Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Lý Thuyết Số > Chuyên Đề

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-11-2007, 02:06 PM   #1
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
Một đồng dư modulo nguyên tố

Một đồng dư modulo nguyên tố
Hao Pan
Người dịch: Nguyễn Trung Tuân
Tặng Thầy nhân dịp 20-11-2007

Trong năm 1961, Erdos, Ginzburg, và Ziv [3] đã tìm ra định lý nổi tiếng sau đây, bây giờ nó là trung tâm của các bài toán $0- $ tổng( về các bài toán này các bạn có thể tìm trong [1],[2] và [5]).

Định lý EGZ. Giả sử $n $ là một số nguyên dương. Khi đó với mỗi dãy $a_1,a_2,\cdots,a_{2n-1} $ gồm $2n-1 $ số nguyên có một dãy con $a_{i_1},a_{i_2},\cdots, a_{i_n} $ độ dài $n $ sao cho tổng $\sum_{j=1}^na_{i_j} $ chia hết cho $n $.

Dễ kiểm tra thấy rằng định lý EGZ là nhân tính, nghĩa là, nếu mệnh đề đúng với $n=k $ và $n=l $ thì nó cũng đúng với $n=k\cdot l $. Do đó chỉ cần chứng minh định lý đúng với $n $ nguyên tố là đủ. Trong các chứng minh cổ điển của định lý, trường hợp $n $ nguyên tố thường có được từ định lý Cauchy-Davenport hoặc định lý Chevalley-Waring (xem [6]). Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của định thức Vandermonde, Gao [4] cho một chứng minh khác của định lý EGZ dựa trên đồng dư sau
$\sum_{I\subseteq\{1,\cdots,2p-1\},|I|=p}\;(\sum_{i\in I}a_i)^{p-1}\equiv 0\pmod{p},\; (*) $
ở đó $p $ là một số nguyên tố và $a_1,\cdots,a_{2p-1} $ là các số nguyên bất kì. Chú ý rằng định lý EGZ là một hệ quả đơn giản của $(*) $ vì theo định lý Fermat nhỏ chúng ta có

$\left|\{I\subseteq\{1,2,\cdots,2p-1\}:\sum_{i\in I}a_i\equiv 0\pmod{p},|I|=p\}\right|\equiv $
$\equiv\sum_{I\subseteq\{1,\cdots,2p-1\},|I|=p}\;(1-(\sum_{i\in I}a_i)^{p-1})\equiv C_{2p-1}^p\equiv 1\pmod{p}. $

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ chứng minh định lý sau, mà đồng dư của Gao chỉ là một hệ quả đơn giản của nó:

Định lý. Giả sử $p $ là một số nguyên tố và $k $ là một số nguyên dương thỏa mãn $k\leq p $. Cho $f(x_1,\cdots,x_k) $ là một đa thức đối xứng với hệ số nguyên biến $x_1,\cdots,x_k $. Nếu bậc của $f $ nhỏ hơn $k $ thì với một dãy bất kì gồm $p+k-1 $ số nguyên $a_1,a_2,\cdots,a_{p+k-1} $, chúng ta có

$\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_k\leq p+k-1}\; f(a_{i_1},\cdots,a_{i_k})\equiv f(0,\cdots,0)\pmod{p} $ nếu $k=p $

và $\equiv 0\pmod{p} $ trong trường hợp còn lại.

Chứng minh. Chứng minh là sơ cấp, chỉ cần đến một tính chất số học cơ bản của hệ số nhị thức: $C_{p+k-1}^k\equiv 1\pmod{p} $ nếu $k=p $ và $\equiv 0\pmod{p} $ nếu $1\leq k<p $.

Chúng tôi sẽ chứng minh định lý bằng quy nạp theo $k $. Khi $k=1 $, vì $\deg f<k $ nên $f $ phải là một hằng số $c $. Trong trường hợp này $\sum_{1\leq i\leq p}f(a_i)=p\cdot c\equiv 0\pmod{p} $. Bây giờ giả sử rằng $k>1 $ và định lý là đúng với tất cả các giá trị nhỏ hơn $k $. Đặt $S_{f,k}(x_1,\cdots,x_{p+k-1})=\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_k\leq p+k-1}\; f(x_{i_1},\cdots,x_{i_k}) $ và viết $f(x_1,\cdots, x_k) $ dưới dạng $f(x_1,\cdots,x_k)=\sum_{j=0}^{k-1}g_j(x_1,\cdots,x_{k-1})x_k^j $, ở đây $g_j $ là các đa thức biến $x_1,\cdots,x_{k-1} $. Từ tính đối xứng của $f $ ta có $S_{f,k} $ và tất cả $g_j $ là các đa thức đối xứng.

Tiếp theo chúng ta thấy rằng

$S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-1})=\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_k\leq p+k-2}\;f(a_{i_1},\cdots,a_{i_k})+ $
$+\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_{k-1}\leq p+k-2}\; f(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}},a_{p+k-1}) $.

Do đó $S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-1})-S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-2} ,0) $

$=\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_{k-1}\leq p+k-2}\;(f(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}},a_{p+k-1})-f(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}},0)) $

$=\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_{k-1}\leq p+k-2}\;\left(\sum_{j=0}^{k-1}g_j(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}})a_{p+k-1}^j-g_0(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}})\right) $

$=\sum_{j=1}^{k-1}a_{p+k-1}^j\;\sum_{1\leq i_1<\cdots<i_{k-1}\leq p+k-2}\;g_j(a_{i_1},\cdots,a_{i_{k-1}}) $

$=\sum_{j=1}^{k-1}a_{p+k-1}^jS_{g_j,k-1}(a_1,\cdots,a_{p+k-2}) $.

Vì $k\leq p $ và $\deg g_j\leq \deg f-j<k-j $, chúng ta có thể dùng giả thiết quy nạp để có

$S_{g_j,k-1}(a_1,\cdots,a_{p+k-2})\equiv 0\pmod{p}\forall j=\overline{1,k-1} $. Do đó

$S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-1})\equiv S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-2},0)\pmod{p} $. Từ đây, sử dụng tính đối xứng của $S_{f,k} $, chúng ta có $S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-1})\equiv S_{f,k}(0,\cdots,0)\pmod{p} $.

Cuối cùng, bởi định nghĩa của $S_{f,k} $, ta có $S_{f,k}(a_1,\cdots,a_{p+k-1})=C_{p+k-1}^kf(0,\cdots,0)\equiv f(0,\cdots,0)\pmod{p} $ nếu $k=p $ và $\equiv 0\pmod{p} $ nếu $1\leq k<p $.

Định lý được chứng minh.

Tài liệu tham khảo


[1]N. Alon and M. Dubiner, Zero-sum sets of prescribed size, in: "Combinatorics, Paul Erdos is Eighty", Bolyai Society, Mathematical Studies, Keszthely, Hungary, 1993, 33-50.

[2]Y. Caro, "Zero-sum problems: a survey" Discrete Math. , 152 (1996) pp. 93–113.

[3]Erdos, P., Ginzburg, A., Ziv, A. Theorem in additive number Theory,. Bull. Res. Council, Israel, 10 F(1961) 41–43.

[4]W. D. Gao - Two addition theorems on groups of prime order, J. Number Theory, Vol.56 (1996) 211-213.

[5]W.D. Gao, A. Geroldinger, On zero sum sequences in Zn ⊕ Zn Integers 3 (A8) (2003) 45 (electronic).

[6]M. B. Nathanson, Additive Number Theory: Inverse Problems and the Geometry of Sumsets, 1996.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to n.t.tuan For This Useful Post:
phamtoan (04-09-2011), thaygiaocht (11-01-2014)
Old 14-11-2007, 10:59 PM   #2
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi n.t.tuan View Post

Dễ kiểm tra thấy rằng định lý EGZ là nhân tính, nghĩa là, nếu mệnh đề đúng với $n=k $ và $n=l $ thì nó cũng đúng với $n=k\cdot l $.
Bác nào chứng minh hộ đoạn này được không? :burnjossstick:
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2007, 05:59 PM   #3
adi
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 21
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mình không chứng minh được cái đó! Có ai biết cách c/m khác của EGZ nếu không dùng đồng dư của Gao không?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
adi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-11-2007, 01:05 PM   #4
asimothat
+Thành Viên+
 
asimothat's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 289
Thanks: 85
Thanked 162 Times in 100 Posts
anh Tuân có ebook phần này không ,đưa lên diễn đàn,chứ thời gian đâu mà ngồi trước máy tính đọc cơ chứ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Ultra
asimothat is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-11-2007, 11:23 PM   #5
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
Quang chắc chịu không chứng minh được tính nhân tính rồi. Để anh giúp nhé!

Trong $2kl-1 $ số nguyên, chọn $l $ số có tổng chia hết cho $l $(chọn được vì $2kl-1>2l-1 $),sau đó chọn $l $ số từ nhóm còn lại có tổng chia hết cho $l $, cứ làm như thế đến khi còn $l-1 $ số, chúng ta được $2k-1 $ nhóm, mỗi nhóm gồm $l $ số có tổng chia hết cho $l $, trong $2k-1 $ tổng này, ta chọn ra $k $ tổng có tổng chia hết cho $k $. Gom lại có đủ $kl $ số rồi đấy!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-11-2007, 11:37 PM   #6
Tom
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 16
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
kl số đó sẽ thỏa mãn nếu gcd(k,l)=1, tuy nhiên trong chứng minh trên, thay vì chọn 2k-1 tổng, ta chọn 2k-1 số là trung bình cộng của các tổng đó là xong.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Tom is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-11-2007, 11:42 PM   #7
n.t.tuan
+Thành Viên+
 
n.t.tuan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 1,250
Thanks: 119
Thanked 616 Times in 249 Posts
Cảm ơn Tom, đây là một chứng minh khác của EGZ.
Nguồn: Mathlinks.ro
Người post: ZetaX
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
T.
n.t.tuan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:06 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 64.04 k/72.18 k (11.29%)]