Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Những Vấn Đề Chung > Giao Lưu - Giải Trí

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-08-2013, 02:19 PM   #1
ThuyAnMyLove
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gởi: 55
Thanks: 73
Thanked 35 Times in 12 Posts
Biết tuốt và Hữu dụng !

Biết tuốt và Hữu dụng !

Khi đề cập đến học sinh giỏi, đa số trong chúng ta nghĩ đến hình ảnh các bạn học sinh đoạt giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi, các bạn đỗ cao trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, hay là thí sinh trong những trò chơi truyền hình kiểu như Đường lên đỉnh Olypia. Tất cả đều là những bạn trẻ thông minh, chăm chỉ học tập, và thường có một điểm chung là các bạn ấy nhớ rất nhiều nên hỏi gì cũng biết. Nếu lấy tỉ lệ của những học sinh giỏi loại này trên tổng số học sinh thì có lẽ nước ta phải thuộc hàng cường quốc, ấy vậy mà trình độ thực tế của khoa học Việt Nam lại rất lẹt đẹt, và nền kinh tế của chúng ta thuộc hàng thấp kém với một sức sáng tạo rất thấp. Thực tế này nói lên điều gì ?
Qua trao đổi với một vài đồng nghiệp đều là giảng viên đại học, mình nhận thấy học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm chung trong ứng xử rất kém tích cực. Đại đa số là thụ động, lười biếng trước những vấn đề mới. Trước mỗi câu hỏi, thay vì suy nghĩ thẳng vào vấn đề, họ thường lục lọi đâu đó trong trí nhớ hay sách vở để tìm đáp án rồi trả lời bằng cách phát biểu lại y chang như sách. Ngay cả đối với những vấn đề đơn giản, khi được hỏi, hiếm sinh viên nào có thể trình bày vấn đề một cách rõ ràng từ đầu đến cuối. Thường thì họ trả lời nhát một, và chờ câu hỏi mồi tiếp theo của giảng viên thì mới buông ra nhát kế tiếp, trong khi đó, những sinh viên ngồi cạnh ra sức nhắc bài cho bạn.
Mình đã rất nghiêm khắc trước việc sinh viên nhắc bài cho bạn trong lớp, nhưng cho đến lúc này thì hoàn toàn bất lực, vì phản ứng nhắc bài trong sinh viên như là một phản xạ tự nhiên, được tôi luyện từ thời phổ thông, không thể kìm lại được. Bản thân những sinh viên nhắc bài cho bạn, khi được mời đứng lên trả lời thay thì lại cũng ấp a ấp úng. Vì thực ra họ không biết nhiều hơn bạn, thậm chí dốt hơn bạn, nhưng họ có nhu cầu nhắc nhở người khác, thật lạ lùng !
Ngược lại với số đông thụ động, lười suy nghĩ vẫn có một số nhỏ tỏ ra năng động, thông minh nhưng các bạn trong nhóm này lại thường mắc tật nhanh nhẩu đoảng. Trước một câu hỏi, các bạn "giỏi" này luôn thể hiện sự vội vàng như sợ người khác nói mất phần của mình, kết quả là câu trả lời mà các bạn ấy đưa ra dù đúng thì cũng thường không đầy đủ, mặc dù việc đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh nằm trong khả năng của họ. Có vẻ như việc trả lời câu hỏi sớm hơn người khác là quan trọng hơn việc giải quyết vấn đề một cách sâu sắc và rốt ráo.
Một điểm đặc biệt nữa là học sinh, sinh viên ở ta thường sợ hãi và dễ bị chi phối bởi số đông. Chẳng hạn khi một sinh viên được mời đứng lên phát biểu hay trả lời câu hỏi, họ có ý kiến riêng và có thể họ hoàn toàn đúng, nhưng nếu đám đông ở dưới nhao nhao theo một ý trái ngược với họ thì họ bắt đầu bối rối và không biết cư xử thế nào. Họ thiếu tự tin, dễ bị số đông đàn áp, và thường thay đổi theo số đông. Chính họ, khi ở trong đám đông thì cũng nhao nhao đầy dũng khí, nhưng lúc này họ trở nên lúng ta lúng túng, trông thật tội nghiệp.
Câu hỏi ở đây là những tâm lý a dua, và tính nhanh nhảu đoảng này do đâu mà có ?
Tất nhiên, chúng ta có thể quy lỗi cho các thầy cô ở phổ thông vì mỗi khi đặt câu hỏi các thầy cô thường không để các em suy nghĩ kĩ rồi mới gọi lên trả lời, mà cứ gọi người giơ tay trước nhất lên phát biểu, lâu dần tạo nên ở các trò giỏi thói quen vội vàng thiếu suy nghĩ. Nhưng giả dụ như tất cả học sinh đều có đủ thời gian để suy nghĩ thì trong điều kiện các em đều nghe các bài giảng như nhau, đọc tài liệu giống nhau, ghi nhớ cùng một nội dung như nhau, liệu còn cách nào khác để thể hiện sự vượt trội của bản thân trước bạn bè ngoài cách "ra tay trước" để bạn mình dù có biết cũng chẳng còn gì mà thể hiện. Trong thực tế, khi một người giành được quyền trả lời thì đám đông phía dưới vẫn có cách thể hiện riêng, thậm chí là trước cả khi người được mời phát biểu kịp nói điều gì đó thì đám đông đã ồ lên nhắc vở hoặc là trả lời luôn đáp án khiến cho "nhân vật chính" cảm thấy ngượng ngùng vì chẳng còn gì khác để nói ra. Bởi vì cái biết của tất cả mọi người ở đây đều giống nhau và chỉ có một phương thức thể hiện là thông qua lời nói.
Nếu để ý quan sát, rất dễ nhận ra là học sinh, sinh viên của chúng ta giống nhau như đúc, từ cách ăn mặc cho tới suy nghĩ và hành vi biểu đạt. Học sinh giỏi của chúng ta cũng vậy, cái giỏi của họ cũng giống nhau: nhớ vanh vách mọi thứ, từ phương pháp giải một dạng toán cho đến lời bình mẫu mực của một bài văn. Không ít học sinh đạt điểm giỏi Vật lý trong kỳ thi TSĐH mà chưa từng đụng đến một chiếc đồng hồ đo điện áp hay là thử quấn một chiếc mô-tơ. Và cũng không ít học sinh giỏi Hóa học mà chưa từng được dùng giấy quỳ để nhận ra tính kiềm hay là tính a-xít của một dung dịch. Các em biết tuốt mọi thứ, biết giống hệt nhau, và cũng giống hệt nhau ở một điểm là không có khả năng vận dụng được cái biết của mình vào thực tiễn cuộc sống.
Đi tìm nguyên nhân của các biểu hiện tâm lý a dua, và tính nhanh nhảu đoảng trên đây cũng là tìm đến căn nguyên đã tạo ra tính "giống nhau như đúc" của sản phẩm giáo dục. Việc này cũng không có gì khó, vì căn nguyên của tật bệnh nằm ngay trong phương pháp giáo dục phổ biến của chúng ta: thày giảng giải – trò ghi nhớ. Ở đây, người giỏi nhất là người nhớ nhiều nhất, và cách thể hiện tài năng phổ biến là nói ra những điều mình biết sao cho nhanh, sao cho trước hết. Mặc dù, ở phương diện cá nhân, biết nhiều cũng có ích vì nó làm tâm hồn con người trở nên phong phú, cuộc sống vì thế cũng có nhiều hơn sự thú vị. Thế nhưng, đối với xã hội, biết nhiều phỏng có ích gì nếu ta không có năng lực tạo ra các sản phẩm mới, các giá trị mới. Xã hội cần những con người có khả năng làm việc để tạo ra giá trị. Chúng ta không cần những người nói vanh vách về từ trường quay, các loại động cơ điện từ một chiều cho đến xoay chiều ba pha, nhưng không có khả năng quấn một chiếc động cơ điện đơn giản.
Vậy thì chỉ còn một cách là phải thay đổi nền giáo dục thầy giảng giải - trò ghi nhớ của chúng ta hiện nay thành một nền giáo dục làm thì học – làm mà học (learning by doing). Trong nền giáo dục đó, người học sẽ thông qua hệ thống việc làm để tự học, tự giáo dục, tự làm ra chính mình. Trong nền giáo dục đó, con người thể hiện bản thân bằng sản phẩm của việc làm, nhờ đó con người sẽ trở nên từ tốn, vì sản phẩm họ làm ra sẽ nói lên và nói mãi về tài năng của họ, mỗi tài năng một khác biệt, không người nào giống người nào. Bởi vì sản phẩm của giáo dục phải là duy nhất ở mỗi cá nhân.
Nguyễn Thành Nam.
Nguồn: fb: LittleZeros

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ThuyAnMyLove is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to ThuyAnMyLove For This Useful Post:
cool hunter (06-08-2013), hakudoshi (14-08-2013), tranhongviet (06-08-2013), Trànvănđức (06-08-2013), vanthanh0601 (07-08-2013)
Old 06-08-2013, 09:39 PM   #2
Trànvănđức
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2012
Bài gởi: 91
Thanks: 854
Thanked 34 Times in 22 Posts
Bài viết quá hay,nó chứa đựng rất nhiều điều mà mình luôn trăn trở trong quá trình học.Nếu các vị đang ngồi trên cao kia mà ghé chút thời gian đọc những bài viết thế này thì có phải tốt không?Buồn thay nền GD Việt Nam.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Trànvănđức is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Trànvănđức For This Useful Post:
tmp (07-08-2013)
Old 06-08-2013, 10:29 PM   #3
ThuyAnMyLove
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gởi: 55
Thanks: 73
Thanked 35 Times in 12 Posts
Tên facebook của tác giả bài viết này rất ý nghĩa: Little Zeros (Những con số không nhỏ).
Nền giáo dục Việt Nam chuyên đào tạo ra những con số 0 (X = 000000000000....). Nhưng nếu một ngày, những người trên cao kia điền thêm con số 1 vào trước thì có phải mọi chuyện sẽ khác đi không (X = 1000000000000....). Hy vọng trong tương lai, những con số "1" sẽ xuất hiện nhiều hơn!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: ThuyAnMyLove, 07-08-2013 lúc 08:58 AM
ThuyAnMyLove is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2013, 11:01 PM   #4
ngocthi0101
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2010
Bài gởi: 110
Thanks: 320
Thanked 20 Times in 16 Posts
Nói chung các điều này đã nói nhiều và rất nhiều và lẽ tất nhiên cũng không thay đổi là mấy đâu. GS nguyễn lân dũng đã đề xuất chuyện sgk ở việt nam từ năm ngoái rồi. Ngẫm chỉ thêm buồn
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ngocthi0101 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:13 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 56.09 k/61.54 k (8.87%)]