Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Giải Tích

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 17-09-2012, 08:29 PM   #61
Ng_Anh_Hoang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Đến từ: Dải Ngân Hà
Bài gởi: 163
Thanks: 256
Thanked 59 Times in 39 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi tranghieu95 View Post
Dễ thấy $f$ là hàm đơn ánh.
Cho $x=y=0$ thì $f(f(0))=f(0) \Rightarrow f(0)=0$
Cho $y=0 \Rightarrow f(f(x))=x \Rightarrow f$ là hàm song ánh.
Ta có: $f(f(x)+y)=f(f(x))+f(y) \Rightarrow f(x+y)=f(x)+f(y)$
Dễ thấy $f(nx)=nf(x), \forall n \in \mathbb{N}$
$\Rightarrow f(1)=n.f \left(\dfrac{1}{n} \right) \Rightarrow f \left(\dfrac{1}{n} \right)=\dfrac{f(1)}{n}$
Với $x=\dfrac{m}{n}, m, n \in \mathbb{N}; (m; n)=1$ thì
$f(x)=mf \left(\dfrac{1}{n} \right)=\dfrac{m}{n}.f(1)$
$\Rightarrow f(x)=xf(1)=ax, \forall x \in \mathbb{Q}, a$ là hằng số.
Thay vào gt ta đc $a= \pm 1$
Cảm ơn bạn. Cho mình hỏi tại sao $f(f(0))=f(0) \Rightarrow f(0)=0$? Và tại sao phải chứng minh hàm song ánh? Từ sau phần $f(x+y)=f(x)+f(y)$ chỉ dùng đến PT hàm Cauchy thôi mà?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Ng_Anh_Hoang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-09-2012, 09:04 PM   #62
tranghieu95
+Thành Viên+
 
tranghieu95's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: THPT Phan Bội Châu- Nghệ An
Bài gởi: 382
Thanks: 187
Thanked 364 Times in 197 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới tranghieu95
Trích:
Nguyên văn bởi Ng_Anh_Hoang View Post
Cảm ơn bạn. Cho mình hỏi tại sao $f(f(0))=f(0) \Rightarrow f(0)=0$? Và tại sao phải chứng minh hàm song ánh? Từ sau phần $f(x+y)=f(x)+f(y)$ chỉ dùng đến PT hàm Cauchy thôi mà?
$f(f(0))=f(0) \Rightarrow f(0)=0$ do hàm đơn ánh
Còn cm hàm toàn ánh để có thể suy ra đc $f(x+y)=f(x)+f(y)$ từ $f(f(x)+y)=f(f(x)+f(y)$ vì nếu hàm ko toàn ánh thì chưa hẳn đã tồn tại t với mọi x để $x=f(t)$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
TỪ TỪ LÀ HẠNH PHÚC
A1K39
XIN LỖI ĐÃ THẤT HỨA NHÉ

KỆ
tranghieu95 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 26-09-2012, 10:01 PM   #63
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Bài 22:Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa
$f(x^2-y^2)=xf(y)-yf(x)$ với mọi $x;y\in \mathbb{R}$
Mình giải được tới đây thì không biết phải biện luận thêm làm sao nữa:
Cho $x=y=0$, ta có $f(0)=0$
Cho $x=-y$, ta có:
$0=xf(-x)+xf(x)\Leftrightarrow f(x)=-f(-x)$
$\Rightarrow f$ là hàm lẻ. Do đó ta chỉ xét với $x,y\ge 0$
Cho $y=0\Rightarrow f(x^2)=0\Rightarrow f(x)\equiv 0$ với mọi $x\in \mathbb{R}$. Thử lại thấy đúng.
Tới đây các bạn giúp mình với
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh

thay đổi nội dung bởi: TrauBo, 07-10-2012 lúc 05:58 PM
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2012, 06:00 PM   #64
TrauBo
Moderator
 
TrauBo's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: Hội Fan của thầy Thái (VVT Fan Club)
Bài gởi: 1,058
Thanks: 937
Thanked 1,249 Times in 433 Posts
TrauBo đang có một chút thắc mắc về bài phương trình hàm của TP HCM năm ngoái, xin mọi người giúp đỡ.

Bài 23: Tìm $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ thỏa $$f(f(x)+y)=f(x^2-y)+4yf(x) \ \forall x, y \in \mathbb{R}$$

Cảm ơn các bạn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
TrauBo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2012, 06:29 PM   #65
pth_tdn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: HCM City
Bài gởi: 183
Thanks: 25
Thanked 240 Times in 122 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi TrauBo View Post
TrauBo đang có một chút thắc mắc về bài phương trình hàm của TP HCM năm ngoái, xin mọi người giúp đỡ.

Bài 23: Tìm $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ thỏa $$f(f(x)+y)=f(x^2-y)+4yf(x) \ \forall x, y \in \mathbb{R}$$
Thay
Cảm ơn các bạn.
Thay $y=\frac{x^2-f(x)}{2} $ thì
$f(\frac{f(x)+x^2}{2})=f(\frac{x^2+f(x)}{2})+4f(x). \frac{x^2-f(x)}{2} $.
Do đó $f(x).(x^2-f(x))=0 $ với mọi x.
Suy ra với mỗi x thì hoặc $f(x)=0 $ hoặc $f(x)=x^2 $.
Trường hợp $f \equiv 0 $ với mọi x thỏa, trường hợp $f=x^2 $ với mọi x thỏa.
Chú ý rằng $f(0)=0=0^2 $
Giả sử tồn tại $x_0 $ sao cho $f(x_0)=0 $ và $x_1 $ sao cho $f(x_1)=x_1^2 $, $x_0 $ và $x_1 $ khác 0.
$\Rightarrow 0=f(x_0)=f(x_1^2+x_0-x_1^2)=f(f(x_1)+x_0-x_1^2)=f(2x_1^2-x_0)+4(x_0-x_1^2).x_1^2 $
$\Rightarrow f(2x_1^2-x_0)=4(x_1^2-x_0).x_1^2 $.
*$0=4(x_1^2-x_0).x_1^2 \Rightarrow x_0=x_1^2 $ hay $ x_1=0 \Rightarrow x_0=x_1^2 (1) $.
Nếu có nhiều hơn một số mà giá trị hàm số tại đó bằng 0 thì từ (1) suy ra vô lí.
Như vậy phải có vô hạn số mà tại đó giá trị của f bằng số đó bình phương, giả sử là $x_2, x_3,... $ thì $x_0=x_1^2=x_2^2=x_3^2=... $ suy ra vô lí.
*$(2x_1^2-x_0)^2=4(x_1^2-x_0).x_1^2 \Rightarrow x_0=0 $, loại.
Vậy $f(x)=0 $ với mọi x hoặc $f(x)=x^2 $ với mọi x.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
pth_tdn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to pth_tdn For This Useful Post:
TNP (20-11-2012), TrauBo (07-10-2012)
Old 07-10-2012, 06:44 PM   #66
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi TrauBo View Post
TrauBo đang có một chút thắc mắc về bài phương trình hàm của TP HCM năm ngoái, xin mọi người giúp đỡ.

Bài 23: Tìm $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ thỏa $$f(f(x)+y)=f(x^2-y)+4yf(x) \ \forall x, y \in \mathbb{R}$$

Cảm ơn các bạn.
Đặt $f(0)=a$
*Cho $x=y=0$, ta có:
$f(a)=a$
*Cho $x=0,y=-a$, ta có:
$a=f(a)-4a^2$
$\Rightarrow a=a-4a^2$
$\Rightarrow a=f(0)=0$
*Cho $y=x^2$, ta có:
$f(f(x)+x^2)=4x^2f(x)$
*Cho $y=-f(x)$, ta có:
$0=f(x^2+f(x))-4(f(x))^2$
$\Rightarrow x^2f(x)=(f(x))^2$
$\Rightarrow f(x)\equiv 0$ hay $f(x)=x^2$
Mặt khác cho $x=0$ ta có: $f(y)=f(-y)$ nên $f$ là hàm chẵn
Giả sử tồn tại $a,b \in \mathbb{R*}$ sao cho $f(a)=0, f(b)=b^2$, thay $x=a,y=-b$, ta có:
$f(-b)=f(b)=f(a^2+b)=b^2$
Nếu $f(a^2+b)=0 \Rightarrow b=0$ (mâu thuẫn)
Nếu $f(a^2+b)=(a^2+b)^2\Rightarrow a^2=-b\Rightarrow b<0$
*Cho $x=a, y=b$, ta có:
$f(a^2-b)=b^2$
Nếu $f\equiv 0$ ta suy ra điều mâu thuẫn
Nếu $f(a^2-b)=(a^2-b)^2=b^2\Rightarrow a^2=b \Rightarrow b>0$
Từ 2 điều trên ta suy ra điều vô lý
Vậy $f$ không đồng nhất với 2 hàm số trên
Thử lại thấy 2 hàm số đều thỏa
Vậy $f(x)\equiv 0 \forall x\in \mathbb{R}$ hay $f(x)=x^2 \forall x \in \mathbb{R}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh

thay đổi nội dung bởi: JokerNVT, 07-10-2012 lúc 08:36 PM
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to JokerNVT For This Useful Post:
TrauBo (07-10-2012)
Old 07-10-2012, 07:16 PM   #67
trungnhan05
+Thành Viên+
 
trungnhan05's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Đến từ: THPT Nguyễn Du Q10 TPHCM
Bài gởi: 32
Thanks: 4
Thanked 19 Times in 12 Posts
Các anh ơi cho em hỏi tại sao hàm $f\left ( f\left ( x \right ) \right ) $ lại là song ánh.Phiền các anh chỉ rõ và cho ví dụ cụ thể thế nào là song ánh,toàn ánh,đơn ánh.Em đọc sách thầy Tuấn mà còn thấy mù mờ quá.Mong các anh chỉ giáo thêm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
trungnhan05 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2012, 08:04 PM   #68
TrauBo
Moderator
 
TrauBo's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: Hội Fan của thầy Thái (VVT Fan Club)
Bài gởi: 1,058
Thanks: 937
Thanked 1,249 Times in 433 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi JokerNVT View Post
Nếu $a=\sqrt{b}\Rightarrow f(a)=f(\sqrt{b})=0=b$ (vô lý)
Nếu $a=-\sqrt{b}\Rightarrow f(a)=f(-\sqrt{b})=0=-b$ (vô lý)
Vậy $f$ không đồng nhất với 2 hàm số trên
Thử lại thấy 2 hàm số đều thỏa
Vậy $f(x)\equiv 0 \forall x\in \mathbb{R}$ hay $f(x)=x^2 \forall x \in \mathbb{R}$
Cảm ơn bạn. Đoạn này TrauBo thắc mắc một chút là tại sao có $0=f(a)=f(\sqrt{b})=b$? Theo TrauBo hiểu thì khi giả sử có $b \ne 0$ mà $f(b)=b^2$ thì $b$ là hằng số, do đó không thể thay $b \to \sqrt{b}$ để có $f(b)=\sqrt{b}$ được.

Trích:
Nguyên văn bởi trungnhan05 View Post
Các anh ơi cho em hỏi tại sao hàm $f\left ( f\left ( x \right ) \right ) $ lại là song ánh.Phiền các anh chỉ rõ và cho ví dụ cụ thể thế nào là song ánh,toàn ánh,đơn ánh.Em đọc sách thầy Tuấn mà còn thấy mù mờ quá.Mong các anh chỉ giáo thêm
Ý của bạn là từ $f(f(x))=x$ thì suy ra $f(x)$ song ánh à? Định nghĩa thì bạn cứ học theo sách thầy Tuấn là được rồi. Còn khi áp dụng thì chỉ cần nhớ vài điều:

_ Để chứng minh $f(x)$ đơn ánh ta có thể: (1) giả sử $x_1 \ne x_2$ rồi chứng minh $f(x_1) \ne f(x_2)$ hoặc (2) giả sử $f(x_1)=f(x_2)$ rồi chứng minh $x_1=x_2$. Thường dùng (2) nhiều hơn vì dấu $=$ đẹp hơn dấu $\ne$

_Để chứng minh $f(x)$ toàn ánh ta cần có $f(t)=g(t)$ trong đó $g(t)$ nhận mọi giá trị trên tập giá trị của $f$. $g(t)$ thường là đa thức bậc lẻ. $t$ ở đây có thể là 1 biểu thức theo $x$.

Như vậy từ $f(f(x))=x$, do vế phải là biểu thức bậc nhất nên nhận mọi giá trị trên $\mathbb{R}$, từ đó $f$ toàn ánh.
Lại có nếu $f(x_1)=f(x_2) \Rightarrow f(f(x_1))=f(f(x_2)) \Rightarrow x_1=x_2$ do đó $f$ đơn ánh.
Vậy $f$ song ánh.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
TrauBo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2012, 08:17 PM   #69
thanhorg
+Thành Viên+
 
thanhorg's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: T1K20- Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 213
Thanks: 155
Thanked 145 Times in 89 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi TrauBo View Post
Cảm ơn bạn. Đoạn này TrauBo thắc mắc một chút là tại sao có $0=f(a)=f(\sqrt{b})=b$? Theo TrauBo hiểu thì khi giả sử có $b \ne 0$ mà $f(b)=b^2$ thì $b$ là hằng số, do đó không thể thay $b \to \sqrt{b}$ để có $f(b)=\sqrt{b}$ được.
Mình xử lý đoạn sau bằng cách sau :

Gỉa sử tồn tại $a,b \neq 0 $ sao cho $\begin{cases} f(a) = 0 \\ f(b) =b^2 \end{cases} $

Khi đó Thay $x =a ,y = b $ vào giả thiết ta có $f(a^2 - b) = f(b) = b^2 $

Suy ra $(a^2 - b)^2 = b^2 $ (1)

Thay $x =a ,y=- b $ ta lại có $f(a^2+b) =f(b) = b^2 $

nên Suy ra $(a^2 + b)^2 = b^2 $ (2)

Từ (1) và (2) ta có ngay Vô lý.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thanhorg is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to thanhorg For This Useful Post:
JokerNVT (07-10-2012), TrauBo (07-10-2012)
Old 07-10-2012, 08:37 PM   #70
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Có lẽ mình nhầm lẫn phần này. Nếu vậy ta sẽ lập luận thêm rằng:
*Cho $x=a, y=b$, ta có:
$f(a^2-b)=b^2$
Nếu $f\equiv 0$ ta suy ra điều mâu thuẫn
Nếu $f(a^2-b)=(a^2-b)^2=b^2\Rightarrow a^2=b \Rightarrow b>0$
. Mình đã sửa lại ở trên
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-10-2012, 10:03 PM   #71
Ng_Anh_Hoang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Đến từ: Dải Ngân Hà
Bài gởi: 163
Thanks: 256
Thanked 59 Times in 39 Posts
Cho mình hỏi bài này:
Bài 24: (Brazil 1993)
Tìm một hàm $f:\mathbb{R^+} \to \mathbb{R}$ thỏa $$\begin{cases} f(0)=0 \\ f(2x+1)=3f(x)+5 \ \forall x \ge 0 \end{cases}$$
Đáp án chỉ ra $f(x)=\dfrac{5}{2}(3^n-1)$ với $2^n-1 \le x <2^{n+1}-1$
Cho mình hỏi làm sao tìm được $f$ như thế?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Ng_Anh_Hoang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-10-2012, 10:23 PM   #72
tranghieu95
+Thành Viên+
 
tranghieu95's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: THPT Phan Bội Châu- Nghệ An
Bài gởi: 382
Thanks: 187
Thanked 364 Times in 197 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới tranghieu95
Trích:
Nguyên văn bởi Ng_Anh_Hoang View Post
Cho mình hỏi bài này:
Bài 24: (Brazil 1993)
Tìm một hàm $f:\mathbb{R^+} \to \mathbb{R}$ thỏa $$\begin{cases} f(0)=0 \\ f(2x+1)=3f(x)+5 \ \forall x \ge 0 \end{cases}$$
Đáp án chỉ ra $f(x)=\dfrac{5}{2}(3^n-1)$ với $2^n-1 \le x <2^{n+1}-1$
Cho mình hỏi làm sao tìm được $f$ như thế?
Bn tham khảo lời giải ở đây
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
TỪ TỪ LÀ HẠNH PHÚC
A1K39
XIN LỖI ĐÃ THẤT HỨA NHÉ

KỆ
tranghieu95 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tranghieu95 For This Useful Post:
Ng_Anh_Hoang (28-10-2012)
Old 31-10-2012, 12:58 AM   #73
High high
+Thành Viên+
 
High high's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2012
Đến từ: CLA
Bài gởi: 538
Thanks: 183
Thanked 136 Times in 63 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi chungmathkb View Post
Tôi đưa lên đây hai lời giải. Không biết có lời giải nào giống với trong sách thầy Tuấn không ?
Cách 1 :
Từ (2) cho $x=y=0$ được $f(0)=1$.
Từ (1) cho $x=-1$ suy ra $f(-1)=0$. Từ (2) cho $x=1$ và $y=-1$ được
$f(1) + f( - 1) = 1 + f(0)$, suy ra $f(1)=2$.
Từ (2) thay $y$ bởi $-x$ được $f(x) + f( - x) = 2 \Leftrightarrow f( - x) = 2 - f(x).$ Ta thu được các tính chất của hàm $f$ như sau :
\begin{align*}
&f\left( {\frac{1}{x}} \right) = \frac{{f(x)}}{x},\,\,\forall x \ne 0.\\
&f( - x) = 2 - f(x),\,\,\forall x \in \mathbb{R}.\\
&f(x + 1) = f(x) + 1,\,\,\forall x \in \mathbb{R}.
\end{align*}Đặt $y=f(x)$. Khi đó $f(x + 1) = y + 1$ và
\begin{align*}
&f\left( {\dfrac{1}{{x + 1}}} \right) = \dfrac{{y + 1}}{{x + 1}},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} f\left( { - \dfrac{1}{{x + 1}}} \right) = 2 - \dfrac{{y + 1}}{{x + 1}} = \dfrac{{2x - y + 1}}{{x + 1}}\\
&f\left( {\dfrac{x}{{x + 1}}} \right) = f\left( { - \dfrac{1}{{x + 1}} + 1} \right) = \dfrac{{2x - y + 1}}{{x + 1}} + 1 = \dfrac{{3x - y + 2}}{{x + 1}}\tag{3}\\
&f\left( {\dfrac{{x + 1}}{x}} \right) = f\left( {1 + \dfrac{1}{x}} \right) = 1 + f\left( {\dfrac{1}{x}} \right) = 1 + \dfrac{y}{x} = \dfrac{{x + y}}{x}\\
&f\left( {\dfrac{x}{{x + 1}}} \right) = f\left( {\dfrac{1}{{\dfrac{{x + 1}}{x}}}} \right) = \frac{{f\left( {\dfrac{{x + 1}}{x}} \right)}}{{\dfrac{{x + 1}}{x}}} = \frac{{\dfrac{{x + y}}{x}}}{{\dfrac{{x + 1}}{x}}} = \dfrac{{x + y}}{{x + 1}}.\tag{4}
\end{align*}
Từ (3) và (4) suy ra
$$\frac{{3x - y + 2}}{{x + 1}} = \frac{{x + y}}{{x + 1}} \Leftrightarrow 3x - y + 2 = x + y \Leftrightarrow 2x + 2 = 2y \Leftrightarrow y = x + 1.$$
Vậy $f(x) = x + 1,\,\,\forall x \in \mathbb{R}\backslash \left\{ {0,-1} \right\}$. Kết hợp với
$f(0)=1$, $f(-1)=0$ ta được $f(x) = x + 1,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$.
Thử lại thấy thoả mãn.
Cách 2: Ta có $f(0)=1$. Với $x\ne0$ ta có
\begin{align*}
f(x) &= f\left( {\frac{x}{2} + \frac{x}{2}} \right) = 2f\left( {\frac{x}{2}} \right) - 1 = 2.\frac{x}{2}f\left( {\frac{2}{x}} \right) - 1 = xf\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{x}} \right) - 1\\
&= x\left[ {2f\left( {\frac{1}{x}} \right) - 1} \right] - 1 = 2x.\frac{1}{x}f(x) - x - 1 = 2f(x) - x - 1.
\end{align*}
Suy ra $f(x) = x + 1,\,\,\forall x \ne 0$. Lại do $f(0)=1$ nên
$f(x) = x + 1,\,\,\forall x\in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả mãn.
Mình làm như thế này. Hy vọng không sai.
Ta có $f\left( x+1 \right)-f\left( x \right)=1$ lần lượt thay từ từ ta có
$$\left\{ \begin{align}
& f\left( x+1 \right)=f\left( x \right)+1 \\
& f\left( x \right)=f\left( x-1 \right)+1 \\
& f\left( x-1 \right)=f\left( x-2 \right)+1 \\
& .... \\
& f\left( 1 \right)=f\left( 0 \right)+1 \\
\end{align} \right.$$
Cộng vế theo vế lại, ta được $$f\left( x+1 \right)=f\left( 0 \right)+x+1$$ mà $f\left( 0 \right)=1$ nê n $f\left( x+1 \right)=x+2$
Hay $f\left( x \right)=x+1$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sẽ không quên nỗi đau này..!
High high is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to High high For This Useful Post:
TrauBo (06-11-2012)
Old 06-11-2012, 10:59 PM   #74
TrauBo
Moderator
 
TrauBo's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: Hội Fan của thầy Thái (VVT Fan Club)
Bài gởi: 1,058
Thanks: 937
Thanked 1,249 Times in 433 Posts
Có dạng này khá lạ mọi người xem thử ạ.
Bài 25: Tìm $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ có đạo hàm trên $\mathbb{R}$ thỏa $$f(x+y)=\dfrac{f(x)+f(y)}{1-f(x).f(y)}$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
TrauBo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-12-2012, 12:04 PM   #75
High high
+Thành Viên+
 
High high's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2012
Đến từ: CLA
Bài gởi: 538
Thanks: 183
Thanked 136 Times in 63 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi TrauBo View Post
Có dạng này khá lạ mọi người xem thử ạ.
Bài 25: Tìm $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ có đạo hàm trên $\mathbb{R}$ thỏa $$f(x+y)=\dfrac{f(x)+f(y)}{1-f(x).f(y)}$$
Lời giải:
Vì $f$ có đạo hàm trên $\mathbb{R}$ nên $f$ liên tục. Đặt $f(x)=\tan g(x)$ với $g$ là hàm liên tục từ $\mathbb{R} \to \mathbb{R}$.
\[
\begin{array}{l}
VP = \frac{{f\left( x \right) + f\left( y \right)}}{{1 - f\left( x \right)f\left( y \right)}} = \frac{{\tan g\left( x \right) + \tan g\left( y \right)}}{{1 - \tan g\left( x \right)\tan g\left( y \right)}} = \tan \left( {g\left( x \right) + g\left( y \right)} \right) \\
VT = \tan g\left( {x + y} \right) \\
\Rightarrow g\left( {x + y} \right) \equiv g\left( x \right) + g\left( y \right)\left( {\bmod \pi } \right) \quad (*)\\
\end{array}
\]
Nhận xét rằng nếu $g$ thỏa (*) thì $g+k\pi$ cũng thỏa (*). Do đó, ta chỉ cần xét:
\[
g\left( {x + y} \right) = g\left( x \right) + g\left( y \right)
\]
Theo phương trình hàm Cauchy thì $g(x)=ax$ với $a\in \mathbb{R} \Rightarrow f(x)=\tan ax\quad \forall x$.
Thử lại:...
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sẽ không quên nỗi đau này..!
High high is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:29 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 111.46 k/127.71 k (12.72%)]