Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Chọn Đội Tuyển Trường

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 27-08-2013, 11:57 AM   #1
hieu1411997
+Thành Viên+
 
hieu1411997's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: THPT Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 369
Thanks: 188
Thanked 255 Times in 158 Posts
Đề thi chọn đội dự tuyển trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (vòng 2)

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (5 điểm): Cho các số thực không âm $x,y,z$ thỏa mãn $x+y+z=1$. Tìm GTLN, GTNN của:
$P=\dfrac{1}{1+x^2}+\dfrac{1}{1+y^2}+\dfrac{1}{1+z ^2}$
Câu 2 (5 điểm). Xác định tất cả các đa thức có dạng
$P(x)=n!x^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+(-1)^n(n+1)n$ ($n \in N^*$)
với các hệ số nguyên sao cho $P(x)$ có đủ $n$ nghiệm thực $x_1, x_2,...,x_n$ thỏa mãn điều kiện: $k \le x_k \le k+1$ với mọi $k=1,2,...,n$
Câu 3 (5 điểm). Cho tam giác nhọn $ABC$ có 2 đường cao $AA'$ và $CC'$ cắt nhau tại $H$. Đường phân giác của góc nhọn tạo bởi hai đường thẳng $AA'$ và $CC'$ lần lượt $AB, BC$ tại $P$ và $Q$. Các đường thẳng đi qua $P$ vuông góc ới $AB$, đi qua $Q$ vuông góc với $BC$ cắt nhau tại $R$. Chứng minh rằng:
a) $BR$ là phân giác góc $ABC$
b) $H,M,R$ thẳng hàng với $M$ là trung điểm $AC$
Câu 4 (5 điểm). Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên lẻ, không chia hết cho $5$ và nhỏ hơn $40$. Tìm số tự nhiên k nhỏ nhất sao cho mỗi tập con có $k$ phần tử của $S$ đều tồn tại $2$ số chia hết cho nhau
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
H
hieu1411997 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hieu1411997 For This Useful Post:
hongson_vip (30-08-2013), thaygiaocht (27-08-2013)
Old 28-08-2013, 12:47 AM   #2
ntuan5
+Thành Viên+
 
ntuan5's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 155
Thanks: 130
Thanked 38 Times in 24 Posts
1/ Ta c/m $min=\frac{5}{2}; max=2.7$.
Xét hàm $f(x)=\frac{1}{1+x^2}$ là hàm lồi trên $[0;1)$.
Nên dùng bđt jensen:
$$P \leq \frac{3}{1+\frac{(x+y+z)^2}{9}}=2,7$$
Cũng có:
$$P \ge \frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z^2} \ge \frac{2}{2-z}+\frac{1}{1+z^2}$$
Hàm cuối là hàm nghịch biến nên sẽ lớn hơn gía trị của nó tại 1, giá trị này là $\frac{5}{2}$.(đpcm)
2/ Theo viet: $x_{1}...x_{n}=\frac{n+1}{(n-1)!} \ge n!$
Suy ra $n=1 v 2$
$n=1 \Leftarrow x=2$
$n=2 \Leftarrow a_{1} \in [6;10]$
Từ đó thử lại nghiệm tìm được đa thức.
4/ Xét tập con toàn là số nguyên tố thì có 10 phần tử, nên đk cần là: $k>10$.
Ta chứng minh $k=11$ thỏa mãn.
Chỉ cần chia tập trên thành 5 tập con gồm 3 phần tử mà trong đó tồn tại 2 số chia hết cho nhau.
Theo nguyên lí dirichle thì một tập con 11 phần tử sẽ có ít nhất 3 phần tử thuộc một trong 5 tập con trên (đpcm).
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ntuan5 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to ntuan5 For This Useful Post:
blackholes. (28-08-2013), cool hunter (31-08-2013), hnhuongcoi (19-12-2014), thaygiaocht (28-08-2013), Trànvănđức (31-08-2013)
Old 28-08-2013, 07:07 PM   #3
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
thaygiaocht's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 165
Thanks: 793
Thanked 216 Times in 93 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ntuan5 View Post
Cũng có:
$$P \ge \frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z^2} \ge \frac{2}{2-z}+\frac{1}{1+z^2}$$
Hàm cuối là hàm nghịch biến nên sẽ lớn hơn gía trị của nó tại 1, giá trị này là $\frac{5}{2}$.(đpcm)
Chú ý rằng
$\frac{2}{2-z}+\frac{1}{1+z^2} \leq \dfrac{5}{2} $ với mọi $z \in [0;1]. $

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thaygiaocht is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thaygiaocht For This Useful Post:
ntuan5 (28-08-2013)
Old 28-08-2013, 11:32 PM   #4
ntuan5
+Thành Viên+
 
ntuan5's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 155
Thanks: 130
Thanked 38 Times in 24 Posts
Trời ơi, em làm ẩu quá:
Viết lại bđt thành: $T=\sum \frac{x^2}{1+x^2} \le \frac{1}{2}$. Nếu có nhiều hơn hai số dương trong x,y,z thì :$T < \frac{x+y+z}{2} v \frac{y+z}{2}$. Xét có 2 số bằng 0 thì $T=\frac{1}{2}$. Vậy bđt được c/m.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ntuan5 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to ntuan5 For This Useful Post:
greg_51 (16-08-2014), thaygiaocht (28-08-2013)
Old 29-08-2013, 03:52 AM   #5
leviethai
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng quê tôi là Ninh Bình.
Bài gởi: 513
Thanks: 121
Thanked 787 Times in 349 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới leviethai
Trích:
Nguyên văn bởi ntuan5 View Post
Trời ơi, em làm ẩu quá:
Viết lại bđt thành: $T=\sum \frac{x^2}{1+x^2} \le \frac{1}{2}$. Nếu có nhiều hơn hai số dương trong x,y,z thì :$T < \frac{x+y+z}{2} v \frac{y+z}{2}$. Xét có 2 số bằng 0 thì $T=\frac{1}{2}$. Vậy bđt được c/m.
Về cái giá trị lớn nhất: Hàm này không có lồi hay lõm trên đoạn (0,1) bạn à, nên lời giải của bạn không chính xác. Lời khuyên là đừng bao giờ áp dụng trực tiếp định lý mà hãy chứng minh định lý lại từ đầu để đảm bảo rằng mình sử dụng đúng.

Giá trị lớn nhất có thể tìm được nếu ta dùng kết quả sau:
$$\frac{1}{1+x^2}\le \frac{54}{50}-\frac{27x}{50}.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
leviethai is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to leviethai For This Useful Post:
thaygiaocht (29-08-2013)
Old 29-08-2013, 10:07 AM   #6
Không Biết
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 20
Thanks: 0
Thanked 30 Times in 9 Posts
Bài 1 có thể giải như sau.
Về giá trị nhỏ nhất, theo bất đẳng thức AM-GM ta có
$$P=3-\sum\frac{x^2}{1+x^2}\ge3-\sum\frac{x(1+x^2)}{2(1+x^2)}=\frac{5}{2}.$$
Đẳng thức xảy ra nếu $x=1,y=z=0,$ do đó ta có $\min P=\frac{5}{2}.$

Về giá trị lớn nhất, ta sử dụng bất đẳng thức
$$\frac{1}{1+x^2}\le\frac{9}{10}+\frac{9}{50}(1-3x)\quad\forall x\in[0,1],$$
đúng vì nó tương đương với $(4-3x)(1-3x)^2\ge0.$ Thực hiện tương tự cho $y,z,$ ta được $P\le\frac{27}{10}.$ Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z=\frac{1}{3},$ do vậy $\max P=\frac{1}{3}.$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Không Biết is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Không Biết For This Useful Post:
thaygiaocht (29-08-2013)
Old 29-08-2013, 12:08 PM   #7
thaygiaocht
+Thành Viên+
 
thaygiaocht's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2012
Đến từ: Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 165
Thanks: 793
Thanked 216 Times in 93 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Không Biết View Post
Bài 1 có thể giải như sau.
Về giá trị nhỏ nhất, theo bất đẳng thức AM-GM ta có
$$P=3-\sum\frac{x^2}{1+x^2}\ge3-\sum\frac{x(1+x^2)}{2(1+x^2)}=\frac{5}{2}.$$
Đẳng thức xảy ra nếu $x=1,y=z=0,$ do đó ta có $\min P=\frac{5}{2}.$

Về giá trị lớn nhất, ta sử dụng bất đẳng thức
$$\frac{1}{1+x^2}\le\frac{9}{10}+\frac{9}{50}(1-3x)\quad\forall x\in[0,1],$$
đúng vì nó tương đương với $(4-3x)(1-3x)^2\ge0.$ Thực hiện tương tự cho $y,z,$ ta được $P\le\frac{27}{10}.$ Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z=\frac{1}{3},$ do vậy $\max P=\frac{1}{3}.$
Còn có thể
$P \ge \dfrac{1}{x^2+1}+\dfrac{4}{2+y^2+z^2} \ge \dfrac{1}{x^2+1}+\dfrac{4}{2+(1-x)^2} \ge \dfrac{5}{2} $ với $\dfrac{1}{3} \le x \le 1. $

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thaygiaocht is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2013, 08:08 PM   #8
giabao185
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2012
Bài gởi: 77
Thanks: 54
Thanked 41 Times in 36 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi hieu1411997 View Post
Câu 3 (5 điểm). Cho tam giác nhọn $ABC$ có 2 đường cao $AA'$ và $CC'$ cắt nhau tại $H$. Đường phân giác của góc nhọn tạo bởi hai đường thẳng $AA'$ và $CC'$ lần lượt $AB, BC$ tại $P$ và $Q$. Các đường thẳng đi qua $P$ vuông góc ới $AB$, đi qua $Q$ vuông góc với $BC$ cắt nhau tại $R$. Chứng minh rằng:
a) $BR$ là phân giác góc $ABC$
b) $H,M,R$ thẳng hàng với $M$ là trung điểm $AC$
Mình xin xử bài hình
Câu a thì dễ rồi, mình xin câu b:
Vẽ hbh HADC, dễ dàng thấy H,M,D thẳng hàng
Cách 1:Gọi R' là giao điểm của BR và HD
Sử dụng câu a) và $\widehat{ABB'}=\widehat{DBC}$
\rightarrow BR là phân giác của $\widehat{HBD}$
$\rightarrow \frac{HR'}{R'D}=\frac{BH}{BD}(1)$
ta có tam giác$ BHA'\sim tam giác BDA$
$\rightarrow \frac{BH}{BD}=\frac{HA'}{DA}=\frac{HA'}{HC}$
Theo t/c phân giác và $\frac{HA'}{HC}=\frac{HC'}{HA}$
$\rightarrow \frac{BH}{BD}=\frac{PC'}{PA}=\frac{QA'}{QC}(2)$
Từ (1) và (2) $\rightarrow \frac{R'H}{R'D}=\frac{PC'}{PA}=\frac{QA'}{QC}$
mà ADHC',A'CDH là hình thang
nên theo định lí Ta-lét nên $R'P\parallel HC',R'Q \parallel HA'$
$\rightarrow R'P \perp AB tại P,R'Q \perp BC tại Q$
$\rightarrow R \equiv R'$
$\rightarrow H,R,M thẳng hàng.$
Cách 2:
Gọi R_1 là giao điểm của PR và HD,
R_2 là giao điểm của QR và HD
Dễ thấy $\frac{PC'}{PA}=\frac{QA'}{QC}$
Ta lại có:ADHC',CDHA' là hình thang
theo định lí Ta-lét :$\frac{PC'}{PA}=\frac{HR_1}{R_1D}$
$\frac{QA'}{QC}=\frac{HR_2}{R_2D}$
mà$ \frac{PC'}{PA}=\frac{QA'}{QC}$
$\Rightarrow \frac{HR_1}{R_1D}=\frac{HR_2}{R_2D}$
$\rightarrow R_1 \equiv R_2 $(R_1,R_2 cùng thuộc đoạn HD)
$\rightarrow R\equiv R_1\equiv R_2$
$\rightarrow H,R,M thẳng hàng$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: giabao185, 29-08-2013 lúc 08:15 PM
giabao185 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to giabao185 For This Useful Post:
thaygiaocht (01-10-2013)
Old 31-08-2013, 08:43 PM   #9
Trànvănđức
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2012
Bài gởi: 91
Thanks: 854
Thanked 34 Times in 22 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi ntuan5 View Post
1/ Ta c/m $min=\frac{5}{2}; max=2.7$.
Xét hàm $f(x)=\frac{1}{1+x^2}$ là hàm lồi trên $[0;1)$.
Nên dùng bđt jensen:
$$P \leq \frac{3}{1+\frac{(x+y+z)^2}{9}}=2,7$$
Cũng có:
$$P \ge \frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z^2} \ge \frac{2}{2-z}+\frac{1}{1+z^2}$$
Hàm cuối là hàm nghịch biến nên sẽ lớn hơn gía trị của nó tại 1, giá trị này là $\frac{5}{2}$.(đpcm)
2/ Theo viet: $x_{1}...x_{n}=\frac{n+1}{(n-1)!} \ge n!$
Suy ra $n=1 v 2$
$n=1 \Leftarrow x=2$
$n=2 \Leftarrow a_{1} \in [6;10]$
Từ đó thử lại nghiệm tìm được đa thức.
4/ Xét tập con toàn là số nguyên tố thì có 10 phần tử, nên đk cần là: $k>10$.
Ta chứng minh $k=11$ thỏa mãn.
Chỉ cần chia tập trên thành 5 tập con gồm 3 phần tử mà trong đó tồn tại 2 số chia hết cho nhau.
Theo nguyên lí dirichle thì một tập con 11 phần tử sẽ có ít nhất 3 phần tử thuộc một trong 5 tập con trên (đpcm).
Bạn tìm min sai,hàm của biến z không nghịch biến
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Trànvănđức is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-08-2014, 11:18 PM   #10
Nvthe_cht.
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 69
Thanks: 15
Thanked 36 Times in 24 Posts

Cách khác cho hình b.
Qua R kẻ các đường thằng vuông góc với $AB,BC$ lần lượt cắt $AH,CH$ tại$I,J$. Khi đó $HIRJ$ là hình bình hành, hay $HR$ đi qua trung điểm $IJ$.
Dễ chứng minh $HIP$ đồng dạng $HJQ$ nên ta có tỷ số:
$\frac{HI}{HJ}=\frac{HP}{HQ}=\frac{HA}{HC}$ dẫn đến $JI||BC$. Do đó $HM$ đi qua trung điểm $IJ$. Tuừ đây ta có $H,R,M$ thẳng hàng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Nvthe_cht. is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Nvthe_cht. For This Useful Post:
hoang_kkk (16-08-2014)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:08 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 84.61 k/96.15 k (12.00%)]