Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Đại Số và Lượng Giác > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 27-02-2008, 03:23 PM   #1
vipCD
+Thành Viên Danh Dự+
 
vipCD's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 403
Thanks: 34
Thanked 78 Times in 34 Posts
Phương pháp tam giác hóa đại số chứng minh bất đẳng thức

PHƯƠNG PHÁP TAM GIÁC HÓA ĐẠI SỐ
TLA


vipCD



Chúng ta đã có rất nhiều cách chứng minh bất đẳng thức, nay tôi xin giới thiệu một phương pháp khá mới và hiệu quả. Một lớp bất đẳng thức có thể giải được hiệu quả bằng phương pháp này. Sau đây là một số kết quả và ứng dụng của nó!

Trong bài viết luôn kí hiệu $a,b,c $ là độ dài ba cạnh của một tam giác, và $p,r,R,S $ lần lượt là chu vi, bán kính nội tiếp, ngoại tiếp và diện tích của tam giác đó.

Định lí 1: Điều kiện cần và đủ để các số dương $a,b,c $ là độ dài ba cạnh của một tam giác là tồn tại các số dương $x,y,z $ sao cho $a=x+y, b=y+z, c=z+x $

Với định lí này chúng ta có một số kết quả khá thú vị:

$x+y+z=\frac{a+b+c}{2}=p $

$x=\frac{a+c-b}{2}=p-b $

$y=\frac{a+b-c}{2}=p-c $

$z=\frac{b+c-a}{2}=p-a $

Trong tam giác ta có một số tính chất như sau:

$abc=4prR $

$ab+bc+ca=r^2+R^2+2pr $

Từ hai tính chất này có kết quả quan trọng tạo nên cách chứng minh:

$xyz=(p-a)(p-b)(p-c)=pr^2 $

$xy+yz+zx=(p-a)(p-b)+(p-a)(p-c)+(p-b)(p-c)=4rR+r^2 $

Một số bất đẳng thức trong tam giác có tính ứng dụng trong bài viết là:

Bất Đẳng Thức Euler: Trong mọi tam giác ta luôn có bất đẳng thức sau: $R\geq 2r $ $(1) $

Bất Đẳng Thức Gerrectsen: Trong mọi tam giác ta luôn có bất đẳng thức sau: $p^2+5r^2 \geq 16Rr $ $(2) $

Và ta có thêm các kết quả quen biết từ hai bất đẳng thức trên:

$\frac{3\sqrt{3}}{2} \geq p \geq \frac{6\sqrt{3}}{2} $ $(3) $

$p^2 \geq \frac{27Rr}{2} $ $(4) $

ỨNG DỤNG CỦA CÁC KẾT QUẢ TRÊN:


Bài toán 1: (APMO 1998) Cho các số dương $x,y,z $. Chứng minh:

$(1+\frac{x}{y})(1+\frac{y}{z})(1+\frac{z}{x}) \geq 2(1+\frac{a+b+c}{\sqrt[3]{abc}}) $

Lời giải: Thực hiện khai triển bất đẳng thức, ta có bất đẳng thức tương đương sau:

$\frac{xy(x+y)+yz(z+y)+xz(x+z)}{xyz} \geq \frac{2(x+y+z)}{3\sqrt[3]{xyz}} $

Bất đẳng thức này đối xứng và đồng bậc nên chuẩn hóa $p=x+y+z=1 $

$<-> \frac{(x+y+z)(xy+yz+zx)-3xyz}{xyz} \geq \frac{2(x+y+z)}{3\sqrt[3]{xyz}} $

$<-> \frac{4Rr+r^2-3r^2}{r^2} \geq \frac{2}{3\sqrt[3]{r^2}} $

$<->12R-6r \geq 2\sqrt[3]{r} $ từ $(3) $ ta có: $r \leq \frac{1}{3\sqrt{3}} $ và $R\geq\frac{2}{3\sqrt{3}} $

Mà $12R \geq 12\frac{2}{3\sqrt{3}} \geq 6\frac{1}{3\sqrt{3}}+2\sqrt[3]{\frac{1}{3\sqrt{3}} $

$-> $ đpcm. Dấu $= $ xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c $

Bài toán 2: (Phạm Văn Thuần) Cho các số thự dương $x,y,z $ thỏa $x+y+z=1 $. Chứng minh:

$\frac{1}{1-xy}+\frac{1}{1-yz}+\frac{1}{1-xz} \leq \frac{27}{8} $

Lời giải: Đặt $p=x+y+z=1; q=xy+yz+zx; v=xyz $

Ta có:

$\sum {(1-xy)(1-yz)} = 3-2q+pv $

$(1-xy)(1-yz)(1-zx)=1-q+pv-v^2 $

Bất đẳng thức có dạng:

$\frac{3-2q+pr}{1-q+pv-v^2} $ hoặc

$3-11q+19v-27v^2 \geq 0 $

$<-> 3-11(4rR+r^2)+19r^2-27r^4 \geq 0 $

$<-> 27r^4 - 7r^2 +44Rr -3 \leq 0 $
ribble:
.......

Bài toán 3: (vasile cirtoaje) Cho các số dương $x,y,z $ thỏa $xyz=1 $. Chứng minh:

$1+\frac{3}{x+y+z} \geq \frac{6}{xy+yz+zx} $

Lời giải: Chú ý bài này có một bài tương tự là: chứng minh: $1+\frac{xy+yz+zx} \geq \frac{6}{x+y+z} $ với $x,y,z>0 $ bài này dễ hơn rất nhiều so với bài toán ban đầu!
Đặt $p=a+b+c,q=ab+bc+ca $
BĐT <-> $pq-3q-6p \geq 0 $
Dùng hình học hóa ta có:
$q=4Rr+r^2 $
BĐT $<->R(4pr+12r)+pr^2+3r^2-6p \geq 0 $
Do $pr^2=1, R \geq \frac{2p}{3\sqrt{3}} $ ta phải chứng minh:
$<->f(r)=9\sqrt{3}r^5+3\sqrt{3}r^3+24r^2-18\sqrt{3}r+8 \geq 0 $
Ta có: $f'(r)=45\sqrt{3}r^4+9\sqrt{3}r^2+48r-18\sqrt{3} $
$f''(r)=180r^3+18\sqrt{3}r+48 \geq 0 $
$->f'(r) \leq f'(\frac{1}{3}) <0 [/ $
$->f(r)\geq f(\frac{1}{3})>0 $ với $r_{max}=\frac{1}{3} $
vì $1=pr^2 \geq 3r^2 $:waaaht:
vậy ta có đpcm.

Bài toán 4: (vipCD) Cho các số dương $x,y,z $ thỏa $x+y+z=1 $. Chứng minh:

$\frac{1}{(x+Y)^2}+\frac{1}{(y+z)^2}+\frac{1}{(z+x) ^2} \geq \frac{3\sqrt[4]{3}}{2\sqrt{x^2+y^2+z^2} (1-x)(1-y)(1-z) $

Lời giải: đặt $a=(x+y)^2 + (y+z)^2; b=(y+z)^2 + (z+x)^2; c=(z+x)^2 + (x+y)^2 $

$->2( a+b+c )\leq 8(x^2+y^2+z^2) $
Ta phải chứng minh:
$\frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c} \geq \frac{3\sqrt[4]{3}}{\sqrt{S}} $. Áp dụng AM - GM ta được:
$(\frac{1}{p-a}+\frac{1}{p-b}+\frac{1}{p-c})((p-a)+(p-b)+(p-c)) \geq 9 $ $-> \sum (\frac{1}{p-a}) \geq \frac{9}{p} $
$-> 4\sum (\frac{1}{p-a}) \geq 3(\sum (\frac{1}{p-a}) +\frac{3}{p}) $
Áp dụng tiếp AM - GM:

$\sum (\frac{1}{p-a}) +\frac{3}{p} \geq \sqrt[4]{\frac{3}{p(p-a)(p-b)(p-c)} = \frac{4\sqrt[4]{3}}{\sqrt{S}} $

vậy ta có đpcm!






còn tiếp............................

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
TRY

thay đổi nội dung bởi: vipCD, 07-05-2008 lúc 10:17 PM
vipCD is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to vipCD For This Useful Post:
huynhcongbang (17-01-2011)
Old 29-02-2008, 11:27 PM   #2
NguyenDungTN
+Thành Viên+
 
NguyenDungTN's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 111
Thanks: 8
Thanked 152 Times in 30 Posts
Đây thực chất không phải là TLA gì cả, cái này có lâu lắm rồi VIP ạ! Nó là dạng sơ khai của GLA- tác giả Bùi Việt Anh, nghĩa là hình học hóa đại số. Khi dùng để CM BDT mạnh hơn thì 1 KQ rất hay dùng là BDT Blundon, được coi là BDT mạnh nhất giữa 3 biến p,R,r:
$2R^{2}+10Rr-r^{2}-2(R-2r)\sqrt{R(R-2r)}\leq p^{2}\leq 2R^{2}+10Rr-r^{2}+2(R-2r)\sqrt{R(R-2r)}. $

Các bạn có thể vào đây để xem thêm về BDT này:
[Only registered and activated users can see links. ]
Hoặc down file gửi kèm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : pdf Blundon.pdf (83.9 KB, 157 lần tải)
__________________
Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow.The important thing is to not stop questioning.
Albert Einstein
NguyenDungTN is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to NguyenDungTN For This Useful Post:
Gon91 (19-11-2008), huynhcongbang (17-01-2011), Trànvănđức (03-03-2013)
Old 01-03-2008, 07:37 PM   #3
vipCD
+Thành Viên Danh Dự+
 
vipCD's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 403
Thanks: 34
Thanked 78 Times in 34 Posts
hihi, thì ai vẫn biết là nó là cái sơ khai của GLA mà ý mình viết về ứng dụng để giải thôi chứ! cái tài liệu trên chỉ có lý thuyết thôi nó chẳng có gì ở trong đó cả, và mình không nghĩ là GLA lại bình thường như vậy bài viết trên rất nhẹ nhàng và không đụng tới bludon
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
TRY
vipCD is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-03-2008, 09:57 AM   #4
vipCD
+Thành Viên Danh Dự+
 
vipCD's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 403
Thanks: 34
Thanked 78 Times in 34 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi NguyenDungTN View Post
Đây thực chất không phải là TLA gì cả, cái này có lâu lắm rồi VIP ạ! Nó là dạng sơ khai của GLA- tác giả Bùi Việt Anh, nghĩa là hình học hóa đại số. Khi dùng để CM BDT mạnh hơn thì 1 KQ rất hay dùng là BDT Blundon, được coi là BDT mạnh nhất giữa 3 biến p,R,r:
$2R^{2}+10Rr-r^{2}-2(R-2r)\sqrt{R(R-2r)}\leq p^{2}\leq 2R^{2}+10Rr-r^{2}+2(R-2r)\sqrt{R(R-2r)}. $

Các bạn có thể vào đây để xem thêm về BDT này:
[Only registered and activated users can see links. ]
Hoặc down file gửi kèm.
Xin lỗi Ndũng nhưng bài viết này phải của anh Việt Anh không? Anh Việt Anh cũng phát triển GLA từ bài viết này ( không thấy GLA đâu cả ) thì mình hoặc ai đó cũng có thể phát triển đó theo ý của cá nhân!
:hornytoro:
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
TRY
vipCD is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-03-2008, 05:31 PM   #5
vănđhkh
+Thành Viên Danh Dự+
 
vănđhkh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Huế-Quảng Bình
Bài gởi: 74
Thanks: 6
Thanked 67 Times in 19 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vănđhkh
Trích:
Nguyên văn bởi vipCD View Post
Xin lỗi Ndũng nhưng bài viết này phải của anh Việt Anh không? Anh Việt Anh cũng phát triển GLA từ bài viết này ( không thấy GLA đâu cả ) thì mình hoặc ai đó cũng có thể phát triển đó theo ý của cá nhân!
:hornytoro:
Bài viết trên của tác giả Bilaver mà,đâu phải của anh Việt Anh.Cái pp GLA của anh VA chỉ được viết bằng tay rùi gửi đi nhưng đến bây giờ sao mà vẫn thấy bật vô âm tín,chưa thấy xuất bản.vipCD cứ viết tiếp chuyên đề của mình đi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Thành Văn™_vtv
vănđhkh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-07-2008, 02:29 PM   #6
psquang_pbc
+Thành Viên Danh Dự+
 
psquang_pbc's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 747
Thanks: 9
Thanked 111 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới psquang_pbc
Oài edit cái căn giữa đi cậu Vip ơi, nhìn nhố nhỉ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
[Only registered and activated users can see links. ]

No pain, no gain!
psquang_pbc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-07-2008, 05:48 PM   #7
tientruong29
+Thành Viên+
 
tientruong29's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Đến từ: phố núi pleiku
Bài gởi: 97
Thanks: 4
Thanked 32 Times in 14 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới tientruong29
em nghĩ là phương pháp này cũng khá giống với p,q,r nhưng có điều là nó được mở rộng hơn khá nhiều. Nói chung đây cũng là 1 phương pháp chứng minh bđt hay và có nhiều ứng dụng.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tientruong29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-07-2008, 09:22 PM   #8
trần khải khtn
+Thành Viên+
 
trần khải khtn's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
em thì nghĩ rằng cái này thua xa GLA ,GLA của anh Việt anh tuy mang danh là hình học hóa đại số nhưng em thấy nó cũng thực chất chỉ là đại số thôi ,và hình như nó tương đương với p,q,r của anh cẩn hay sao í ( cái bổ đề mạnh nhất của GLA hình như tương đương với bổ đề của anh cẩn )
Nên đối với mấy cái này em thấy nó bình thường ! reamerspam trá hình đây ):hornytoro:
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
trần khải khtn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to trần khải khtn For This Useful Post:
Trànvănđức (03-03-2013)
Old 01-11-2008, 08:17 AM   #9
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
Dưới đây là bài viết chưa hoàn chỉnh của anh Việt Anh về GLA,các bạn hãy đọc và......... cảm nhận..............:hornytoro:
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : pdf GLA.pdf (716.0 KB, 411 lần tải)
__________________
Sáng trưa chiều lo lắng biết bao điều, biết vâng lời lắng nghe em nhiều, thế mới là con ma được thương yêu.
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to ma 29 For This Useful Post:
alltheright (08-03-2010), Gon91 (19-11-2008), thuabochay (03-11-2010), Trànvănđức (03-03-2013)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:50 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 83.02 k/93.96 k (11.63%)]