Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Thông Tin

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 16-10-2010, 02:13 AM   #1
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Seminar "Các bài toán về nghiệm của đa thức"

Chào các bạn,
Seminar các phương pháp toán sơ cấp sẽ được tiếp tục vào ngày 24/10/2010 với chủ đề "Các bài toán về nghiệm của đa thức".
Địa điểm: Phòng A702, trường PTNK, 153 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5
Thời gian: Từ 8h30-11h00 sáng chủ nhật 24/10/2010.

Đề tài cho Seminar lần này là các bài toán về nghiệm của đa thức được xét dưới hai góc độ:
- Nghiệm với yếu tố đại số: nghiệm của các phương trình, định lí Viete,...
- Nghiệm với yếu tố giải tích: xác định số nghiệm, xác định khoảng chứa nghiệm bằng đạo hàm, giới hạn, quy tắc dấu Đề - các,...
Xoay quanh hai vấn đề đó, nội dung seminar cũng mong muốn nêu được ứng dụng của đa thức trong việc giải một số bài toán trong đại số - giải tích như: chứng minh BĐT bằng cách dùng đa thức, tính giá trị biểu thức, giải phương trình, giải các bài toán PT hàm...cụ thể ở các đề thi HSG.

Xin nêu hai bài toán mở đầu cho chủ đề:
Bài 1 (Iran NMO 2010)
Giả sử đa thức $P(x)=x^{2010} \pm x^{2009} \pm x^{2008} ...\pm x \pm 1 $ không có nghiệm thực. Tìm giá trị lớn nhất số các hệ số là -1 của đa thức này.

Bài 2 (Indonesia TST 2010)

Xét đa thức $\phi (x)=ax^3+bx^2+cx+d $ có ba nghiệm thực dương (không nhất thiết phân biệt) và $\phi (0) < 0 $. Chứng minh rằng:
$2b^3+9a^2d - 7abc \le 0 $.

Rất mong được các bạn giúp đỡ và ủng hộ.
Xin cảm ơn rất nhiều!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sự im lặng của bầy mèo

thay đổi nội dung bởi: huynhcongbang, 16-10-2010 lúc 02:18 AM
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to huynhcongbang For This Useful Post:
hoanghai_vovn (16-10-2010), ngoctuansp (20-10-2010), Thanh Ngoc (16-10-2010), uzuhaku (04-01-2012)
Old 16-10-2010, 07:25 AM   #2
BlnGcc
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 9
Thanks: 25
Thanked 19 Times in 8 Posts
Vấn đề thú vị đây. Phúc Lữ cho anh xin địa chỉ e-mail để liên hệ nhé. Thanks

PS. E-mail: [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
BlnGcc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to BlnGcc For This Useful Post:
huynhcongbang (16-10-2010)
Old 16-10-2010, 12:13 PM   #3
can_hang2008
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Bài gởi: 310
Thanks: 5
Thanked 751 Times in 187 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi huynhcongbang View Post
Xin nêu hai bài toán mở đầu cho chủ đề:
Bài 1 (Iran NMO 2010)
Giả sử đa thức $ P(x)=x^{2010} \pm x^{2009} \pm x^{2008} ...\pm x \pm 1 $ không có nghiệm thực. Tìm giá trị lớn nhất số các hệ số là -1 của đa thức này.

Bài 2 (Indonesia TST 2010)

Xét đa thức $\phi (x)=ax^3+bx^2+cx+d $ có ba nghiệm thực dương (không nhất thiết phân biệt) và $\phi (0) < 0 $. Chứng minh rằng:
$2b^3+9a^2d - 7abc \le 0 $.

Rất mong được các bạn giúp đỡ và ủng hộ.
Xin cảm ơn rất nhiều!
Hai bài này đơn giản thôi.

Bài 1. Vì $ P(x) $ có bậc chẵn nên giả thiết $ P(x) $ không có nghiệm thực tương đương với ta có
$ P(x)>0, $ $ \forall x \in \mathbb R. $
Gọi $ k $ số các hệ số có giá trị bằng $ -1 $ của $ P(x). $ Ta có
$ P(1)=2011-2k. $
Do $ P(1)>0 $ nên $ k<\frac{2011}{2} $ mà $ k $ nguyên nên ta có $ k \le 1005. $
Ta sẽ chứng minh đây chính là giá trị lớn nhất của $ k, $ tức tồn tại đa thức $ P(x) $ có $ 1005 $ hệ số bằng $ -1, 1006 $ hệ số bằng $ 1 $ thỏa mãn yêu cầu bài toán. Thật vậy, xét
$ P(x)=x^{2010}-x^{2009}+x^{2008}-x^{2007}+\cdots +x^2-x+1. $
Với $ x \ge 1, $ ta có
$ P(x)=x^{2009}(x-1)+x^{2007}(x-1)+\cdots +x(x-1)+1>0. $
Với $ x <1, $ ta có
$ P(x)=x^{2010}+x^{2008}(1-x)+x^{2006}(1-x)+\cdots +(1-x)>0. $

Từ đây suy ra đa thức $ P(x) $ như trên thỏa mãn yêu cầu bài toán, hơn nữa nó có $ 1005 $ hệ số bằng $ -1. $

Vậy $ k_{\max}=1005. $

Bài 2. Từ giả thiết suy ra $ a>0 $ và $ d <0. $ Chia cả hai vế của bất đẳng thức cho $ a^3>0, $ ta viết được nó lại thành
$ 2\cdot \left(\frac{b}{a}\right)^3+9\cdot \frac{d}{a}- 7\cdot \frac{b}{a}\cdot \frac{c}{a} \le 0. $
Áp dụng định lý Viette, ta được
$ \left\{\begin{aligned} &\frac{b}{a}=-(x+y+z) \\ &\frac{c}{a} =xy+yz+zx \\ &\frac{d}{a}=-xyz\end{aligned}\right., $
trong đó $ x,y,]z $ lần lượt là các nghiệm dương của $ \phi (x). $
Thay vào bất đẳng thức trên, ta được
$ -2(x+y+z)^3-9xyz +7(x+y+z)(xy+yz+zx) \le 0, $
hay
$ 2(x^3+y^3+z^3) \ge xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x). $
Bất đẳng thức này đúng do ta có $ u^3+v^3 \ge uv(u+v), $ $ \forall u,v \ge 0. $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: novae, 16-10-2010 lúc 05:43 PM Lý do: sửa LaTeX
can_hang2008 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to can_hang2008 For This Useful Post:
anhkhoa_nt (14-11-2010), daylight (16-10-2010), huynhcongbang (16-10-2010), n.v.thanh (16-10-2010), Thanh vien (04-02-2011), uzuhaku (04-01-2012), xin007 (16-10-2010)
Old 16-10-2010, 01:52 PM   #4
BlnGcc
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 9
Thanks: 25
Thanked 19 Times in 8 Posts
Gởi P.Lữ bài toán đơn giản sau: Cho các số thực a, b, c thỏa các điều kiện: a +b + c > 0; ab + bc +ca >0 và abc > 0. CMR: a, b, c là các số thực dương.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
BlnGcc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to BlnGcc For This Useful Post:
huynhcongbang (16-10-2010)
Old 16-10-2010, 01:59 PM   #5
huynhcongbang
Administrator

 
huynhcongbang's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Đến từ: Ho Chi Minh City
Bài gởi: 2,413
Thanks: 2,165
Thanked 4,188 Times in 1,381 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huynhcongbang
Trích:
Nguyên văn bởi BlnGcc View Post
Gởi P.Lữ bài toán đơn giản sau: Cho các số thực a, b, c thỏa các điều kiện: a +b + c > 0; ab + bc +ca >0 và abc > 0. CMR: a, b, c là các số thực dương.
Em rất thích những bài toán có hình thức đơn giản mà thú vị thế này. Cảm ơn anh nhiều lắm!

------------------------------
Hic! Bên mathlinks nó giải phức tạp quá chừng, không ngờ anh Cẩn có cách nhanh gọn như vậy!


[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Sự im lặng của bầy mèo

thay đổi nội dung bởi: novae, 16-10-2010 lúc 11:07 PM Lý do: Tự động gộp bài
huynhcongbang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-10-2010, 03:21 PM   #6
Galois_vn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Konoha
Bài gởi: 899
Thanks: 372
Thanked 362 Times in 269 Posts
Tìm tổng bình phương nghịch đảo các nghiệm (kể cả phức (nếu có )) của ptr $x=\tan{x} $

Nhìn sơ qua thì không thấy liên quan đa thức , nhưng anh " cảm giác " thoáng qua trong đầu có thể dùng các kq của đa thức để giải quyết


------------------------------
Thêm 1 bài , xét đa thức $P(x)=\sum_{i=0}^n a_ix^i,a_n\neq 0 $
Gọi $x_0 $ là nghiệm thực của ptr thì $|x_0|\le 1+(?) $ sẽ bổ sung sau

(Bài toán này có ý nghĩa trong ứng dụng đây )

Hay bất kì một đánh giá về nghiệm của ptr (thực lẫn phức).Từ cơ sở này , tiến dần đến mong mỏi tìm lời giải số cho ptr đa thức
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Galois_vn, 16-10-2010 lúc 08:18 PM Lý do: Tự động gộp bài
Galois_vn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Galois_vn For This Useful Post:
huynhcongbang (17-10-2010)
Old 16-10-2010, 09:29 PM   #7
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
? là max của $|a_i/a_1| $ với $a_1 $là hệ số đầu tiến-cm đơn giản =bdt tam giác
Ud mới nhất là IMO sl 2005 A1
@anh lữ:về cm bdt =đa thức có lẽ phải nêu thêm Nội suy La Grăng

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to n.v.thanh For This Useful Post:
huynhcongbang (17-10-2010)
Old 16-10-2010, 11:05 PM   #8
Galois_vn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Konoha
Bài gởi: 899
Thanks: 372
Thanked 362 Times in 269 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi nvthanh1994 View Post
? là max của $|a_i/a_1| $ với $a_1 $là hệ số đầu tiến-cm đơn giản =bdt tam giác
Ud mới nhất là IMO sl 2005 A1
$a_1 $ hay $a_n $?

Thử áp dụng cho : $p(x)=x^2-2x $ thì sẽ nhận ra !
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Galois_vn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-10-2010, 11:38 PM   #9
nguyentatthu
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: BH
Bài gởi: 212
Thanks: 135
Thanked 345 Times in 92 Posts
Gửi Lữ mấy bài
Bài 1:Cho phương trình : $2{{x}^{5}}-{{x}^{4}}-10{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+8x-2=0 $
1) Chứng minh rằng phương trình (1) có đúng 5 nghiệm.
2) Gọi ${{x}_{i}}\text{ }(i=\overline{1,5}) $ là 5 nghiệm của (1). Tính tổng :$S=\sum\limits_{i=1}^{5}{\frac{{{x}_{i}}+1}{2x_{i}^ {5}-x_{i}^{4}-2}} $.
Bài 2: Cho phương trình ${{x}^{3}}-a{{x}^{2}}+bx-{{c}^{3}}=0 $ có ba nghiệm và $b<ac, c>0 $. Chứng minh rằng phương trình có đúng một nghiệm lớn hơn c.
Bài 3: Cho đa thức $f(x) $ có bậc 2007 và có 2007 nghiệm dương. Chứng minh rằng phương trình sau cũng có 2007 nghiệm dương.
$(1-2007x)f(x)+({{x}^{2}}+2007x-1)f'(x)-{{x}^{2}}f''(x)=0 $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
nguyentatthu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to nguyentatthu For This Useful Post:
hnhuongcoi (05-11-2010), huynhcongbang (17-10-2010), ngoctuansp (20-10-2010)
Old 17-10-2010, 06:28 AM   #10
Anne™
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 187
Thanks: 32
Thanked 116 Times in 79 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi BlnGcc View Post
Cho các số thực a, b, c thỏa các điều kiện: a +b + c > 0; ab + bc +ca >0 và abc > 0. CMR: a, b, c là các số thực dương.
Dễ thấy a,b,c khác 0. Giả sử tồn tại 1 số bé hơn 0. Không mất tính tổng quát:
Giả sử: $a<0 $
$abc>0 \Rightarrow bc<0 $
$a+b+c>0\Rightarrow b+c>-a>0 $
$ab+bc+ca>0\Rightarrow a(b+c)>-bc>0 $
$\Rightarrow a>\frac{-bc}{b+c}>0 \Rightarrow $ Vô lý $\Rightarrow $ đpcm

Trích:
Nguyên văn bởi nguyentatthu View Post
Bài 1:Cho phương trình : $2{{x}^{5}}-{{x}^{4}}-10{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+8x-2=0 $
1) Chứng minh rằng phương trình (1) có đúng 5 nghiệm.
$f(-2)=-10 $
$f(-1.5)=4 $
$f(-1)=-1 $
$f(0)=-2 $
$f(0.5)=1.25 $
$f(1)=-1 $
$f(3)=175 $
Phương trình có 5 nghiệm trong các khoảng $(-2,-1.5); (-1.5,-1); (0,0.5); (0.5,1); (1,3) $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Anne™, 17-10-2010 lúc 06:54 AM
Anne™ is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Anne™ For This Useful Post:
huynhcongbang (17-10-2010)
Old 17-10-2010, 07:41 AM   #11
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Nói đến các bài toán về nghiệm của đa thức thì không thể không nhắc đến bài toán sau:
(VMO 2003) Cho 2 đa thức $ P(x)=4x^3-2x^2-15x+9 $ và $Q(x)=12x^3+6x^2-7x+1 $.
  1. Chứng minh rằng mỗi đa thức đã cho đều có 3 nghiệm thực phân biệt.
  2. Kí hiệu $\alpha,\beta $ lần lượt là nghiệm lớn nhất của $P(x),Q(x) $. Chứng minh rằng $\alpha^2+3\beta^2=4 $.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.

thay đổi nội dung bởi: novae, 17-10-2010 lúc 06:16 PM
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to novae For This Useful Post:
huynhcongbang (17-10-2010)
Old 17-10-2010, 08:39 AM   #12
hung95
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2009
Bài gởi: 135
Thanks: 50
Thanked 18 Times in 8 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Anne™ View Post
$f(-2)=-10 $
$f(-1.5)=4 $
$f(-1)=-1 $
$f(0)=-2 $
$f(0.5)=1.25 $
$f(1)=-1 $
$f(3)=175 $
Phương trình có 5 nghiệm trong các khoảng $(-2,-1.5); (-1.5,-1); (0,0.5); (0.5,1); (1,3) $
đây là phương pháp j hả mọi người???
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hung95 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-10-2010, 08:47 AM   #13
Anne™
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 187
Thanks: 32
Thanked 116 Times in 79 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi novae View Post
(VMO 2003) Cho 2 đa thức $P(x)=4x^3-2x^2-15x+9 $ và $Q(x)=12x^3+6x^2-7x+1 $.
  1. Chứng minh rằng mỗi đa thức đã cho đều có 3 nghiệm thực phân biệt.
  2. Kí hiệu $\alpha,\beta $ lần lượt là nghiệm lớn nhất của $P(x),Q(x) $. Chứng minh rằng $\alpha^2+3\beta^2=4 $.
1/ Có thể giải theo pp trên
2/

Thêm bài 5 bảng B VMO 2003: Tìm tất cả các đa thức P(x) với hệ số thực thoả mãn hệ thức:
$(x^3+3x^2+3x+2)P(x-1)=(x^3-3x^2+3x-2)P(x) $ với mọi số thực x.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: Anne™, 17-10-2010 lúc 08:51 AM
Anne™ is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Anne™ For This Useful Post:
huynhcongbang (17-10-2010), Thanh Ngoc (18-10-2010)
Old 17-10-2010, 09:06 AM   #14
BlnGcc
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 9
Thanks: 25
Thanked 19 Times in 8 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Anne™ View Post
Dễ thấy a,b,c khác 0. Giả sử tồn tại 1 số bé hơn 0. Không mất tính tổng quát:
Giả sử: $a<0 $
$abc>0 \Rightarrow bc<0 $
$a+b+c>0\Rightarrow b+c>-a>0 $
$ab+bc+ca>0\Rightarrow a(b+c)>-bc>0 $
$\Rightarrow a>\frac{-bc}{b+c}>0 \Rightarrow $ Vô lý $\Rightarrow $ đpcm
Giả sử $p = a + b + c; q = ab + bc + ca, r = abc $. Khi đó $a, b, c $là các nghiệm của phương trình $x^3 - px^2 + qx - r = 0 $ hay $x(x^2 + q) = px^2 + r $. Chú ý rằng vế phải luôn dương và $x^2 + q>0 $ nên suy ra $x > 0 $. Done!

Các ví dụ về ứng dụng tính chất nghiệm của đa thức để chứng minh bất đẳng thức vẫn còn ít, nên phân biệt ứng dụng dụng của đa thức trong cm bdt chứ không phải cm bdt liên quan đến nghiệm (hoặc hệ số của đa thức)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: novae, 17-10-2010 lúc 09:13 AM
BlnGcc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to BlnGcc For This Useful Post:
anhkhoa_nt (14-11-2010), huynhcongbang (17-10-2010)
Old 17-10-2010, 09:28 AM   #15
Galois_vn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Konoha
Bài gởi: 899
Thanks: 372
Thanked 362 Times in 269 Posts
Lời giải
Trích:
Nguyên văn bởi Anne™ View Post
Dễ thấy a,b,c khác 0. Giả sử tồn tại 1 số bé hơn 0. Không mất tính tổng quát:
Giả sử: $a<0 $
$abc>0 \Rightarrow bc<0 $
$a+b+c>0\Rightarrow b+c>-a>0 $
$ab+bc+ca>0\Rightarrow a(b+c)>-bc>0 $
$\Rightarrow a>\frac{-bc}{b+c}>0 \Rightarrow $ Vô lý $\Rightarrow $ đpcm
này không phù hợp với chuyên đề


Trích:
Nguyên văn bởi BlnGcc View Post
Giả sử $p = a + b + c; q = ab + bc + ca, r = abc $. Khi đó $a, b, c $là các nghiệm của phương trình $x^3 - px^2 + qx - r = 0 $ hay $x(x^2 + q) = px^2 + r $. Chú ý rằng vế phải luôn dương và $x^2 + q>0 $ nên suy ra $x > 0 $. Done!

Các ví dụ về ứng dụng tính chất nghiệm của đa thức để chứng minh bất đẳng thức vẫn còn ít, nên phân biệt ứng dụng dụng của đa thức trong cm bdt chứ không phải cm bdt liên quan đến nghiệm (hoặc hệ số của đa thức)
Lời giải phù hợp
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Galois_vn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:18 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 112.97 k/129.82 k (12.97%)]