Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Lịch Sử Toán

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-12-2007, 09:14 PM   #1
lovemintu
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 150
Thanks: 11
Thanked 52 Times in 33 Posts
Joseph-Louis Lagrange

Joseph-Louis Lagrange

Nếu nhạc sĩ người Áo Wolgang Amadeus Mozart (1756-1791) đã để lại cho đời sau những bản nhạc tuyệt vời thì hơn hai trăm năm sau, trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, với lòng tôn sùng một bậc tài danh, những người yêu âm nhạc cổ điển chỉ còn biết lắng nghe để thưởng thức âm điệu mà thôi. Nhưng cùng thời với ông, ở Âu châu còn có một thiên tài khác cũng lừng danh, nhưng tiếng tăm không vang ra ngoài nhân thế vì ở trong bộ môn hạn hẹp là toán học. Tuy vậy công trình của ông để lại, không những được người đời sau ghi chú học hỏi, mà còn được áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học thực dụng cho đời sống hàng ngày, và cả trong những chương trình thám hiểm không gian và vũ trụ để tìm hiểu về nguồn gốc đời sống của con người và tương lai về sau. Người được nhắc đến trong bài này là Joseph-Louis Lagrange (1736-1813), một nhà toán học lỗi lạc nhất, mà cũng là người thật khiêm tốn, đã được nhiều bậc vương giả Âu châu trọng vọng vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Để phê bình về danh nhân này, Đại đế Napoléon đã từng nói rằng: "Lagrange thật là một kim tự tháp cao vời trong bộ môn toán học". Lời nói của Hoàng đế thường đi đôi với việc làm và người đã phong cho Lagrange làm Bá tước, cử ông làm Thượng Nghị sĩ và còn vinh tặng ông Đệ Nhất Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh. Nhiều bậc vương giả khác ở Âu châu như Quốc vương xứ Sardinia và Đại vương Frederick của Đức quốc cũng đã hết mực tôn vinh Lagrange .
Ông là người Pháp, nhưng có pha dòng máu Ý. Tổ phụ của Lagrange là một đại úy kỵ binh Pháp, đã tới phục vụ dưới trướng của Quốc vương đảo Sardinia là Charles Emmanuel II . Sau đó vị sĩ quan kỵ binh điển trai và anh dũng này tới định cư ở tỉnh Turin và được nhận vào làm rể của giòng họ quyền qúy Conti của nước Ý. Thân phụ của Lagrange cũng được hưởng cái may mắn trong hôn ước như thế và đã kết duyên cùng cô Marie-Thérèse Gros là ái nữ độc nhất của một bác sĩ giầu có ở tỉnh Cambiano. Cặp tài tử và giai nhân này sống vui hạnh phúc và hai ông bà có đến mười người con nhưng tất cả đều mệnh yểu khi còn tuổi ấu thơ và chỉ về sau mới may mắn được thêm cậu út là Joseph-Louis ra đời ngày 25 tháng Giêng năm 1736 để rồi lớn lên và trở thành một nhà bác học danh tiếng lẫy lừng. Thân phụ của Lagrange cũng là người có tài trí, và đã có thời làm Tổng Giám Đốc ngân sách binh bị cho đảo quốc Sardinia. Ông xây dựng nên một tài sản khá lớn, lại cộng thêm với của hồi môn của bà vợ nên gia đình được vào hạng giàu có lớn trong tỉnh. Nhưng ông lại ham mê đầu tư nên theo với nền kinh tế đương thời ở Châu Âu, tài sản của gia đình bị giảm sút dần dần đến khánh kiệt khi Lagrange bước vào tuổi trưởng thành. Cậu con út được cưng chiều nay lại không được thừa kế chút di sản nào của cha mẹ, vì thật ra không còn gì đáng giá để lại. Trong cuộc đời sau này của Lagrange, ông thường cho sự phá sản đó lại là một điều may cho
mình và đã nói rằng: "Nếu tôi được hưởng một gia tài lớn thì chắc tôi đã không dựa vào Toán Học để xây dựng đời mình".
Sự Nghiệp Toán Học
Vào đầu thế kỷ 18, nền khoa học nói chung, và toán học nói riêng, chưa phải là một môn học chính cho sĩ tử, nên lúc mới đầu Lagrange theo về văn học cổ điển. Nhưng trong khi nghiên cứu về văn hoá Hy Lạp, chàng thanh niên được biết đến những công trình về Hình Học của những vĩ nhân toán học đời trước như Euclid (330-275 tr. CN) và Archimedes (287-212 tr. CN). Tuy vậy chàng cũng không chú ý lắm về những môn này. Nhưng sau đó Lagrange được đọc một bài tham luận của nhà thiên văn học Edmund Halley (1656-1742) ca tụng môn Giải Tích Học mới được xây dựng và hoàn bị bởi nhà bác học Isaac Newton (1642-1727) và cho rằng môn toán học này vượt trội hơn môn Hình Học. Bài này gợi trí tò mò của chàng thanh niên và anh đã dồn hết tâm trí vào để trong một thời gian ngắn học được hết những gì đã được công bố trên sách vở về những phép tính vi phân và tích phân trong môn giải tích học. Sự hiểu biết về toán học cao cấp này đã làm cho Lagrange được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Pháo Binh Hoàng Gia ở tỉnh Turin khi chàng mới 16 tuổi. Nơi đây, hàng ngày Lagrange giảng bài cho lớp sinh viên mà người nào cũng lớn tuổi hơn mình. Tuy vậy chàng cũng thừa uy tín để chinh phục được mọi người và có nhiều năng lực để tổ chức được một Hội Nghiên Cứu Khoa Học là khởi thủy của một Trung Tâm để sau này trở thành Viện Hàn Lâm Khoa Học Turin. Chỉ mấy năm sau, vào năm 1759, khi Lagrange mới 23 tuổi, mà Hội Nghiên Cứu do chàng sáng lập đã xuất bản được Tập San đầu tiên. Nhưng ta phải nói rằng với một tâm địa tốt, luôn luôn nâng đỡ các bạn đồng nghiệp mà nhiều bài khảo cứu toán học đăng trên những số đầu tiên của tập san nghiên cứu, tuy ký tên những tác giả khác, mà thực ra là công trình của Lagrange vì đã được chàng sửa chữa và viết lại hoàn toàn. Trong những trường hợp này, có một tác giả của một bài viết thật đặc sắc- sau khi đã được Lagrange sửa lại- được mọi người chú ý và ngợi khen, và khi chuyện tới tai quốc vương Sardinia, tác giả được vời tới và giao cho giữ Bộ Hải Quân là một chức vụ thật quan trọng vì Sardinia là một đảo quốc. Chỉ có một điều là trong lịch sử môn toán học, người ta thấy ông này chỉ viết ra được một bài độc nhất là bài mà do sự nâng đỡ của Lagrange đã giúp cho ông được địa vị trong triều. Cũng trong thời gian sáng tác phong phú này mà Lagrange đã tạo dựng nên lý thuyết cho môn Cơ Học Giải Tích.
Một bài toán được biết từ thời thượng cổ là bài toán đẳng chu (isoperimetric problem) khi người ta tìm một hình phẳng có môt diện tích cực đại cho một chu vi cho sẵn. Lời giải tất nhiên là hình tròn nhưng phải đợi đến thế kỷ 17 mọi người mới chú ý đến những bài toán cực đại hay cực tiểu khi hai anh em toán gia Bernouilli, người Thụy Sĩ, ông anh tên là James (1654-1706) và người em là John (1667-1748) thách thức nhau giải bài toán sau đây:
"Từ một điểm khởi đầu O, thả trôi một cái vòng theo một đường giây nhẵn thín nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, để cho tuột xuống một điểm A ở dưới. Phải uốn đường giây theo hình nào để cho thời gian tuột được ngắn nhất."
Dĩ nhiên hai anh em nhà Bernouilli không những đưa ra nhiều lời giải, nhưng lại còn đề ra nhiều bài toán khác nữa thuộc loại này. Những bài viết của anh em nhà Bernouilli đã gây phấn khởi cho một thiên tài toán học khác người Thụy Sĩ là Leonhard Euler (1707-1783) là học trò của John Bernouilli, và Euler đã đưa ra phương pháp tổng quát để giải những bài toán mà James Bernouilli đã đề nghị khi xưa. Ông cũng đặt tên cho phép tính này là Phép Tính Biến Thiên (Calculus of Variations). Nhưng ngưòi thực sự đã đưa phép giải những bài toán
để tìm ra những trường hợp tối ưu lại là Lagrange, lúc đó vẫn chỉ còn là một giáo sư ở Turin. Tuy chàng thanh niên, mới ở tuổi 19 và ở thế hệ sau, chỉ nghiên cứu bài toán đẳng chu sau những bậc tiền bối danh tiếng vang lừng, nhưng Lagrange đã có những nhận xét tân kỳ để giải bài toán, và đã có can đảm viết một bức thư cho Euler, đang là Chủ tịch Ủy ban Toán học của Hàn Lâm Viện Khoa Học Phổ Quốc ở Berlin, để đưa ra một lời giải mà chàng cho là có tính cách tổng quát. Cũng may là Euler tuy là một thiên tài toán học thời ấy, danh tiếng vang lừng, nhưng cũng là người rộng lượng, ông nhận ngay ra rằng phương pháp của Lagrange đã giải toả được một vài thắc mắc của chính ông khi tìm phương pháp giải bài toán và Euler đã nhường cho Lagrange công bố kết quả ra trước. Hơn hai trăm năm sau, những khoa học gia không gian, khi tìm những qũy đạo tối ưu để đưa những vệ tinh thám sát lên những hành tinh xa vời trong Thái dương hệ, đều phải viết những phương trình có tên chung là phương trình Euler-Lagrange. Không mấy người, dù chỉ trong một khoảnh khắc, đã nghĩ đến tài trí siêu việt của Lagrange và đức tính cao thượng của Euler, là những người đầu tiên đã khai phá ra môn toán học này. Trong những năm đầu tiên của một cuộc đời nghiên cứu và sáng tác toán học của Lagrange, những bài viết đều được đăng trong những Tập San đề là Miscellanea Taurinensia tất cả tổng cộng có 5 Tập. Những bài viết này dù là để tên những học sinh hay những người cộng sự đều là do chàng giáo sư tuổi mới ngoài hai mươi đưa ra ý kiến và duyệt xét cùng sửa đổi lại. Tuy là ở một thị thành hẻo lánh nơi có hội toán học mà Lagrange sáng lập mà sau này trở thành Viện Hàn Lâm Khoa Học Turin, nhưng những Tập San Toán học phát xuất từ nơi đây, mà ngay ở số đầu tiên đã nói về Phép Tính Biến Thiên, đã được toàn thế giới khoa học ở Âu châu chú ý tới và làm cho Lagrange đương nhiên trở thành một toán gia hàng đầu được mọi người ngưỡng mộ. Ngoài toán gia Euler, Lagrange còn được một trưởng bối người Pháp là D’Alembert (1717-1783) nhiệt tình ủng hộ. Những người bạn tốt này đều nghĩ rằng chỉ khi nào chàng tới một thủ đô văn học và tiếp xúc với những toán gia hàng đầu của thế kỷ thì tài năng của Lagrange mới được nẩy nở toàn diện. Trước đó Lagrange đã được mời tới London, nhưng đi được nửa đường khi vừa tới Paris thì bị ốm. Nơi đây ông được tiếp đón trọng vọng và vì sức khoẻ chưa hồi phục được nên đành phải trở về Turin một thời gian để chờ cơ hội khác. Mấy năm sau thì dịp may đó tới khi đại toán gia Euler nhận lời mời của Viện Hàn Lâm Khoa Học St Petersburg để chuyển cư tới đó. Do đề nghị của D’Alembert và Euler, Đại Vương Frederick của Phổ Quốc đã viết cho Lagrange một bức thư đại để nói là Quốc vương Frederick vĩ đại nhất châu Âu muốn được toán gia lừng danh nhất của thế kỷ tới vương triều để hàng ngày cùng nhau bàn luận. Lagrange đã nhận lời để tới Berlin thế vào chỗ trống của Euler và trong khoảng 20 năm khi cư ngụ ỏ Phổ Quốc ông đã viết hơn một trăm bài khảo luận toán học để đăng trên các tập san ở Turin và ở Berlin. Cũng trong thời gian này mà Lagrange hoàn tất tác phẩm vĩ đại nhất của đời ông về môn Cơ Học Giải Tích.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
lovemintu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-12-2007, 10:41 PM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Anh có thể cho nguồn bài viết được không? Sau đó xóa bài post này của em đi .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-12-2007, 01:22 PM   #3
lovemintu
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 150
Thanks: 11
Thanked 52 Times in 33 Posts
Ah sorry nhưng bài này anh copy từ file có trong máy không thấy đề rõ là lấy ở đâu hay anh up cả file lên đây, có gì mình cùng xử lý!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
lovemintu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-03-2008, 06:34 PM   #4
bolzano_1989
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 19
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Lấy từ quyển Vui Đời Toán học của GS Nguyễn Xuân Vinh.
Link gốc : [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
bolzano_1989 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:32 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 57.25 k/62.48 k (8.36%)]