Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-04-2011, 04:32 AM   #1
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Bất đẳng thức tích phân cho hàm lồi.

Cho $h: [0,1]\to R $ là hàm lồi, $h(0)=0 $, chứng minh rằng
$\int_0^1h(x)dx\leq \frac{3}{2}\int_0^1xh(x)dx. $
Hơn nữa, chứng minh rằng bất đẳng thức trên tương đương với bất đẳng thức sau:
Cho $f: [0,1]\to R $ là hàm lõm, $f(0)=1 $ thì
$\int_0^1xf(x)dx\leq \frac{2}{3}(\int_0^1f(x)dx)^2 $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-12-2011, 08:49 PM   #2
Vmsang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 5
Thanks: 3
Thanked 2 Times in 2 Posts
Bạn có lời giải các bài không?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Vmsang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-12-2011, 09:05 AM   #3
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Chứng minh bdt thứ nhất: do $h(0)=0 $, từ tính lồi của h, ta có $\frac{h(t)}{t} $ là hàm tăng trên $[0,1] $. Với mọi $x\in [0,1] $ ta có
$\int_0^1 h(t)dt=\int_0^xh(t)dt + \int_x^1h(t)dt\leq \frac{xh(x)}{2}+\int_x^1h(t)dt $
lấy tích phân từ 0 tới 1 theo x, áp dụng định lý Fubini, suy ra dpcm.

Áp dụng bdt cho hàm $h(x)=1-f(x) $ với f thỏa mãn điều kiện của bdt sau, ta thu được
$\int_0^1xf(x)\leq \frac{2}{3}\int_0^1f(x)dx-\frac{1}{6}\leq \frac{2}{3}(\int_0^1f(x)dx)^2 $
Bdt thứ hai được chứng minh.

Ta chỉ ra rằng bdt sau suy ra bdt đầu: Áp dụng bất đẳng thức sau cho $f(x)+tx $ với $t\in R $, ta được:
$\int_0^1xf(x)dx +\frac{t}{3}\leq \frac{2}{3}((\int_0^1f(x)dx)^2+t\int_0^1f(x)dx+ \frac {t^2}{4}) $
điều này tương đương với
$\frac{3}{2}\int_0^1xf(x)dx\leq \frac{t^2}{4} + t(\int_0^1f(x)dx-\frac{1}{2})+(\int_0^1 f(x)dx)^2 $
bdt này đúng với mọi t, mà vế phải đạt giá trị nhỏ nhất tại $t=-(2\int_0^1f(x)dx-1) $, do đó
$\frac{3}{2}\int_0^1xf(x)dx\leq \int_0^1f(x)dx -\frac{1}{4} $
Áp dụng bdt này cho $f(x)=1-h(x) $ với h thỏa mãn điều kiện của đề bài, ta suy ra bdt đầu tiên.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-01-2012, 03:53 PM   #4
Vmsang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Bài gởi: 5
Thanks: 3
Thanked 2 Times in 2 Posts
Bạn có thể nói rõ định lí fubini là thế nào không?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Vmsang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-02-2012, 01:15 AM   #5
LichKing
+Thành Viên+
 
LichKing's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 75
Thanks: 39
Thanked 54 Times in 33 Posts
Định lý Fubini bạn có thể dễ dàng tìm trên google được!
Bài bất đẳng thức số 2 đã từng là đề thi chọn đội tuyển olimpic toán sinh viên của đại học KTQD, vậy có cách giải nào sơ cấp hơn không ạ? Em xin cám ơn!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
LichKing is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-02-2012, 02:27 AM   #6
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Vmsang View Post
Bạn có thể nói rõ định lí fubini là thế nào không?
Định lý Fubini là định lý cơ bản của lý thuyết tích phân, cho phép khi nào được đảo thứ tự lấy tích phân 2 lớp.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-02-2012, 06:31 AM   #7
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi LichKing View Post
Định lý Fubini bạn có thể dễ dàng tìm trên google được!
Bài bất đẳng thức số 2 đã từng là đề thi chọn đội tuyển olimpic toán sinh viên của đại học KTQD, vậy có cách giải nào sơ cấp hơn không ạ? Em xin cám ơn!
Mình thấy bất đẳng thức đó trong diễn đàn, thấy hay nên giải thử, bằng lí luận như trên mình tìm ra bất đẳng thức thứ nhất dễ giải hơn (theo suy nghĩ của mình) và lại tương đương với bất đẳng thức thứ hai

ps: Nói chung khi gặp bài toán thì nên tìm hiểu đặc điểm của nó, trước khi hùng hục tìm cách giải.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
LichKing (09-02-2012)
Old 09-02-2012, 01:26 PM   #8
LichKing
+Thành Viên+
 
LichKing's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 75
Thanks: 39
Thanked 54 Times in 33 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
Mình thấy bất đẳng thức đó trong diễn đàn, thấy hay nên giải thử, bằng lí luận như trên mình tìm ra bất đẳng thức thứ nhất dễ giải hơn (theo suy nghĩ của mình) và lại tương đương với bất đẳng thức thứ hai

ps: Nói chung khi gặp bài toán thì nên tìm hiểu đặc điểm của nó, trước khi hùng hục tìm cách giải.
Em cám ơn anh về lời khuyên trên ạ, hồi biết làm được bài này em hộc hộc làm ngay và cho đến bây giờ vẫn chưa giải được!
Em vẫn thắc mắc là không biết có lời giải nào không đả đụng đến định lý Fubini cho tích phân hai lớp không?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
LichKing is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:42 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 66.29 k/75.48 k (12.17%)]