Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 27-11-2007, 08:19 PM   #1
dlt5
+Thành Viên+
 
dlt5's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 83
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới dlt5
Cực và đối cực

Cực và đối cực là một phần nhỏ của hình học xạ ảnh của hình học cao cấp,tuy vậy một số tính chất của nó giúp chúng ta có thể giải một số bài toán sơ cấp đơn giản hơn cách thông thường rất nhiều
A.Hai điểm liên hợp
1.Định nghĩa: điểm $N $ được gọi là liên hợp đối với đường tròn $(O) $ nếu đường tròn đường kính $MN $ trực giao với đường tròn $(O) $
2.Ví dụ: Từ điểm $M $ ở ngoài đường tròn $(O) $ kẻ hai tiếp tuyến $MS,MT $ đối với $(O) $.Dễ thấy $S,T $ đều liên hợp với $M $ đối với $(O) $
3.Nhận xét:
+) Nếu $N $ liên hợp với $M $ đối với $(O) $ thì $M $ cũng liên hợp với $N $ đối với $(O) $ và ta nói
$M,N $ liên hợp với nhau đối với $(O) $.
+)Nếu đường thẳng $MN $ cắt đường tròn $(O) $ tại hai điểm $A,B $ thì cần và đủ để $M,N $ liên hợp với nhau đối với nhau đối với đường tròn $(O) $ là $(MNAB)=-1 $ (Tính chất của hai đường tròn trực giao)
B.Cực và đối cực
1.Bài toán: Cho đường tròn $(O) $ và điểm $M $ không truìng với $(O) $. Chứng minh rằng, tập hợp những điểm $N $ liên hợp với $M $ đối với đường tròn $(O) $ là một đường thẳng $m $ vuông góc với $OM $
2.Định nghĩa: Khi $M $ không trùng với $O $, đường thẳng $(m) $ nói trong bài toán trên gọi là đường đối cực của điểm $M $ đối với đường tròn $(O) $ và điểm $M $ gọi là cực của đường thẳng $m $ đối với đường tròn $(O) $
C.Bài tập áp dụng
1.Cho đường tròn (O) và đường thẳng $d $ cố định không trùng với $(O) $.Từ điểm $M $ trên $d $ ta kẻ hai tiếp tuyến $MA,MB $ tới $(O) $($A,B $ là hai tiếp điểm).
Chứng minh ràng, khi $M $ di động trên $d $ thì đường thẳng $AB $ luôn đi qua một điểm cố định.
2. Cho$\triangle ABC $.Đường tròn nội tiếp tiếp xúc với $BC,CA,AB $ tại $D,E,F $.Giả sử $EF\cap BC=M $.Chứng minh $M $ là cực của đường thẳng $AD $.
Trên đây là hai bài làm quen.Bài tập khác sẽ được post và lần sau
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Khi đánh mất điều gì quý giá, nỗi đâu ấy luôn mới
dlt5 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to dlt5 For This Useful Post:
Ino_chan (18-02-2011)
Old 15-05-2008, 02:40 PM   #2
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
LỜI GIẢI BÀI 1:gọi cực của d đối với (O) là J.Vì d cố định nên J cô' định
d đi qua M nên đường đối cực của M đối với (O) sẽ đi qua J hayAB sẽ đi qua J (cố định )

LỜI GIẢI BÀI 2:Cực và đối cực xét với đường tròn nội tiếp.
gọi d là đường đối cực của M
EF đi qua M nên d sẽ đi qua cực của EF hay d đi qua A.
dễ thấy d đi qua D nên suy ra d là AD.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: 99, 15-05-2008 lúc 03:44 PM
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 18-05-2008, 12:35 PM   #3
quangbynh
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 147
Thanks: 36
Thanked 209 Times in 50 Posts
Trích:
1:gọi cực của d đối với (O) là J.Vì d cố định nên J cô' định
d đi qua M nên đường đối cực của M đối với (O) sẽ đi qua J hayAB sẽ đi qua J (cố định )
Gọi H là hình chiếu của O trên d. Khi đó J chính là giao điểm của (AB) và OH.
Theo cách thông thường: Gọi G là giao điểm của OM và (AB). Khi đó AB vuông góc OM tại G. Ta có:
OJ.OH = OG.OM = ${OA}^{2}= {R}^{2} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
quangbynh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-05-2008, 03:56 PM   #4
ma 29
+Thành Viên Danh Dự+
 
ma 29's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bài gởi: 888
Thanks: 113
Thanked 968 Times in 210 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ma 29
Trích:
Nguyên văn bởi quangbynh View Post
Gọi H là hình chiếu của O trên d. Khi đó J chính là giao điểm của (AB) và OH.
Theo cách thông thường: Gọi G là giao điểm của OM và (AB). Khi đó AB vuông góc OM tại G. Ta có:
OJ.OH = OG.OM = ${OA}^{2}= {R}^{2} $
bài toán này khá quen thuộc, các bạn có thể xem thêm ở đây:
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
ma 29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:47 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 53.37 k/59.40 k (10.15%)]