Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Đại Số và Lượng Giác > Các Bài Toán Đã Được Giải

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 20-11-2010, 08:39 PM   #1
ctcaro
+Thành Viên+
 
ctcaro's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 45
Thanks: 25
Thanked 6 Times in 3 Posts
Rút gọn tổng lũy thừa

Ai có cách rút gọn biểu thức này không?
$1^k+2^k+.......+n^k $
Cám ơ nhiều!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Bác học là ngừng không học!
ctcaro is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-11-2010, 09:50 PM   #2
truongvoki_bn
+Thành Viên Danh Dự+
 
truongvoki_bn's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2009
Đến từ: _chuyenbacninh_
Bài gởi: 614
Thanks: 72
Thanked 539 Times in 208 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ctcaro View Post
Ai có cách rút gọn biểu thức này không?
$1^k+2^k+.......+n^k $
Cám ơ nhiều!
theo mình thì ta chỉ có thể rút gọn với một số TH của k thôi
bạn có thể tham khảo thêm ở topic này có nêu vấn đề của bạn
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Cuộc sống là không chờ đợi


Đại học thôi. Lăn tăn gì nữa
truongvoki_bn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-11-2010, 11:21 PM   #3
alibaba_cqt
+Thành Viên+
 
alibaba_cqt's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 255
Thanks: 42
Thanked 445 Times in 186 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ctcaro View Post
Ai có cách rút gọn biểu thức này không?
$1^k+2^k+.......+n^k $
Cám ơ nhiều!
Bạn hãy tham khảo cuốn “Phương pháp quy nạp toán học” của thầy Nguyễn Hữu Điển để xem lời giải chi tiết cho bài toán này bằng phương pháp quy nạp.

Ngoài ra, mình xin giới thiệu với bạn cách tính khá hay như sau:

+) Đặt $S_k=1^k+2^k+3^k+...+n^k $ ta có $S_k = \frac{{\left( {{\rm{n }} + {\rm{1 }} + {\rm{ p}}} \right)^{\left( {{\rm{k }} + {\rm{1}}} \right)} - {\rm{p}}^{\left( {{\rm{k }} + {\rm{1}}} \right)} }}{{{\rm{k }} + {\rm{1}}}} $, (*).

Với cách xác định p rất đặc biệt như sau:
i) Cách xác định $p, p^2, ..., p^k, ... $ nhờ hệ thức $\left( {{\rm{1 }} + {\rm{ p}}} \right)^{{\rm{k }} + {\rm{1}}} - {\rm{p}}^{{\rm{k }} + {\rm{1}}} {\rm{ }} = {\rm{ }}0 $ , (**), nhưng tuân theo quy tắc sau:

Với k = 1 thay vào (**) ta tính được p.

Với k = 2 kết hợp với giá trị p tìm được ở trường k = 1 ta sẽ tính được $p^2 $.

Với k = 3, thay các giá trị $p, p^2 $ ở các bước trên vào ta sẽ tìm được $p^3 $.

Như vậy bằng cách sử dụng các giá trị $p, p^2 , ..., p^k $ ở k bước đầu ta sẽ tìm được $p^{k+1} $.

ii) Khai triển vế phải của hệ thức (*) và thay các giá trị tìm được của $p, p^2 , ..., p^k $ vào ta sẽ có kết quả của $S_k $ theo n và k.

Cụ thể như sau:
Với k = 1, thay vào (*) ta có: $\left( {{\rm{1 }} + {\rm{ p}}} \right)^2 - {\rm{p}}^2 {\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow p = - \frac{1}{2}. $

Với k = 2, thay vào (*) ta có: $\left( {{\rm{1 }} + {\rm{ p}}} \right)^3 - {\rm{p}}^3 {\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow 1 + 3p + 3p^2 + p^3 - p^3 = 0 $

$ \Leftrightarrow 1 + 3p + 3p^2 = 0. $ Mà ở trường hợp k = 1 ta có $p = - \frac{1}{2} $ nên thay vào ta sẽ có $1 - \frac{3}{2} + 3p^2 = 0 \Leftrightarrow p^2 = \frac{1}{6}. $

Với k = 3, kết hợp với $p = - \frac{1}{2},\,p^2 = \frac{1}{6} $ ta sẽ tính được $p^3 $, tương tự ta sẽ tính được $p^4, ..., p^k. $

Áp dụng vào ta có:

+) $1^1 + 2^1 + 3^1 + ... + n^1 = \frac{(n+1+p)^2+p^2}{2}=\frac{(n+1)^2+2(n+1)p + p^2-p^2}{2} $

$=\frac{(n+1)^2+2(n+1)(-\frac{1}{2}) }{2}=\frac{n^2+n}{2}=\frac{n(n+1)}{2} $

+) $1^2 + 2^2 + 3^2 + ... + n^2 = {\rm{ }}\frac{{\left( {{\rm{n }} + {\rm{1 }} + p} \right)^3 - p^3 }}{3} = \frac{{(n + 1)^3 + 3(n + 1)^2 .p + 3(n + 1).p^2 + p^3 - p^3 }}{3} $

$= \frac{{(n + 1)^3 + 3(n + 1)^2 .p + 3(n + 1).p^2 }}{3} = \frac{{(n + 1)^3 + 3(n + 1)^2 .\left( { - \frac{1}{2}} \right) + 3(n + 1).\left( {\frac{1}{6}} \right)}}{3} $

$= \frac{{2(n + 1)^3 - 3(n + 1)^2 + (n + 1)}}{6} = \frac{{(n + 1)(2n^2 + n)}}{6} = \frac{{n(n + 1)(2n + 1)}}{6} $

+) Tương tự ta tính được $S_3, S_4, ..., S_k. $ theo n và k.

Tóm lại

$S_k =1^k+2^k+...+n^k= \frac{{\left( {{\rm{n }} + {\rm{1 }} + {\rm{ p}}} \right)^{\left( {{\rm{k }} + {\rm{1}}} \right)} - {\rm{p}}^{\left( {{\rm{k }} + {\rm{1}}} \right)} }}{{{\rm{k }} + {\rm{1}}}} $ trong đó cách xác định p tuân theo quy tắc trên.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$-1=(-1)^3=(-1)^{\frac{6}{2}}=(-1)^{6.\frac{1}{2}}=\left [(-1)^6 \right ]^{\frac{1}{2}}=1^{\frac{1}{2}}=1 $

http://www.youtube.com/watch?v=HVeQAuI3BQQ

thay đổi nội dung bởi: alibaba_cqt, 21-11-2010 lúc 03:11 AM
alibaba_cqt is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to alibaba_cqt For This Useful Post:
avip (21-11-2010), buon qua (21-11-2010), Conan Edogawa (21-11-2010), hephuongtrinh (23-07-2011), huynhcongbang (22-11-2010), nhox12764 (21-11-2010), Thanh Ngoc (21-11-2010), tienanh_tx (25-08-2012)
Old 21-11-2010, 03:54 PM   #4
avip
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 392
Thanks: 135
Thanked 247 Times in 159 Posts
Anh alibaba_cqt cm kết quả của anh đc không ạ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
avip is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-11-2010, 05:41 PM   #5
alibaba_cqt
+Thành Viên+
 
alibaba_cqt's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 255
Thanks: 42
Thanked 445 Times in 186 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi avip View Post
Anh alibaba_cqt cm kết quả của anh đc không ạ?
Kết quả trên chứng minh được bằng quy nạp, tuy nhiên cũng khá rắc rối. Thông thường ta chỉ nên sử dụng nó để tính tổng $S_k $ với $k $ nhỏ thôi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$-1=(-1)^3=(-1)^{\frac{6}{2}}=(-1)^{6.\frac{1}{2}}=\left [(-1)^6 \right ]^{\frac{1}{2}}=1^{\frac{1}{2}}=1 $

http://www.youtube.com/watch?v=HVeQAuI3BQQ
alibaba_cqt is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-11-2010, 09:16 PM   #6
ctcaro
+Thành Viên+
 
ctcaro's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 45
Thanks: 25
Thanked 6 Times in 3 Posts
Mình mới làm ra như này mong các bạn góp ý kiến:
Ta tìm f(x)=$a_1 x^{k + 1} + a_2 x^k + ....... + a_{k + 1} x $ sao cho f(x+1)-f(x)=$x^k $$\forall $.Sau khi đồng nhất hệ số ta được hệ:
(1), $a_1 C_{k + 1}^k = 1 $
(2), $a_1 C_{k + 1}^{k - 1} + a_2 C_k^{k - 1} = 0 $
.....
.....
(k+1-m), $a_1 C_{k + 1}^m + a_2 C_k^m + ..... + a_{k + 1 - m} C_{m + 1}^m = 0 $
...........
(k), $a_1 C_{k + 1}^1 + a_2 C_k^1 + ..... + a_k C_2^1 = 0 $
(k+1), $a_1 + a_2 + a_3 + ... + a_{k + 1} = 0 $
Ta có tổng cần tìm chính là f(n+1)
Vậy $\sum\limits_{a = 1}^n {a^k } $
=$a_1 (n + 1)^{k + 1} + a_2 (n + 1)^k + .... + a_k (n + 1)^2 + a_{k + 1} (n + 1) $.với $a_1 ,a_2 ,......,a_k ,a_{k + 1} $ là nghiệm của hế trên!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Bác học là ngừng không học!

thay đổi nội dung bởi: ctcaro, 21-11-2010 lúc 09:22 PM
ctcaro is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to ctcaro For This Useful Post:
alibaba_cqt (23-11-2010), huynhcongbang (22-11-2010), luatdhv (22-11-2010), Thanh Ngoc (24-11-2010)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:48 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 61.13 k/69.19 k (11.64%)]