Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Giáo Dục, Giảng Dạy, Học tập

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 02-05-2013, 10:32 AM   #16
biboknor
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 3
Thanks: 10
Thanked 2 Times in 1 Post
Chừng nào học xong lớp 9 rồi thi hay ghi danh vào đại học mới được xem là bỏ, chứ còn 3 năm không học chương trình này thì cũng phải học chương trình kia sao gọi là bỏ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
biboknor is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-05-2013, 11:02 PM   #17
zớt
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Đến từ: THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ AN
Bài gởi: 136
Thanks: 120
Thanked 45 Times in 28 Posts
Bỏ là bỏ thế nào, sao không tăng thêm học phổ thông thêm 3 năm nữa cho nó nhẹ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
zớt is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-05-2013, 10:16 PM   #18
LSG
+Thành Viên+
 
LSG's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: Chân núi Hồng Lĩnh Can Lộc
Bài gởi: 259
Thanks: 64
Thanked 131 Times in 89 Posts
Vì sao giáo dục phổ thông cần 12 năm ?
(Bài này đã gửi đăng báo Tiền Phong. Bản trên Tiền Phong có thể bị rút ngắn lại so với bản ở đây vì hạn chế về độ dài)

Gần đây, có một số ý kiến xuất hiện trên báo chí trong nước cho rằng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm như hiện tại là “quá dài, thừa”, nên giảm bớt xuống chỉ còn 9-11 năm thôi. Bài viết này nhằm phản bác lại các ý kiến đó, và chỉ ra các lý do khách quan vì sao 12 năm lại là tối ưu cho chương trình giáo dục phổ thông đối với phần lớn học sinh.

Có một xu hướng rõ ràng trong giáo dục phổ thông trên thế giới là đi theo hệ phổ thông 12 năm (không kể giai đoạn mẫu giáo), với độ tuổi trung bình tốt nghiệp phổ thông là 18 tuổi. Đại đa số các nước dùng hệ 12 năm (thường chia thành 3 cấp, nhưng cũng có nơi chia thành 2 hay 4-5 cấp). Nhiều nước (trong đó có cả Việt Nam) trước kia đi theo các hệ giáo dục phổ thông khác, nay cũng dùng hệ 12 năm. Điều này được phản ánh phần nào trong bảng số liệu tóm tắt phía dưới đây về hệ thống giáo dục phổ thông của 25 nước đông dân nhất thế giới , xếp theo thứ tự dân số:

Nước / Dân số (triệu) / Số năm phổ thông = chia theo các cấp /ghi chú

China / 1354 / 12 = 6 + 3 + 3 / tiểu học (cấp 1) + THCS (cấp 2) + THPT (cấp 3)

India / 1210 / 12 = 5 + 3 + 2 + 2 / còn chia thành 10 + 2

USA / 316 / 12 = 5 + 3 + 4

Indonesia / 238 / 12 = 6 + 3 + 3

Brazil / 194 / 12 = 5 + 4 + 3

Pakistan / 183 / 12 = 5 + 3 + 4

Nigeria / 171 / 12 = 6 + 3 + 3

Bangladesh / 153 / 12 = 5 + 3 + 2 + 2

Russia / 143 / 11 = 4 + 5 + 2 / trước 1990 theo hệ 10 năm

Japan / 127 / 12 = 6 + 3 + 3

Mexico / 112 / 12 = 6 + 3 + 3

Philippines / 92 / 12 = 6 + 4 + 2

Vietnam / 89 / 12 = 5 + 4 + 3

Ethiopia / 87 / 12

Egypt / 84 / 12 = 9 + 3 / theo hướng học nghề có thể thành 9 + 5

Germany / 82 / 12 = 5 + 4 + 3 / ở Berlin là 6 + 3 + 3; một số nơi là 13 năm

Iran / 77 / 12 = 5 + 3 + 3 + 1 / theo hướng học nghề có thể thành 13 = 5 + 3 + 3 + 2

Turkey / 76 / 12 = 4 + 4 + 4

Congo (Dem. Rep. of) / 71 / 12 = 6 + 6

Thailand / 66 / 12 = 6 + 6

France / 66 / 12 = 5 + 4 + 3

UK / 63 / 13 = 2 + 4 + 3 + 2 + 2 / tính từ lúc 5 tuổi nên cũng hết phổ thông lúc 18 tuổi

Italy / 59 / 13 = 5 + 3 + 5 / theo hướng học nghề thì cấp 3 có thể từ 3 đến 5 năm

South Africa / 52 / 12 = 6 + 3 + 3

South Korea / 50 / 12 = 6 + 3 + 3 / học phổ thông từ 7 tuổi đến 19 tuổi

Ở hầu hết các nước, thì bậc tiểu học và trung học cơ sở (cho đến quãng năm 14-15 tuổi) là bắt buộc, và đặc biệt ở một số nước như Nga và Anh thì việc học phổ thông là bắt buộc cho đến tận 17-18 tuổi. Cũng ở phần lớn các nước, sau khi học hết phổ thông cơ sở, lên đến cấp 3 (phổ thông trung học, high school), từ quãng năm 14-15 tuổi, thì có lựa chọn giữa hướng “thông thường” và hướng “học nghề” (vocational school). Phần lớn học sinh là học theo chương trình “thông thường”. Hầu hết các chương trình phổ thông “thông thường” kéo dài tổng cộng 12 năm. (Những thông tin kiểu “chỉ học 9 năm là hết phổ thông” là thông tin sai lệch). Trong số các ngoại lệ ở các nước lớn có thể kể đến nước Nga (chỉ có 11 năm; đã tăng lên từ hệ 10 năm vào năm 1990), Anh (13 năm, nhưng mà là tính từ lúc 5 tuổi, nên cũng kết thúc vào lúc 18 tuổi), Italia (13 năm, học đến lúc 19 tuổi), một vài nơi ở Đức (13 năm thay vì 12 năm ở các nơi khác ở Đức). Các chương trình phổ thông định hướng học nghề có thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn chương trình thông thường. Ngoài ra, ở một số nước, ví dụ như Pháp, hướng “thông thường” có thể được phân ban để tăng lựa chọn cho học sinh.

Hệ thống giáo dục 12 năm trên thế giới không phải là tuỳ tiện, mà là kết quả của một quá trình tiến hoá trong mấy thế kỷ qua, cả về nhu cầu lẫn khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục phổ thông của xã hội. Xã hội càng văn minh lên, đòi hỏi con người càng phải có hiểu biết và trình độ cao lên, đồng thời càng có điều kiện để cung cấp dịch vụ giáo dục đến mọi người, thì càng làm cho thời gian đi học tăng lên chứ không giảm đi. Ý tưởng cắt giảm thời gian giáo dục phổ thông của một số người (để trẻ em tốt nghiệp phổ thông vào độ tuổi trung bình 15-17 thay vì 18 tuổi) là đi ngược lại xu hướng tiến bộ này của xã hội.

Có một lý do rất quan trọng giải thích vì sao 18 tuổi là độ tuổi trung bình hợp lý nhất để tốt nghiệp phổ thông hiện nay. Lý do đó là: 18 tuổi là độ tuổi trưởng thành, theo qui ước và luật pháp ở nhiều nơi trên thế giới, và sứ mệnh cơ bản nhất của giáo dục phổ thông chính là để chuẩn bị cho trẻ em trở thành những con người trưởng thành, với các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đón nhận những nghĩa vụ và quyền lợi của một người trưởng thành.

Đối với một trẻ em chưa trưởng thành, có 3 phương án: a) đi học (học văn hoá, học nghề, v.v., luôn có rất nhiều cái để học), b) đi làm, c) không đi học mà cũng không đi làm. Phương án c) hẳn là phương án tồi, vì sinh ra “nhàn cư vi bất thiện”, dễ trở thành lêu lổng, hư hỏng, trộm cắp, v.v. Phương án b) có thể được dùng trong các hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên nó không phải là tối ưu, vì những trẻ em phải đi làm từ nhỏ như vậy sẽ ít có điều kiện phát triển, sẽ nghèo đói và cũng sẽ không đóng góp được nhiều cho xã hội. Các nước tiên tiến có luật cấm bóc lột sức lao động của trẻ em để tránh hiện tượng này. Chỉ có phương án a) là khả dĩ nhất: khi điều kiện kinh tế xã hội cho phép, thì trẻ em cần được học ít ra cho đến khi trưởng thành. Chính vì vậy mà độ tuổi kết thúc học phổ thông ứng với độ tuổi trưởng thành.

Một lý do khác khiến cho phần lớn trẻ em trên thế giới kết thúc học phổ thông vào năm 18 tuổi: đó là sự hội nhập và giao lưu quốc tế, khiến cho chương trình của các nước có xu hướng xích lại gần nhau, có cùng số năm học để dễ chuyển đổi cho nhau hơn. Ví dụ như, một người học xong phổ thông ở nước này, có thể sang nước khác học đại học mà không cần học lại phổ thông. Trẻ em Việt Nam không ngu ngốc hơn, nhưng cũng không thông minh đặc biệt gì hơn các trẻ em của các nước khác. Bởi vậy, sẽ là không tưởng khi nghĩ rằng nói chung học sinh Việt Nam chỉ cần học 10-11 năm phổ thông là sau đó có thể vào học đại học ngồi cùng với học sinh nước ngoài đã qua 12 năm phổ thông mà cũng sẽ đạt kết quả tương đương.

Có một số lý do được đưa ra để biện hộ cho ý tưởng rút ngắn thời gian học phổ thông, nhưng tôi thấy các lý do đó hoặc không đúng bản chất hoặc tự mâu thuẫn. Trong đó có lý do “chương trình phổ thông hiện tại nặng quá”. Nếu một chương trình nặng quá theo nghĩa không đủ thời gian học, thì phải kéo dài thời gian học ra mới đúng thay vì rút ngắn đi. Còn nếu nặng quá theo nghĩa có quá nhiều cái thừa không cần thiết, thì có thể cắt giảm những cái thừa đó đi (sẽ giảm được việc học thêm tràn lan). Nhưng không có nghĩa là 12 năm học là quá nhiều, có thể rút ngắn lại thành 10-11 năm. Trên thực tế, học sinh tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam còn bị hổng khá nhiều kiến thức văn hoá phổ thông so với học sinh nước ngoài. Vấn đề không phải nằm ở số năm học, mà là ở chương trình và cách học, cách thi chưa hợp lý.

Một cỗ xe có thể bị hỏng không chạy được hoặc chạy lọc cọc vì rất nhiều lý do khác nhau. Nếu chẳng hạn phần động cơ của nó bị rò gỉ, mà lại đi thay lốp bằng lốp nhỏ hơn không đúng với trọng tải thay vì chữa động cơ, thì không giúp cho xe chạy tốt lên, mà chỉ làm cho nó nguy hiểm thêm. Trong giáo dục phổ thông của Việt Nam cũng vậy, có nhiều vấn đề bất cập, nhưng việc học 12 năm là không phải là một trong các bất cập. Nếu “chữa không đúng bệnh” thì không những không làm cho hệ thống giáo dục tốt lên mà có nguy cơ làm cho nó tồi đi thêm.

BY NTZUNG, ON MAY 3RD, 2013
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
LSG is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to LSG For This Useful Post:
99 (04-05-2013), cokeu14 (04-05-2013), hakudoshi (06-05-2013), ngocthi0101 (05-05-2013), tailsth94 (21-05-2013), TNP (06-05-2013), Trànvănđức (08-05-2013)
Old 06-05-2013, 10:39 PM   #19
hakudoshi
+Thành Viên+
 
hakudoshi's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: vật chất->sự sống->tư duy->cảm xúc->???
Bài gởi: 210
Thanks: 102
Thanked 179 Times in 90 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi LSG View Post
USA / 316 / 12 = 5 + 3 + 4
Brazil / 194 / 12 = 5 + 4 + 3
Pakistan / 183 / 12 = 5 + 3 + 4
Germany / 82 / 12 = 5 + 4 + 3 / ở Berlin là 6 + 3 + 3; một số nơi là 13 năm
Iran / 77 / 12 = 5 + 3 + 3 + 1 / theo hướng học nghề có thể thành 13 = 5 + 3 + 3 + 2
France / 66 / 12 = 5 + 4 + 3

Đúng là phân bố các cấp học của Việt Nam mình giống Pháp thật mà chương trình học thì .
Dù sao đi nữa thì em cũng không muốn bỏ 3 năm phổ thông đâu ạ. Vì 3 năm nay không chỉ là 3 năm đi học kiến thức văn hóa mà còn học rất nhiều thức khác nữa, ngoài ra còn có bạn bè, thầy cô, kỉ niệm. Và nếu không có "High School" thì em cảm thấy thiếu thốn 1 thứ gì đó trong cuộc đời của mình vậy ạ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Touch me touch me, don't be shy
I'm in charge like a G.U.Y.
I'll lay down face up this time
Under you like a G.U.Y.
hakudoshi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hakudoshi For This Useful Post:
Trànvănđức (08-05-2013), zớt (06-05-2013)
Old 06-05-2013, 10:58 PM   #20
zớt
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2012
Đến từ: THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ AN
Bài gởi: 136
Thanks: 120
Thanked 45 Times in 28 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi hakudoshi View Post
Đúng là phân bố các cấp học của Việt Nam mình giống Pháp thật mà chương trình học thì .
Dù sao đi nữa thì em cũng không muốn bỏ 3 năm phổ thông đâu ạ. Vì 3 năm nay không chỉ là 3 năm đi học kiến thức văn hóa mà còn học rất nhiều thức khác nữa, ngoài ra còn có bạn bè, thầy cô, kỉ niệm. Và nếu không có "High School" thì em cảm thấy thiếu thốn 1 thứ gì đó trong cuộc đời của mình vậy ạ.
Chính xác, học 3 năm phổ thông mới ngày càng biết được nhiều hơn ví như bé
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
zớt is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-05-2013, 10:36 AM   #21
haptrung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 99
Thanks: 16
Thanked 31 Times in 23 Posts
Bài diễn thuyết thật hay và hùng hồn. Nhưng hãy tự hỏi nếu một học sinh không có kiến thức cần thiết thì liệu có đủ trình độ và hiểu biết rộng để nói lên những điều này không. Những điều mà cậu ta nói do đâu mà có. Đó cũng là do quá trình học tập và tích lũy mà ra. Có chăng đồng ý về thay đổi chương trình của các môn học mà thôi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
haptrung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-05-2013, 10:38 AM   #22
ph2012
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 6
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi zớt View Post
Chính xác, học 3 năm phổ thông mới ngày càng biết được nhiều hơn ví như bé
Giáo dục Việt Nam qua nhiều lần cải cách vẫn còn mang tính hàn lâm, Thầy dạy mình hay nói vui: "Học để rồi quên". Các môn mang tính thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh rốt cục cũng quy về "làm toán Trắc Nghiệm". Học sinh phải đi luyện thi đại học khắp nơi để học lắm mẹo nhiều mực chém trắc nghiệm cho bén, còn thực tiễn thì các em chẳng có kĩ năng thực hành gì, ví dụ bắt mạch điện trong nhà. Ôi thôi, bới lông tìm vết thì cả đời chẳng hết
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ph2012 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-05-2013, 05:40 PM   #23
gogo12
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2013
Đến từ: QH Huế
Bài gởi: 5
Thanks: 3
Thanked 6 Times in 3 Posts
Theo ý kiến riêng mình thì vẫn để 3 năm học phổ thông, nhưng kiến thức các môn không liên quan lĩnh vực của mình thì nên giảm bớt xuống, để cho đầu óc được thanh thản.
P/S: Mình nói thật là ngay sau khi kiểm tra một môn học bài nào đó xong là mình quên hết, cỡ tuần sau có người hỏi lại là không biết trả lời.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
gogo12 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-05-2013, 01:02 PM   #24
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Nói thật mình chả hứng học lí với hóa cho mấy. Mình thấy nó có nhiều mẹo mực hay sao ấy, phải làm theo khuôn, với lại ít làm thí nghiệm nữa nên mấy cái tính chất hóa học chả nhớ được bao nhiêu
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-05-2013, 09:23 PM   #25
hakudoshi
+Thành Viên+
 
hakudoshi's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: vật chất->sự sống->tư duy->cảm xúc->???
Bài gởi: 210
Thanks: 102
Thanked 179 Times in 90 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhcanh2095 View Post
Nói thật mình chả hứng học lí với hóa cho mấy. Mình thấy nó có nhiều mẹo mực hay sao ấy, phải làm theo khuôn, với lại ít làm thí nghiệm nữa nên mấy cái tính chất hóa học chả nhớ được bao nhiêu
cả năm lên phòng thí nghiệm "chơi" được 1 lần.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Touch me touch me, don't be shy
I'm in charge like a G.U.Y.
I'll lay down face up this time
Under you like a G.U.Y.
hakudoshi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:23 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 89.11 k/99.91 k (10.81%)]