $P(0,y)\Rightarrow f(y)\leq ya+f(a) $
3)Xét $P(x,f(x)-x)\Rightarrow (f(x)-x)f(x)\geq 0 $
4)Xét $P(x,-x) \Rightarrow a\leq f(f(x))-xf(x) $
Bước 1: Ta chứng minh $f(x)\leq f(a) $ với mọi $x $
Thật vậy Từ 0) và 2) thì $f(x+y)\leq yf(x)+af(x)+f(a) $ (5)
Cho $y=-a $ thì $f(x)\leq f(a) $ với mọi x
Bước 2:Từ 4) và bước 1 suy ra $xf(x)\leq f(f(x))-a\leq f(a)-a $
B3: Xét $y<0 $ và từ 2) suy ra $yf(y)\geq y^2.a+yf(a) $
Kết hợp B2 suy ra $y^2.a+yf(a)\leq f(a)-a $ với mọi y<0.
Suy ra $a\leq 0 $
B4:Nếu a=0 thì $f(a)=0 $
Từ 2) suy ra $f(y)\leq 0 $ với mọi y
Từ B2 suy ra $xf(x)\leq 0 $ với mọi x.
Xét $x<0 $.Nếu $f(x)<0 $ thì $ xf(x)>0 $,vô lý

B5: Nếu a<0.Từ 5) cho $x=a,y=0 $ thì $f(a)\leq af(a)+f(a) $
$\Rightarrow af(a)\geq 0 $.Mà $a<0 $ suy ra $f(a)\leq 0 $
Nếu $f(a)=0 $ thì từ 1) cho $x=a \Rightarrow 0\leq f(f(a))=f(0) $,vô lý
$\Rightarrow f(a)< 0 $
Từ 3) cho $x=a\Rightarrow f(a)<a=f(0) $,trái với b1.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: pabopit, 20-07-2011 lúc 07:32 AM
pabopit is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-07-2011, 10:10 AM   #7
phamtoan
Banned
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: VMF
Bài gởi: 313
Thanks: 266
Thanked 63 Times in 50 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới phamtoan
IMO năm nay mọi người Cảm thấy thế nào!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
phamtoan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-07-2011, 09:14 PM   #8
phuanxu
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
Mình mới tham gia diễn đàn. xin có chút nhận xét về đề IMO năm nay. so với mấy năm thì đề IMO năm nay cũng như vậy, có điều bài 3 và bài 5 không khó như mấy năm. bài 6 là khó nhất. bài 1 và 4 tương đối dể, đặc biệt bài 4 là bài tổ hợp nhưng khá đơn giản. bài 1 là bài số học cơ bản. bài 2 không khó lắm nhưng cũng không tầm thường. nói chung đề năm nay khá hay. dự đoán đoàn việt nam 2:2:2
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
phuanxu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-07-2011, 09:31 AM   #9
phuanxu
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
Xin đóng góp 1 lời giải dễ hiểu và ngắn gọn cho bài 6 (không biết vẽ hình trên này mong các bạn thông cảm)
Gọi $ A_1, B_1, C_1 $ lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng $(l_b, l_c); (l_a, l_c); (l_a, l_b). $
Gọi M là tiếp điểm của l với đường tròn (T) và B’, C’ lần lượt là các điểm đối xứng của M qua AC, AB.
1) dễ thấy tứ giác $AB'A_1C $ nội tiếp đường tròn
2) $ AA_1, BB_1, CC_1 $ đồng quy tại D
Đường tròn$ (AB'A_1C) $ cắt đường tròn (T) tại I.
Sử dụng (1) và (2) và để ý các góc nội tiếp bằng nhau dễ thấy tứ giác $BIB_1C' $nội tiếp
Từ đó suy ra IB là tia phân giác của góc $MIB_1 $
Suy ra AC’,$ IB_1 $ và (T) đồng quy tại E
Tương tự CB’, $IA_1 $ và (T) đồng quy tại F
Suy ra EF song song với $A_1B_1 $ hay (T) tiếp xúc với $(A_1B_1C_1) $ tại I.


Moderator note: học gõ Latex nha bạn, nếu không lần sau sẽ bị xóa bài.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: sang89, 22-07-2011 lúc 10:15 AM
phuanxu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 26-07-2011, 09:00 AM   #10
nguyenlevan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 2
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Lời giải bài 4 IMO
Vì quả cân có khối lượng $2^{n-1} $ nặng hơn tổng khối lượng của n-1 quả còn lại nên bất kỳ một cách đặt lần lượt từng quả một lên đĩa thỏa mãn “đĩa cân bên phải không bao giờ nặng hơn đĩa cân bên trái”(*) bắt buộc quả có khối lượng $2^{n-1} $ phải được đặt ở đĩa bên trái.
Gọi $A_n $ là số cách đặt n quả cân lên đĩa thỏa mãn (*),$A_k $ là số cách đặt k quả cân có khối lượng $2^0,2^1,...,2^{k-1} $ (dễ thấy $A_k $ cũng là số cách đặt k quả cân bất kỳ trong số n quả vào đĩa thỏa mãn (*)), $B_k $là số cách đặt n quả cân lên đĩa thỏa mãn (*) và lần đặt thứ k đặt quả có khối lượng vào đĩa bên trái thì $A_n=\sum_{k= 1}^nB_k $ .
Để tính $A_n $ ta tính $B_k $ . Có $C_{n-1}^{k-1} $ cách chọn ra k-1 quả cân trong số n-1 quả còn lại, với mỗi cách chọn đó lại có $A_{k-1} $ cách để lần lượt nó lên đĩa thỏa mãn (*), với mỗi cách này lại có $(n-k)!2^{n-k} $ cách đặt nốt n-k quả còn lại lên đĩa (Vì nếu đã xếp quả có khối lượng ở bước k thì n-k bước còn lại có thể xếp tùy ý vào bên phải, trái mà vẫn thỏa mãn (*)). Theo quy tắc nhân ta có $B_k= C_{n-1}^{k-1}(n-k)!2^{n-k}^A_{k-1} $ .
Do vậy $A_n= \sum_{k=1}^nC_{n-1}^{k-1}(n-k)!2^{n-k}A_{k-1} $ (với $A_0= A_1= 1 $ ) là kết quả phải tìm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: nguyenlevan, 26-07-2011 lúc 04:20 PM Lý do: đã sửa trực tiếp
nguyenlevan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to nguyenlevan For This Useful Post:
huynhcongbang (07-08-2011)
Old 05-08-2011, 01:35 PM   #11
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Đáp án chính thức của kì thi IMO 2011.Được cắt ra từ IMO Shortlist 2011:
[Only registered and activated users can see links. ]
[Only registered and activated users can see links. ]
Nguồn: Daji

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : pdf 2011_imo_final6.pdf (150.1 KB, 358 lần tải)

thay đổi nội dung bởi: n.v.thanh, 05-08-2011 lúc 02:25 PM
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to n.v.thanh For This Useful Post:
chemmath (10-08-2011), perfectstrong (07-11-2011), thaipanh8 (13-08-2011), The Swastika (06-08-2011), tranghieu95 (08-10-2011)
Old 01-12-2012, 01:51 PM   #12
kevinkern
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2011
Bài gởi: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Bài hình số 6 em có thấy 1 lời giải bằng bổ đề sau:
cho tam giác ABC nhọn,đường thẳng l bất kì.dựng các đường thẳng đối xứng với l qua BC,CA,AB và chúng cắt nhau tạo thành tam giác A'B'C'.chứng minh tâm đường tròn nội tiếp tam giác A'B'C' nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
sau đó dùng định lý casey để chứng minh.
mọi người giúp em chứng minh bổ đề trên với ạ

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
kevinkern is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-08-2011, 11:02 AM   #13
nghiepdu-socap
+Thành Viên+
 
nghiepdu-socap's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gởi: 193
Thanks: 195
Thanked 129 Times in 72 Posts
Có nguyên bản IMO Shortlist 2011 không ạ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
nghiepdu-socap is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-08-2011, 11:37 AM   #14
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi nghiepdu-socap View Post
Có nguyên bản IMO Shortlist 2011 không ạ
Đợi sang năm nhé
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
nghiepdu-socap (10-08-2011)
Old 02-09-2011, 07:03 AM   #15
phamtoan
Banned
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: VMF
Bài gởi: 313
Thanks: 266
Thanked 63 Times in 50 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới phamtoan
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
Đợi sang năm nhé
Phải đợi bên Mathlink có đề IMO Shortlist 2011, bây giờ bên đó vẫn chưa có thì bên ta làm gì có được.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
phamtoan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:36 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 107.42 k/124.32 k (13.59%)]