Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Giáo Dục, Giảng Dạy, Học tập

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-11-2011, 06:37 AM   #1
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Tranh luận cùng thanh tra

Chân ướt chân ráo đi dạy lại bị thanh tra ngay bài hóc búa nhất chương trình"Đại cương về phương trình".Nói chung là em dạy không đến nỗi tệ chỉ dại ở chổ thật thà quá.Trong phần cũng cố bài em phán 2 câu
+Học thì vậy nhưng khi làm bài các em nên biến đổi theo hệ quả sau đó thử lại nghiệm vào phương trình ban đầu
+Ngay đến thầy cô đây cũng khó mà phân biệt rạch ròi đâu là biến đổi tương đương đâu là không
Sau tiết dạy thanh tra chỉ vặn vẹo em xoay quanh 2 câu lở miệng của em...Chỉ có điều em cãi giỏi nên ông vẫn xếp loại giỏi!!!
Nếu các bạn thanh tra thì xếp em loại gì?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: baotram, 06-11-2011 lúc 06:41 AM
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 11:32 AM   #2
tuan119
+Thành Viên+
 
tuan119's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 993
Thanks: 273
Thanked 666 Times in 422 Posts
Bạn trao đổi lạ vậy, không trực tiếp dự giờ thì đánh giá sao được , còn bạn cãi giỏi thì chịu, không hiểu thanh tra bạn đi đánh giá việc cãi giỏi sao!
Nhưng đúng là cái $\iff $ (PTTĐ) và $\implies $ (PTHQ) là hay bị nhầm, ngay cả GV cũng vậy.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$\bf{T}\mathcal{smile} $__________________________________________________ ________________
tuan119 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 11:35 AM   #3
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Nếu các bạn thanh tra thì xếp em loại gì?
Thanh tra vặn rằng: Nếu gặp phương trình có nghiệm cực kì lẻ thì làm sao mà thử được.
Em cải lại: Bây giờ có máy tính rùi.Kiểu gì thì học sinh cũng thử được. Thanh tra cứ cho em một phương trình bất kì và nghiệm của nó,em sẽ kiểm tra được ngay
Thanh tra vặn tiếp: Thầy cô mà không thể phân biệt được đâu là phép biến đổi tương đương sao?
Em cải lại: Thanh tra kiểm tra xem phép biến đổi từ :$x^5-3x+1=0 $ thành $x^5-3x+1+\sqrt[7]{x+1}=x^{14}-8x^3+5 $ có tương đương không?

Thanh tra không nói gì...Và em được 18 điểm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: baotram, 06-11-2011 lúc 12:03 PM
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 12:43 PM   #4
haky
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 40
Thanks: 19
Thanked 3 Times in 3 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Thanh tra vặn rằng: Nếu gặp phương trình có nghiệm cực kì lẻ thì làm sao mà thử được.
Em cải lại: Bây giờ có máy tính rùi.Kiểu gì thì học sinh cũng thử được. Thanh tra cứ cho em một phương trình bất kì và nghiệm của nó,em sẽ kiểm tra được ngay
Thanh tra vặn tiếp: Thầy cô mà không thể phân biệt được đâu là phép biến đổi tương đương sao?
Em cải lại: Thanh tra kiểm tra xem phép biến đổi từ :$x^5-3x+1=0 $ thành $x^5-3x+1+\sqrt[7]{x+1}=x^{14}-8x^3+5 $ có tương đương không?

Thanh tra không nói gì...Và em được 18 điểm
Đó là phép biến đổi gì vậy???

Thanh tra kém quá, đi thanh tra làm gì
------------------------------
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Chân ướt chân ráo đi dạy lại bị thanh tra ngay bài hóc búa nhất chương trình"Đại cương về phương trình".Nói chung là em dạy không đến nỗi tệ chỉ dại ở chổ thật thà quá.Trong phần cũng cố bài em phán 2 câu
+Học thì vậy nhưng khi làm bài các em nên biến đổi theo hệ quả sau đó thử lại nghiệm vào phương trình ban đầu
+Ngay đến thầy cô đây cũng khó mà phân biệt rạch ròi đâu là biến đổi tương đương đâu là không
Sau tiết dạy thanh tra chỉ vặn vẹo em xoay quanh 2 câu lở miệng của em...Chỉ có điều em cãi giỏi nên ông vẫn xếp loại giỏi!!!
Nếu các bạn thanh tra thì xếp em loại gì?
Gặp bài toán chứa tham số mà dùng phép biến đổi hệ quả có lẽ nhanh ra nhỉ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: haky, 06-11-2011 lúc 12:44 PM Lý do: Tự động gộp bài
haky is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 11:35 PM   #5
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Thanh tra vặn rằng: Nếu gặp phương trình có nghiệm cực kì lẻ thì làm sao mà thử được.
Em cải lại: Bây giờ có máy tính rùi.Kiểu gì thì học sinh cũng thử được. Thanh tra cứ cho em một phương trình bất kì và nghiệm của nó,em sẽ kiểm tra được ngay
Thanh tra vặn tiếp: Thầy cô mà không thể phân biệt được đâu là phép biến đổi tương đương sao?
Em cải lại: Thanh tra kiểm tra xem phép biến đổi từ :$x^5-3x+1=0 $ thành $x^5-3x+1+\sqrt[7]{x+1}=x^{14}-8x^3+5 $ có tương đương không?

Thanh tra không nói gì...Và em được 18 điểm
Thực ra hai nhận xét này theo suy nghĩ tự nhiên là đúng, và trong mấy lần trao đổi với các em của em, em vẫn thường hay nhắc điều này. Tuy nhiên, nó cũng là kinh nghiệm để xử lí tốt hơn các bài toán thôi chứ về mặt chính xác hoàn toàn thì không hẵn.
*Về nhận xét 1:
Yếu tố thử nghiệm lại này nói chung chỉ có thể áp dụng với phương trình đa thức, vô tỉ, mũ-logarit; với các PT lượng giác có liên quan đến một họ nghiệm thì không dễ.
Nếu chỉ nói riêng ở PT đa thức thì cũng vẫn có vấn đề, vì nhiều khi, hai giá trị rất gần nhau nhưng máy tính chỉ có thể tính được giá trị chính xác nhất định thì cũng không thể kết luận được. Lập luận chính xác vẫn là quan trọng nhất.
VD: Xét phương trình $(113x - 355)^{40} + (113x-355)^{30}=0 $. Em nói nó có nghiệm là $x = \pi $, mọi người bấm máy tính thử xem phải không.

*Về nhận xét 2:
Vấn đề tương đương trong VD của anh/chị nêu là đúng vì hai PT tương đương là có cùng tập nghiệm. Và nhận xét đó cũng hợp lí vì việc giải PT, các phép biến đổi tương đương bị nhầm là chuyện không phải hiếm.
Tuy nhiên, quay trở lại VD trên, nghĩ kĩ thì ta thấy rằng hai vấn đề có vẻ không liên quan lắm. Trên thực tế, trong việc giải các bài toán, học sinh thường mắc các lỗi xem PT hệ quả như PT tương đương là do bình phương quên đặt điều kiện, khử mẫu theo kiểu nhân chéo,...Đó là các lỗi dễ thấy và việc xem xét nó là chuyện dễ dàng bởi các bài làm đều đòi hỏi trình bày các bước rõ ràng, tại sao lại có như vậy,...
Còn VD trên, việc tương đương đó không rõ ràng qua những phép biến đổi thông thường mà chỉ là những nhận định "có vẻ đúng" thì đúng là nó có thể làm khó được người khác về tính tương đương của hai mệnh đề nhưng nếu đi thi, làm như thế mà không hiểu vì sao có được biến đổi đó thì tất nhiên sẽ không được điểm cao. Và nếu công nhận hoàn toàn nhận xét trên thì hoá ra giải PT là chỉ cần chỉ ra nghiệm của nó là đủ mà không cần biến đổi gì cả.
VD: Xét PT: $\sqrt[3]{x^2-1} + x = \sqrt{x^3-2} $. Trên thực tế, PT này có đúng 1 nghiệm là $x=3 $ và nó được giải bằng nhân lượng liên hợp. Nhưng nếu trong bài làm, ghi một câu là:
Ta thấy PT đã cho tương đương với $x-3=0 \Leftrightarrow x= 3 $ nên nó có nghiệm là $x=3 $.
Ghi như vậy không sai, nhưng thiếu và chính xác là thiếu quá nhiều!

Theo em thì hai nhận xét trên là một chia sẻ kinh nghiệm cần thiết cho các em học sinh, những lưu ý, cách xử lí nhanh hơn cho một bài toán; nhưng nói chung không nên xem chúng như những khẳng định đúng hoàn toàn mà nên thêm một câu dẫn dắt là: "đôi khi, chúng ta cũng nên, cũng cần..." để mọi người hiểu đúng vấn đề.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sự im lặng của bầy mèo
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 11:45 PM   #6
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi huynhcongbang View Post
Thực ra hai nhận xét này theo suy nghĩ tự nhiên là đúng, và trong mấy lần trao đổi với các em của em, em vẫn thường hay nhắc điều này. Tuy nhiên, nó cũng là kinh nghiệm để xử lí tốt hơn các bài toán thôi chứ về mặt chính xác hoàn toàn thì không hẵn.
*Về nhận xét 1:
Yếu tố thử nghiệm lại này nói chung chỉ có thể áp dụng với phương trình đa thức, vô tỉ, mũ-logarit; với các PT lượng giác có liên quan đến một họ nghiệm thì không dễ.
Nếu chỉ nói riêng ở PT đa thức thì cũng vẫn có vấn đề, vì nhiều khi, hai giá trị rất gần nhau nhưng máy tính chỉ có thể tính được giá trị chính xác nhất định thì cũng không thể kết luận được. Lập luận chính xác vẫn là quan trọng nhất.
VD: Xét phương trình $(113x - 355)^{40} + (113x-355)^{30}=0 $. Em nói nó có nghiệm là $x = \pi $, mọi người bấm máy tính thử xem phải không.
Bạn huynhcongbang thân mến! Bạn nói rằng phương trình trên có nghiệm là $x = \pi $ thì cho dầu ai nói gì thì câu họ nói cũng đúng! Cái cách nói của bạn mà để thuyết phục được mình thì còn lâu lắm,Cám ơn bạn đã có lòng!
------------------------------
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Bạn huynhcongbang thân mến! Bạn nói rằng phương trình trên có nghiệm là $x = \pi $ thì cho dầu ai nói gì thì câu họ nói cũng đúng! Cái cách nói của bạn mà để thuyết phục được mình thì còn lâu lắm,Cám ơn bạn đã có lòng!
Thôi đêm đã khuya rùi.Chào và cảm ơn các bạn,các bác đã tranh luận cùng,Có vẻ vấn đề của chúng ta vẩn chưa có hồi kết thúc.Hẹn mọi người lúc khác. Em lên đây với tinh thần học hỏi thôi chứ không có ý gì khác.Mong được sự cộng tác cùng các bạn để em tự tin hơn trong việc giảng dạy
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: baotram, 07-11-2011 lúc 12:00 AM Lý do: Tự động gộp bài
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-11-2011, 12:02 AM   #7
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Bạn huynhcongbang thân mến! Bạn nói rằng phương trình trên có nghiệm là $x = \pi $ thì cho dầu ai nói gì thì câu họ nói cũng đúng! Cái cách nói của bạn mà để thuyết phục được mình thì còn lâu lắm,Cám ơn bạn đã có lòng!
------------------------------

Thôi đêm đã khuya rùi.Chào và cảm ơn các bạn,các bác đã tranh luận cùng,Có vẻ vấn đề của chúng ta vẩn chưa có hồi kết thúc.Hẹn mọi người lúc khác. Em lên đây với tinh thần học hỏi thôi chứ không có ý gì khác.Mong được sự cộng tác cùng các bạn để em tự tin hơn trong việc giảng dạy
Nghe bạn này nói hài hước vãi lúa Không hiểu bạn lên Forum để học hỏi hay là để "làm ông tướng"
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-11-2011, 12:13 AM   #8
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Nghe bạn này nói hài hước vãi lúa Không hiểu bạn lên Forum để học hỏi hay là để "làm ông tướng"
Nếu bạn 99 đã nói vậy thì từ nay trở về sau tui sẻ không bao giờ đề cập đến chủ đề này nửa. Không bao giờ tui muốn múa rìu qua mắt thợ đâu.Tạ lổi cùng mọi người. bye!!!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 04:46 PM   #9
hungchng
Super Moderator
 
hungchng's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Bài gởi: 696
Thanks: 8
Thanked 800 Times in 423 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Chân ướt chân ráo đi dạy lại bị thanh tra ngay bài hóc búa nhất chương trình"Đại cương về phương trình".Nói chung là em dạy không đến nỗi tệ chỉ dại ở chổ thật thà quá.Trong phần cũng cố bài em phán 2 câu
+Học thì vậy nhưng khi làm bài các em nên biến đổi theo hệ quả sau đó thử lại nghiệm vào phương trình ban đầu
+Ngay đến thầy cô đây cũng khó mà phân biệt rạch ròi đâu là biến đổi tương đương đâu là không
Sau tiết dạy thanh tra chỉ vặn vẹo em xoay quanh 2 câu lở miệng của em...Chỉ có điều em cãi giỏi nên ông vẫn xếp loại giỏi!!!
Nếu các bạn thanh tra thì xếp em loại gì?
Theo tôi nếu dự giờ em và ghi âm lại câu nói của em trong phần cũng cố bài thì sau đó đến phần góp ý và đánh giá tôi sẽ nêu bằng chứng ra trước các thanh tra cùng dự giờ để nhất quyết bảo lưu ý kiến không xếp em dạy giỏi lúc này em có giỏi cải như luật sư cũng không thể bẻ được bằng chứng em phát biểu trên giờ dạy.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
http://forum.mathscope.org/image.php?type=sigpic&userid=9745&dateline=1306673  632
hungchng is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 05:33 PM   #10
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi hungchng View Post
Theo tôi nếu dự giờ em và ghi âm lại câu nói của em trong phần cũng cố bài thì sau đó đến phần góp ý và đánh giá tôi sẽ nêu bằng chứng ra trước các thanh tra cùng dự giờ để nhất quyết bảo lưu ý kiến không xếp em dạy giỏi lúc này em có giỏi cải như luật sư cũng không thể bẻ được bằng chứng em phát biểu trên giờ dạy.
Em cãi vì em thấy ý kiến mình đúng.Xin thầy chỉ ra những điểm sai trong 2 câu nói mà em lở miệng.Để từ sau em hết bối rối khi dạy bài này. Liệu có khi nào chúng ta làm theo hệ quả và thử nghiệm mà lại sai không???
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 06:10 PM   #11
xuanquan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Bài gởi: 44
Thanks: 64
Thanked 26 Times in 12 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Em cãi vì em thấy ý kiến mình đúng.Xin thầy chỉ ra những điểm sai trong 2 câu nói mà em lở miệng.Để từ sau em hết bối rối khi dạy bài này. Liệu có khi nào chúng ta làm theo hệ quả và thử nghiệm mà lại sai không???
Nếu hs nó hiểu thì không có vấn đề gì? nhưng nếu nó không thể hiểu nỗi khi nào tương đương, khi nào hệ quả? thì không đươc. ( nhở nó giải bất phương trình thì thử thế nào?) Cho nên, ta vẫn nên tập cho nó giải tương đương thì hay hơn!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
xuanquan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 07:26 PM   #12
hungchng
Super Moderator
 
hungchng's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Bài gởi: 696
Thanks: 8
Thanked 800 Times in 423 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Em cãi vì em thấy ý kiến mình đúng.Xin thầy chỉ ra những điểm sai trong 2 câu nói mà em lở miệng.Để từ sau em hết bối rối khi dạy bài này. Liệu có khi nào chúng ta làm theo hệ quả và thử nghiệm mà lại sai không???
Cái sai đầu tiên là không được nói 2 câu đó trong giờ dạy huống chi là giờ dạy có thanh tra dự giờ.
Cái sai thứ hai là khi dạy pt tđ và pt hq trong ptth là để nâng trình độ nhận thức về pt so với ptcs lên một bước mà ở đây ta cứ đưa về cách làm của cấp ptcs là không đúng trọng tâm của bài.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
http://forum.mathscope.org/image.php?type=sigpic&userid=9745&dateline=1306673  632
hungchng is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to hungchng For This Useful Post:
99 (06-11-2011), lythuyen (05-01-2012)
Old 06-11-2011, 10:15 PM   #13
baotram
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gởi: 142
Thanks: 84
Thanked 20 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi hungchng View Post
Cái sai đầu tiên là không được nói 2 câu đó trong giờ dạy huống chi là giờ dạy có thanh tra dự giờ.
Cái sai thứ hai là khi dạy pt tđ và pt hq trong ptth là để nâng trình độ nhận thức về pt so với ptcs lên một bước mà ở đây ta cứ đưa về cách làm của cấp ptcs là không đúng trọng tâm của bài.
Em cảm ơn ban batigoal cũng như bác hungchng rất nhiều! Nhưng các bạn đã là gì cho tui tin rằng tui sai thì chưa. Có ai giúp tui chỉ ra rằng mình đã nói những câu có nội dung vô cùng nhảm nhí không???
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
baotram is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-11-2011, 06:35 PM   #14
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi baotram View Post
Chân ướt chân ráo đi dạy lại bị thanh tra ngay bài hóc búa nhất chương trình"Đại cương về phương trình".Nói chung là em dạy không đến nỗi tệ chỉ dại ở chổ thật thà quá.Trong phần cũng cố bài em phán 2 câu
+Học thì vậy nhưng khi làm bài các em nên biến đổi theo hệ quả sau đó thử lại nghiệm vào phương trình ban đầu
+Ngay đến thầy cô đây cũng khó mà phân biệt rạch ròi đâu là biến đổi tương đương đâu là không
Sau tiết dạy thanh tra chỉ vặn vẹo em xoay quanh 2 câu lở miệng của em...Chỉ có điều em cãi giỏi nên ông vẫn xếp loại giỏi!!!
Nếu các bạn thanh tra thì xếp em loại gì?
Chào bạn
Mình bây giờ cũng đi làm rồi
nên cũng có thể trao đổi với bạn.
Nếu được thanh tra bạn tôi sẽ đánh giá bạn tối đa chỉ là giờ khá.May cho bạn là ông thanh tra kia không quyết đoán hoặc không vững về chuyên môn nên mới để bạn giờ giỏi.
Vấn đề ở đây không biết bạn dạy thế nào nhưng bạn phát biểu xanh rờn câu: Ngay đến thầy cô đây cũng khó mà phân biệt rạch ròi đâu là biến đổi tương đương đâu là không. Bạn phát biểu như vậy sẽ làm cho học sinh mất niềm tin vào lời giảng của bạn.
À đến thầy cô còn dễ nhầm, vậy không biệt thầy mình đang giảng bài này có nhầm không. Vì thầy còn nói đôi khi còn nhầm thì ai mà biết được bài giảng của thầy có đáng tin cậy không. Học sinh sẽ hoài nghi bài giảng của bạn, và khi làm các em sẽ có cảm giác thiếu tự tin trong bài làm của mình. Chính vì vậy bài giảng của bạn ít nhất chưa đạt về tính chính xác, và chưa làm học sinh hiểu bài ki trong đầu vẫn còn những hoài nghi . Đến thầy còn nhầm huống chi là mình.
Bạn nên nhớ phát biểu trước học sinh chúng ta nên thận trọng, có những cái trong đầu mình nghĩ nhưng không nên nói ra.

PS: Góp ý cho vui, ý kiến cá nhân mình, tùy bạn thôi. Nhưng mà nói thật nhiều ông thanh tra tinh tướng lắm, kiến thức chẳng có gì nhưng cứ oai , ra vẻ ta đây, hoạnh họe này nọ. Đối với giáo viên trẻ thày vì bới lông tìm vết thì thanh tra hãy chỉ bảo , tận tình dìu dắt để rút kinh nghiệm sẽ tốt hơn, dừng cho rằng mình dạy lâu năm hơn có nhiều hơn kinh nghiệm 1 chút rồi bắt bẻ nọ kia, bé xé ra to. Hồi trẻ như họ chắc gì các ông đã bằng họ, ai chẳng có lúc trẻ con rồi mới đến người lớn
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to batigoal For This Useful Post:
lythuyen (05-01-2012)
Old 06-11-2011, 10:22 PM   #15
tuan119
+Thành Viên+
 
tuan119's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 993
Thanks: 273
Thanked 666 Times in 422 Posts
Nhảm nhí thì không phải, giáo viên trẻ khi cao hứng thường nói lên như vậy. Cái này chắc bác thanh tra cũng thông cảm được!
Còn ở bài này mình nghĩ phải khắc sâu được sự khác biệt của hai khái niệm trên bằng ví dụ tường minh, còn VD của bạn nêu ở trên nó không có tính thực tiễn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
$\bf{T}\mathcal{smile} $__________________________________________________ ________________
tuan119 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:35 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 112.52 k/129.37 k (13.02%)]