Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Chọn Đội Tuyển Trường

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 29-10-2012, 01:39 PM   #1
bboy114crew
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Dòng thời gian...
Bài gởi: 294
Thanks: 290
Thanked 189 Times in 91 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới bboy114crew
[Vòng 2] Ngày thứ hai- Đề thi chọn HSG lớp 11-12 KHTN 2012-2013

Câu 1: Cho dãy số ${x_n}$ xác định bởi :

$\left\{\begin{matrix}
&x_1=5;x_2=\frac{17}{2} \\
& x_{n+1}=\frac{1}{4}x_nx_{n-1}^2-2x_n-4
\end{matrix}\right.$
$n \ge 2$
Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho $[x_n] + 3$ là lập phương của một số tự nhiên .

Câu 2: Giải hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix}
&x^2(y+3)=4(2-y) \\
& y^2(z+3)=4(2-z) \\
& z^2(x+3)=4(2-x)
\end{matrix}\right.$

Câu 3: Cho $ABC$ cân tại $A$ và $ABC$ là tam giác nhọn . $D$ là mọt điểm thuộc đoạn thẳng $BC$ sao cho $\angle{ADB} < 90^0 $ . Từ điểm $C$ kẻ các tiếp tuyến $CM,CN$ tới đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABD$ ($M,N $ thuộc đường tròn ngoaoij tiếp tam giác $ABD$). Gọi $P,Q$ lầm lựot là trung điểm $CM,CN$ . Giả sử $PQ$ cắt đoạn thẳng $BC$ tại $E$. Lấy điểm $F$ trên đoạn thẳng $AE$ sao cho $\angle{EFC}= \angle{DAC}$ . Chứng minh rằng : $\angle{BEF}= \angle{BAC}$.

Câu 4: Có 19 người xếp thành hàng vào xem một buổi biểu diễn ảo thuật .Phòng biểu diễn có đúng 19 chiếc ghế được xếp thành hàng ngang và ảo thuật gia đánh sô chúng từ 1 đến 19 theo thứ tự từ trái qua phải . Sau đó anh ta phát cho mỗi ngừoi đến xem 1 tấm vé có ghi một số từ 1 đến 19 . Các vị khách được mời vào phòng biểu diễn theo thứ tự xếp hàng . Mỗi ngừoi đi vào sẽ đi thẳng đến chiếc ghế có số ghi trên tấm vé của mình. Nếu chiếc ghế này còn trống họ sẽ ngồi vào đó , nếu không họ sẽ đi tiếp và ngồi vào chiếc ghế đầu tiên vê bên phải chưa có người ngồi . Khi một vị khách đi đến chiếc ghế cuối cùng mà vẫn chưa có ghế để ngồi , họ sẽ bỏ về . Hỏi ảo thuật gia có bao nhiêu cách phát vé để cả 19 vị khách sẽ ở lại xem buổi biểu diễn ?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Thay đổi tất cả và mãi mãi......
Offline...
bboy114crew is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to bboy114crew For This Useful Post:
00000 (29-10-2012), BlackBerry® Bold™ (29-10-2012), ladykillah96 (29-10-2012), Lan Phuog (05-11-2012), quangbynh (04-12-2012), tffloorz (29-10-2012), thanhorg (29-10-2012), thaygiaocht (29-10-2012), tranhoang233 (30-10-2012)
Old 29-10-2012, 05:33 PM   #2
ratuno
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gởi: 17
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 6 Posts
Câu 3
Dễ thấy $PQ$ là trục đẳng phương của đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABD$ và $C$ $\rightarrow ED.EB=EC^2 \leftrightarrow \dfrac {EC}{EB}=\dfrac{DC}{BC}$ (1)
Kéo dài $AE$ cắt đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$ tại $K$. Ta có $\Delta ADC \sim FCK \rightarrow \dfrac {FK} {AC}=\dfrac{KC} {DC}$ (2).
Dễ thấy $\dfrac {KC} {KB}=\dfrac{EC} {EB}$ kết hợp với (1) ta có $\dfrac{KC} {KB}=\dfrac{DC} {BC} \rightarrow \dfrac{KC} {DC} =\dfrac{KB} {BC}$ (3)
Từ (2) (3) suy ra $\dfrac{BK}{ BC}=\dfrac{FK} {AC} \rightarrow \Delta BFK \sim BAC \rightarrow \angle BFE=\angle BAC$

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Hình Kèm Theo
Kiểu File : png KHTN_3.png (59.9 KB, 526 lần tải)
ratuno is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 06:04 PM   #3
thanhorg
+Thành Viên+
 
thanhorg's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: T1K20- Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 213
Thanks: 155
Thanked 145 Times in 89 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi bboy114crew View Post
Câu 1: Cho dãy số ${x_n}$ xác định bởi :

$\left\{\begin{matrix}
&x_1=5;x_2=\frac{17}{2} \\
& x_{n+1}=\frac{1}{4}x_nx_{n-1}^2-2x_n-4
\end{matrix}\right.$
$n \ge 2$
Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho $[x_n] + 3$ là lập phương của một số tự nhiên .

Câu 2: Giải hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix}
&x^2(y+3)=4(2-y) \\
& y^2(z+3)=4(2-z) \\
& z^2(x+3)=4(2-x)
\end{matrix}\right.$
Em xin giải bài 1 như sau :

*Đặt dãy $U_{n} = 2^{2^{n-1}+1} \ \forall n \in \mathbb{N^*} $

*Ta sẽ CM bằng quy nạp $x_{n} = U_{n} + \frac{4}{U_{n}} \forall n \in \mathbb{N^*} $

Thật vậy n =1,2 đúng do $\begin{cases} x_{1} = 2^2+ 1 = U_1 + \frac{4}{U_1} \\ x_2 = \frac{17}{2} = 2^3 +\frac{1}{2} = U_2 + \frac{4}{U_2} \end{cases} $

Giả sử đúng tới $n=k \\ (k \ge 3 ) $

khi đó với $n = k+1 $ thì $x_{k+1} =\frac{1}{4}.x_k.x_{k-1}^2 - 2x_k - 4 = \frac{1}{4}.(U_{k} + \frac{4}{U_k} ).(U_{k-1} + \frac{4}{U_{k-1}})^2 - 2.(U_k+\frac{4}{U_{k}}) - 4 $

Do : $U_{k} = \frac{U_{k-1}^2}{2} $
Nên :$x_{k+1} =\frac{1}{4}.(U_{k} + \frac{4}{U_k} ).(2U_{k} + 8 +\frac{8}{U_{k}} ) - 2.(U_k+\frac{4}{U_{k}}) - 4 =\frac{U_{k}^2}{2} + \frac{8}{U_{k}^2} = U_{k+1} + \frac{4}{U_{k+1}} $
Suy ra $n = k+1 $ đúng

Theo nguyên lý quy nạp ta có :
$x_{n} = 2^{2^{n-1}+1} + \frac{1}{2^{2^{n-1} - 1}} \\ \forall n \ge 2,n \in \mathbb{N} $

Do đó : $[x_n] = 2^{2^{n-1}+1} \ \forall n \ge 2 $

*)Tìm n :
+) n =1 thì $x_1+3=8 $ thỏa mãn

+) $ n \ge 2 $
Ta cần tim $ n \in N^* $ sao cho $2^{2^{n-1}+1} + 3 = A^3 $
+)$ n \ge 2 $ thì ta có $2^{2^{n-1}+1} \equiv 1 (\mod 7) $ nên $A^3 \equiv 4 (\mod 7) $

Mặt khác $A^3 \equiv 0,1,6 (\mod 7) $

Như vậy chỉ có n = 1 thỏa mãn bài toán
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: thanhorg, 29-10-2012 lúc 06:07 PM
thanhorg is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to thanhorg For This Useful Post:
lexuanthang (30-10-2012), nghiepdu-socap (30-10-2012)
Old 29-10-2012, 10:03 PM   #4
keodua123
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2011
Bài gởi: 111
Thanks: 74
Thanked 27 Times in 19 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi thanhorg View Post
Em xin giải bài 1 như sau :

*Đặt dãy $U_{n} = 2^{2^{n-1}+1} \ \forall n \in \mathbb{N^*} $

*Ta sẽ CM bằng quy nạp $x_{n} = U_{n} + \frac{4}{U_{n}} \forall n \in \mathbb{N^*} $

Thật vậy n =1,2 đúng do $\begin{cases} x_{1} = 2^2+ 1 = U_1 + \frac{4}{U_1} \\ x_2 = \frac{17}{2} = 2^3 +\frac{1}{2} = U_2 + \frac{4}{U_2} \end{cases} $

Giả sử đúng tới $n=k \\ (k \ge 3 ) $

khi đó với $n = k+1 $ thì $x_{k+1} =\frac{1}{4}.x_k.x_{k-1}^2 - 2x_k - 4 = \frac{1}{4}.(U_{k} + \frac{4}{U_k} ).(U_{k-1} + \frac{4}{U_{k-1}})^2 - 2.(U_k+\frac{4}{U_{k}}) - 4 $

Do : $U_{k} = \frac{U_{k-1}^2}{2} $
Nên :$x_{k+1} =\frac{1}{4}.(U_{k} + \frac{4}{U_k} ).(2U_{k} + 8 +\frac{8}{U_{k}} ) - 2.(U_k+\frac{4}{U_{k}}) - 4 =\frac{U_{k}^2}{2} + \frac{8}{U_{k}^2} = U_{k+1} + \frac{4}{U_{k+1}} $
Suy ra $n = k+1 $ đúng

Theo nguyên lý quy nạp ta có :
$x_{n} = 2^{2^{n-1}+1} + \frac{1}{2^{2^{n-1} - 1}} \\ \forall n \ge 2,n \in \mathbb{N} $

Do đó : $[x_n] = 2^{2^{n-1}+1} \ \forall n \ge 2 $

*)Tìm n :
+) n =1 thì $x_1+3=8 $ thỏa mãn

+) $ n \ge 2 $
Ta cần tim $ n \in N^* $ sao cho $2^{2^{n-1}+1} + 3 = A^3 $
+)$ n \ge 2 $ thì ta có $2^{2^{n-1}+1} \equiv 1 (\mod 7) $ nên $A^3 \equiv 4 (\mod 7) $

Mặt khác $A^3 \equiv 0,1,6 (\mod 7) $

Như vậy chỉ có n = 1 thỏa mãn bài toán
Làm sao bạn xác định được $u_n$ vậy? Bạn có thể chỉ mình biết ko?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
keodua123 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 11:02 PM   #5
thanhorg
+Thành Viên+
 
thanhorg's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Đến từ: T1K20- Chuyên Hà Tĩnh
Bài gởi: 213
Thanks: 155
Thanked 145 Times in 89 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi keodua123 View Post
Làm sao bạn xác định được $u_n$ vậy? Bạn có thể chỉ mình biết ko?
Mình tìm được nó là nhờ dự đoán ,bằng cách tính phần nguyên của mấy giá trị đầu.
Cụ thể là : $ \begin{cases} x_1 = 5 = 2^2 + \frac{1}{2^0} \\ x_2 = \frac{17}{2} = 2^3 + \frac{1}{2^1} \\ x_3 = \frac{257}{8} = 2^5 + \frac{1}{2^3} \end{cases} $
Từ đây mình dự đoán $x_{n} = 2^k + \frac{1}{2^{k-2}} $
Để Tìm k thì mình lại dựa vào mấy số mũ đầu.
Nó là dãy có dạng $2,3,5,9,... $ và dãy này sẽ có dạng $a_{n+1} = 2a_{n} - 1 $
Từ đây tìm được $k = a_n = 2^{n-1} + 1 $ và sau đó thế vào dự đoán trên rồi mình quy nạp thử thấy đúng.Có lẽ là có chút may mắn khi làm thế này
Còn $U_{n} $ ở trên là sau khi dự đoán mình đặt thế cho gọn !
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
thanhorg is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 11:40 PM   #6
BlackBerry® Bold™
+Thành Viên+
 
BlackBerry® Bold™'s Avatar
 
Tham gia ngày: Mar 2012
Bài gởi: 225
Thanks: 250
Thanked 130 Times in 92 Posts
Bài dãy số như kiểu nhái lại đề năm ngoái í nhể .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You are magical, lyrical, beautiful
You are ...
BlackBerry® Bold™ is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2012, 11:47 PM   #7
A Good Man
+Thành Viên+
 
A Good Man's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Đến từ: Mù Cang Chải
Bài gởi: 33
Thanks: 34
Thanked 11 Times in 4 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi keodua123 View Post
Làm sao bạn xác định được $u_n$ vậy? Bạn có thể chỉ mình biết ko?

1. Quy nạp $ 2{x_n}={x_{n-1}}^{2}-8 $
2. Từ 1 và quy nạp suy ra ${x_n}=2[ (\sqrt{2})^{2^{n}} +\dfrac {1}{(\sqrt{2})^{2^{n}} } ] $
Từ đó suy ra công thức như trên.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
A Good Man is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to A Good Man For This Useful Post:
tranhoang233 (30-10-2012)
Old 04-11-2012, 08:16 PM   #8
minhtuyb
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: Nhà, chả lẽ ngoài đường?
Bài gởi: 7
Thanks: 13
Thanked 3 Times in 2 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi bboy114crew View Post

Câu 4: Có 19 người xếp thành hàng vào xem một buổi biểu diễn ảo thuật .Phòng biểu diễn có đúng 19 chiếc ghế được xếp thành hàng ngang và ảo thuật gia đánh sô chúng từ 1 đến 19 theo thứ tự từ trái qua phải . Sau đó anh ta phát cho mỗi ngừoi đến xem 1 tấm vé có ghi một số từ 1 đến 19 . Các vị khách được mời vào phòng biểu diễn theo thứ tự xếp hàng . Mỗi ngừoi đi vào sẽ đi thẳng đến chiếc ghế có số ghi trên tấm vé của mình. Nếu chiếc ghế này còn trống họ sẽ ngồi vào đó , nếu không họ sẽ đi tiếp và ngồi vào chiếc ghế đầu tiên vê bên phải chưa có người ngồi . Khi một vị khách đi đến chiếc ghế cuối cùng mà vẫn chưa có ghế để ngồi , họ sẽ bỏ về . Hỏi ảo thuật gia có bao nhiêu cách phát vé để cả 19 vị khách sẽ ở lại xem buổi biểu diễn ?

P/s: Bài này là cách phát biểu khác của Parking Function .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: minhtuyb, 04-11-2012 lúc 08:30 PM
minhtuyb is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to minhtuyb For This Useful Post:
bboy114crew (05-11-2012), linh1997 (22-09-2014)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:42 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 79.53 k/89.46 k (11.11%)]