Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học > Các Bài Toán Đã Được Giải

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-08-2010, 09:20 PM   #1
minh31197
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Bài gởi: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Tam giác cân, lớp 8

Cho tam giác ABC có 2 đường phân giác trong của góc B và C bằng nhau, chứng minh tam giác ABC cân tại A

Giải giúp em bài này với kiến thức lớp 8 nha .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
minh31197 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-08-2010, 09:36 PM   #2
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
(R.W.Hogg-1982)
gọi 2 đường phân giác trong BN, CM bằng nhau
dựng hình bình hành BMDN và kí hiệu các góc $\alpha, \beta, \gamma, \delta $ như hình vẽ
tam giác CMD cân tại M nên $\alpha +\gamma =\beta +\delta $ (1)
nếu $\alpha > \beta $ thì xét hai tam giác BCN và CBM có BC chung, $BN=CM,\widehat{CBN}>\widehat{BCM}\Rightarrow CN>BM $
mà $BM=ND\Rightarrow \gamma >\delta \Rightarrow \alpha +\gamma >\beta +\delta $, mâu thuẫn với (1)
tương tự, ko thể xảy ra trường hợp $\alpha <\beta $
suy ra $\alpha=\beta $, đpcm
----------------------------------------------
hình vẽ

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.

thay đổi nội dung bởi: novae, 27-08-2010 lúc 11:57 AM
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
huynhcongbang (05-08-2010)
Old 05-08-2010, 01:20 AM   #3
crystal_liu
+Thành Viên+
 
crystal_liu's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Akaban
Bài gởi: 353
Thanks: 94
Thanked 199 Times in 141 Posts
Bài này chắc trong quyển Nâng cao và phát triển toán (Vũ Hữu Bình ) ,chuyên đề (một số bài toán nổi tiếng ),chả nhớ rõ hình như có 2,3 cách trong đó,bạn có thể tham khảo thêm.
Qua 2 năm mà vẫn còn nhớ rõ ::Mình phục mình quá
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
crystal_liu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-08-2010, 07:37 AM   #4
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Đúng là bài này xuất hiện trong rất nhiều tài liệu mà ở bậc THCS thì có lẽ quen thuộc nhất là cuốn "Nâng cao và phát triển toán lớp 9" của thầy Vũ Hữu Bình, ở phần "Các bài toán nổi tiếng", theo mình nhớ là đã đưa ra 4 cách để chứng minh định lí nổi tiếng này (cùng 1 cách giải bài toán tổng quát):
- Phản chứng bằng cách dựng hình bình hành (như bạn novae nêu).
- Phản chứng bằng cách kéo dài các đoạn thẳng.
- Phản chứng bằng cách xét cung tròn.
- Chứng minh trực tiếp bằng tứ giác nội tiếp.

Trên THTT trong những số báo mấy năm gần đây cũng có nhắc đến nó; lên THPT thì bài này giải được dễ dàng bằng công thức đường phân giác rồi. Ở lớp 8 có lẽ chứng minh bằng cách dựng hình bình hành là thích hợp nhất.

Dưới đây là cách chứng minh trực tiếp trong cuốn sách nói trên của thầy Vũ Hữu Bình nhưng có sử dụng kiến thức tứ giác nội tiếp. Nếu muốn giải trực tiếp bài này hoàn toàn bằng kiến thức lớp 8 thì minh31197 thử giải bài toán sau:

"Cho tứ giác ABCD có $\widehat{DAC}=\widehat{DBC}=90^0 $. Trên tia AD và BC lần lượt lấy các điểm M, N sao cho $AM=BN $. Biết rằng MN // CD. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân."
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
File Kèm Theo
Kiểu File : doc Tam giac can.doc (46.0 KB, 77 lần tải)

thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 06-08-2010 lúc 03:55 AM
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-08-2010, 12:19 PM   #5
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Bổ sung thêm tí
nội dung của bài toán đó là định lý Steiner-Lehmus
lịch sử của bài toán đó như sau:
năm 1840, Lehmus gửi cho Steiner bài toán trên và yêu cầu CM bằng hình học thuần túy, do đó nó mang tên Steiner-Lehmus
trong lời giải của mình , Steiner sử dụng công thức $l_a^2=bc\left ( 1-\frac{a^2}{(b+c)^2} \right ) $
sau khi biến đổi đẳng thức $l_b=l_c $, ta có
$a(a+b+c)((a+b+c)(a^2+2bc)+2abc)(b-c)=0 $, suy ra đpcm
tuy nhiên chúng ta thấy ngay rằng cách CM của Steiner không hề mang tính hình học mà sử dụng biến đổi đại số
nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thì xem trong quyển Tuyển chọn theo chuyên đề THTT, quyển 3, trang 62-65
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:57 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 57.37 k/64.33 k (10.82%)]