Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 30-05-2012, 11:44 PM   #1
MJ9xMath
+Thành Viên+
 
MJ9xMath's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Bài gởi: 62
Thanks: 24
Thanked 17 Times in 12 Posts
Một tính chất của tứ giác nội tiếp (16 đường đồng quy)

Mình mới vẽ hình thì thấy có một tính chất thế này của tứ giác nội tiếp ABCD:
+) 4 đường thẳng Simson đồng quy tại 1 điểm (cm được rồi).
+) 4 đường thẳng nối trực tâm của tam giác với đỉnh còn lại đồng quy tại điểm trên (CM được rồi).
+) 4 đường thẳng đi qua trung điểm các cạnh và vuông góc với cạnh đối diện cũng đồng quy tại điểm trên.
+) 4 đường tròn Euler của các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB đồng quy tại điểm trên.
2 ý sau thì mình chịu mọi người cho ý kiến với ạ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
All Izz Well

thay đổi nội dung bởi: MJ9xMath, 31-05-2012 lúc 12:49 AM Lý do: lộn tiêu đề
MJ9xMath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to MJ9xMath For This Useful Post:
minhcanh2095 (31-05-2012)
Old 30-05-2012, 11:58 PM   #2
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MJ9xMath View Post
Mình mới vẽ hình thì thấy có một tính chất thế này của tứ giác nội tiếp ABCD:
+) 4 đường thẳng Simson đồng quy tại 1 điểm (cm được rồi).
+) 4 đường thẳng nối trực tâm của tam giác với đỉnh còn lại đồng quy tại điểm trên (CM được rồi).
+) 4 đường thẳng đi qua trung điểm các cạnh và vuông góc với cạnh đối diện cũng đồng quy tại điểm trên.
+) 4 đường tròn Euler của các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB đồng quy tại điểm trên.
2 ý sau thì mình chịu mọi người cho ý kiến với ạ
Để chứng minh cả 4 ý của bài toán, chỉ cần chú ý rằng điểm đồng quy của 16 đường trên là điểm đối xứng với tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác qua trọng tâm của tứ giác.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to novae For This Useful Post:
minhcanh2095 (02-06-2012), MJ9xMath (31-05-2012), tangchauphong (01-06-2012)
Old 31-05-2012, 09:23 AM   #3
thephuong
+Thành Viên Danh Dự+
 
thephuong's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2011
Đến từ: Biên Hòa-Đồng Nai
Bài gởi: 862
Thanks: 206
Thanked 503 Times in 295 Posts
Cái này vài ngày trước mình còn tìm được khá nhiều tính chất thú vi nữa mà mình đang tìm thêm. Ngoài ra còn là tâm của 4 vòng tròn nội tiếp của 4 tứ giác khác nữa, và là tâm ngoại của nhiều tứ giác khác nữa nếu bạn nào muốn trao đổi với mình thì liên hệ với mình qua email: [Only registered and activated users can see links. ] để tiện vì mình thấy từng đó cái ít quá nên ko tiện đưa lên MS.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You've set my heart soaring
Ma đáng yêu
thephuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-06-2012, 03:22 PM   #4
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MJ9xMath View Post
Mình mới vẽ hình thì thấy có một tính chất thế này của tứ giác nội tiếp ABCD:
+) 4 đường thẳng Simson đồng quy tại 1 điểm (cm được rồi).
+) 4 đường thẳng nối trực tâm của tam giác với đỉnh còn lại đồng quy tại điểm trên (CM được rồi).
+) 4 đường thẳng đi qua trung điểm các cạnh và vuông góc với cạnh đối diện cũng đồng quy tại điểm trên.
+) 4 đường tròn Euler của các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB đồng quy tại điểm trên.
2 ý sau thì mình chịu mọi người cho ý kiến với ạ
Anh có thể chứng minh giùm em 2 cái ý đầu được không ạ.
Gửi mọi người cái hình (khá choáng)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: minhcanh2095, 01-06-2012 lúc 03:25 PM
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-06-2012, 05:33 PM   #5
MJ9xMath
+Thành Viên+
 
MJ9xMath's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Bài gởi: 62
Thanks: 24
Thanked 17 Times in 12 Posts

- C/M ý 2: Gọi $\[{H_A},{H_B},{H_C},{H_D}\] $ là trwucj tâm các tam giác đối đỉnh vs các đỉnh A, B, C, D. M là tđ AB thì $\[D{H_C} = C{H_D}\] $ và $\[D{H_C}\] $ // $\[C{H_D}\] $, hay $\[CD{H_C}{H_D}\] $ là hình bình hành do đó$\[C{H_C},D{H_D}\] $ cắt nhau tại trung điểm mỗi đoạn. CMTT với các đoạn còn lại
- C/M ý 1: Gọi $\[{B_1},{C_1}\] $ là điểm đối xứng với D qua AB, AC. Dễ chứng minh $\[{B_1},{C_1},{H_D}\] $ thẳng hàng. Từ đó ta có đường thẳng Simson ABC của ABCD là dường tb của $\[D{B_1}{C_1}\]
$, hay nó đi qua trung điểm của $\[D{H_D}\] $. CMTT các TH còn lại

P/S cách làm bằng hình lớp 9 dài dòng, mình hiếm khi dùng vector nên không nghĩ đến phương án này, nhờ anh Novae chi giáo mà cả 16 đường này có thể chứng minh đơn giản được. Như vậy thì thêm cả đường OG nữa là 17 đường tất cả
Bạn thephuong có phát kiến hay thì cứ đưa lên mọi người tham khảo ha
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
All Izz Well

thay đổi nội dung bởi: MJ9xMath, 01-06-2012 lúc 05:36 PM
MJ9xMath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to MJ9xMath For This Useful Post:
minhcanh2095 (02-06-2012)
Old 01-06-2012, 07:41 PM   #6
thephuong
+Thành Viên Danh Dự+
 
thephuong's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2011
Đến từ: Biên Hòa-Đồng Nai
Bài gởi: 862
Thanks: 206
Thanked 503 Times in 295 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MJ9xMath View Post

Bạn thephuong có phát kiến hay thì cứ đưa lên mọi người tham khảo ha
Bạn cứ bình tĩnh, nếu mà đưa lên ngay mình hơi nản làm tiếp, để mình tìm thêm nhiều nhiều đưa lên một thể cho nó đầy đủ, bạn thông cảm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You've set my heart soaring
Ma đáng yêu
thephuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thephuong For This Useful Post:
MJ9xMath (01-06-2012)
Old 02-06-2012, 07:26 AM   #7
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MJ9xMath View Post

- C/M ý 2: Gọi $\[{H_A},{H_B},{H_C},{H_D}\] $ là trwucj tâm các tam giác đối đỉnh vs các đỉnh A, B, C, D. M là tđ AB thì $\[D{H_C} = C{H_D}\] $ và $\[D{H_C}\] $ // $\[C{H_D}\] $, hay $\[CD{H_C}{H_D}\] $ là hình bình hành do đó$\[C{H_C},D{H_D}\] $ cắt nhau tại trung điểm mỗi đoạn. CMTT với các đoạn còn lại
- C/M ý 1: Gọi $\[{B_1},{C_1}\] $ là điểm đối xứng với D qua AB, AC. Dễ chứng minh $\[{B_1},{C_1},{H_D}\] $ thẳng hàng. Từ đó ta có đường thẳng Simson ABC của ABCD là dường tb của $\[D{B_1}{C_1}\]
$, hay nó đi qua trung điểm của $\[D{H_D}\] $. CMTT các TH còn lại

P/S cách làm bằng hình lớp 9 dài dòng, mình hiếm khi dùng vector nên không nghĩ đến phương án này, nhờ anh Novae chi giáo mà cả 16 đường này có thể chứng minh đơn giản được. Như vậy thì thêm cả đường OG nữa là 17 đường tất cả
Bạn thephuong có phát kiến hay thì cứ đưa lên mọi người tham khảo ha

Về cái ý 1 em có một cách khác nhưng khá là dở
Trước hết dễ chứng minh được $A_1B_1 \parallel CD, C_1D_1 \parallel AB, A_1D_1 \parallel BC, B_1C_1 \parallel AD $, suy ra tứ giác $A_1B_1C_1D_1 $ nội tiếp.
Gọi S là giao điểm của $A_1A_2 $ với $B_1B_2 $. Ta có $\widehat{SA_1B_1}=\widehat{A_2A_1D}+\widehat{B_1A_ 1D}=\widehat{A_2A_1D} + \widehat{A_2DA_1}=180^o-\widehat{A_1A_2D}=\widehat{A_1AD}=\widehat{SB_1A_1 } $
Vậy tam giác $SA_1B_1 $ cân tại S. Suy ra $\widehat{A_1SB_1} = 180^o - 2\widehat{SB_1A_1} = 180^o - 2\widehat{A_1AD}=2\widehat{ADA_1}=2\widehat{A_1D_1 B_1} $
Vậy S là tâm ngoại tiếp của $(A_1B_1C_1D_1) $, do đó
$\widehat{SC_1D_1}=90^o-\widehat{D_1SC_1}=90^o-\widehat{D_1A_1C_1}=90^o - \widehat{D_1AD} = \widehat{D_1DC_2} $.
Suy ra $S, C_1, C_2 $ thẳng hàng.
Tương tự $S, D_1, D_2 $ thẳng hàng (đpcm)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: minhcanh2095, 02-06-2012 lúc 02:07 PM
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-06-2012, 04:41 PM   #8
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Bài này hay mà sao không có ai thảo luận hết vậy ta.
Hiện tại em đã giải quyết được cái ý cuối với cái ý đầu
Em xin giải quyết cái ý cuối :
Ở trên đã chứng minh các đường thẳng Simson của các điểm A, B, C, D đồng quy tại S.

Ta dễ thấy
$\widehat {{D_1}{A_2}{C_2}} = 2\widehat {{D_1}{A_2}{H_2}} = 2\widehat {{D_1}C{C_2}} = 2\widehat {S{C_1}{D_1}} = {180^o} - \widehat {{C_1}S{D_1}} $
Vậy đường tròn Euler của tam giác ADC đi qua S.
Chứng minh tương tự ta sẽ có điều kì diệu .

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-06-2012, 07:13 AM   #9
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Cách giải bằng vector cho ý 2 (dùng cái hình ở trên).
Ý 2:
Gọi trung điểm của $BH_2 $ là I.
Ta có các kết quả sau :
$\overrightarrow {{H_1}{H_2}} = \overrightarrow {O{H_2}} - \overrightarrow {O{H_1}} = (\overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} + \overrightarrow {OA} ) - (\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} ) = \overrightarrow {BA} $
$\overrightarrow {{H_2}{H_3}} = \overrightarrow {O{H_3}} - \overrightarrow {O{H_2}} = (\overrightarrow {OD} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} ) - (\overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} + \overrightarrow {OA} ) = \overrightarrow {CB} $
$\overrightarrow {{H_3}{H_4}} = \overrightarrow {O{H_4}} - \overrightarrow {O{H_3}} = (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} ) - (\overrightarrow {OD} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} ) = \overrightarrow {DC} $
$\overrightarrow {{H_4}{H_1}} = \overrightarrow {O{H_1}} - \overrightarrow {O{H_4}} = (\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} ) - (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} ) = \overrightarrow {AD} $
Từ đó ta có $\overrightarrow {C{H_3}} = \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {B{H_3}} = \overrightarrow {{H_2}{H_3}} + \overrightarrow {B{H_3}} = 2\overrightarrow {I{H_3}} $
Suy ra I là trung điểm của $CH_3 $. Chứng minh tương tự ta sẽ có đpcm.
Ta có I là trung điểm của $CH_3 $ nên $2\overrightarrow {OI} = \overrightarrow {O{H_3}} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} = 4\overrightarrow {OG} $ (G là trọng tâm của tứ giác ABCD).
Vậy I đối xứng với O qua G.
Ý 3:

Gọi M, N, P, Q thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA và M', N', P', Q' theo thứ tự hình chiếu của M, N, P, Q lên các cạnh đối diện.
Giao điểm của MP và NQ chính là trọng tâm G của tứ giác ABCD.
Phép đối xứng qua tâm G biến M thành P, biến MM' thành đường thẳng qua P và vuông góc với CD, đó chính là OP.
Từ đó suy ra MM', NN', PP', QQ' đồng quy tại một điểm đối xứng với O qua trọng tâm G của tứ giác ABCD.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: minhcanh2095, 05-06-2012 lúc 07:18 AM
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-06-2012, 10:22 AM   #10
thephuong
+Thành Viên Danh Dự+
 
thephuong's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2011
Đến từ: Biên Hòa-Đồng Nai
Bài gởi: 862
Thanks: 206
Thanked 503 Times in 295 Posts
Dùng bài sau thì sẽ dễ chứng minh và nhẹ nhàng hơn nhiều, em suy nghĩ thử.
Tam giác $ABC$, $P$ nằm trên $(ABC)$. $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. Chứng minh giao điểm của $HP$ và đường thẳng Simson của $P$ với tam giác $ABC$ là trung điểm $HP$ và nằm trên đường tròn Euler của tam giác $ABC$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You've set my heart soaring
Ma đáng yêu
thephuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thephuong For This Useful Post:
minhcanh2095 (06-06-2012)
Old 07-06-2012, 07:52 AM   #11
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi thephuong View Post
Dùng bài sau thì sẽ dễ chứng minh và nhẹ nhàng hơn nhiều, em suy nghĩ thử.
Tam giác $ABC$, $P$ nằm trên $(ABC)$. $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. Chứng minh giao điểm của $HP$ và đường thẳng Simson của $P$ với tam giác $ABC$ là trung điểm $HP$ và nằm trên đường tròn Euler của tam giác $ABC$.
Cái ý thứ nhất có thể chứng minh như anh MJ9xMath, còn cái ý thứ 2 chứng minh sao anh ?

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-06-2012, 08:03 AM   #12
liverpool29
+Thành Viên+
 
liverpool29's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: hue
Bài gởi: 348
Thanks: 425
Thanked 560 Times in 237 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhcanh2095 View Post
Cái ý thứ nhất có thể chứng minh như anh MJ9xMath, còn cái ý thứ 2 chứng minh sao anh ?


Gọi $K,L,P,Q$ lần lượt là trực tâm của tam giác $ABC,BCD,CDA,DAB$.
Gọi $(O)$ là tâm của $(ABCD)$. Vẽ $OM \perp CD$.

Ta có kết quả quen thuộc: $AP=2OM=BL$, mà $AP \parallel BL$
Suy ra $APLB$ là hình bình hành. Suy ra $AP,BL$ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Tương tự cho các đường còn lại , ta có đccm.


[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LIFE HAS SENT TO US A MIRACLE, IT'S GEOMETRY

"Don't try your best. Do your best."
liverpool29 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to liverpool29 For This Useful Post:
minhcanh2095 (07-06-2012)
Old 07-06-2012, 08:47 AM   #13
thephuong
+Thành Viên Danh Dự+
 
thephuong's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2011
Đến từ: Biên Hòa-Đồng Nai
Bài gởi: 862
Thanks: 206
Thanked 503 Times in 295 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi liverpool29 View Post


Gọi $K,L,P,Q$ lần lượt là trực tâm của tam giác $ABC,BCD,CDA,DAB$.
Gọi $(O)$ là tâm của $(ABCD)$. Vẽ $OM \perp CD$.

Ta có kết quả quen thuộc: $AP=2OM=BL$, mà $AP \parallel BL$
Suy ra $APLB$ là hình bình hành. Suy ra $AP,BL$ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Tương tự cho các đường còn lại , ta có đccm.

Thật ra hôm bữa anh cũng đã gõ đầy đủ cái chứng minh rất chi tiết rồi, mà khổ nỗi gõ xong xuôi hết lại lỡ tay tắt cái cửa sổ google chrome đi , ức chế quá gõ mỗi cái đề. Hôm nay anh gõ lại
Mà cái ý thứ hai nó cũng chả cáo siêu gì đâu em. Với các kí hiệu trong hình và $R$ là bán kính đường tròn $(ABC)$, $O'$ là tâm đường tròn Euler của tam giác $ABC$ thì $O'$ là trung điểm $OH$. Tiếp đến chú ý đến cái tam giác $HOP$, thì đoạn $SO'$ là đường trung bình song song với $OP$ nên $SO'=\dfrac{1}{2}OP$, nên $SO'=\dfrac{1}{2}R$. Từ đó $S$ nằm trên đường tròn Euler của tam giác $ABC$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You've set my heart soaring
Ma đáng yêu
thephuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thephuong For This Useful Post:
minhcanh2095 (07-06-2012)
Old 07-06-2012, 04:20 PM   #14
minhcanh2095
+Thành Viên+
 
minhcanh2095's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2011
Đến từ: Trường ĐH CNTT - ĐHQG TPHCM
Bài gởi: 574
Thanks: 437
Thanked 256 Times in 159 Posts
Em cũng định làm một cái file ghi lời giải chi tiết cho bài toán này, nhưng thấy anh Phương làm rồi thì thôi. Khi nào anh Phương làm xong nhớ gửi lên đây nhé anh .

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: minhcanh2095, 07-06-2012 lúc 04:22 PM
minhcanh2095 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-06-2012, 08:14 PM   #15
thephuong
+Thành Viên Danh Dự+
 
thephuong's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2011
Đến từ: Biên Hòa-Đồng Nai
Bài gởi: 862
Thanks: 206
Thanked 503 Times in 295 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi minhcanh2095 View Post
Em cũng định làm một cái file ghi lời giải chi tiết cho bài toán này, nhưng thấy anh Phương làm rồi thì thôi. Khi nào anh Phương làm xong nhớ gửi lên đây nhé anh .
Làm vui thôi em, hiện tại thì anh đã kiếm được rất nhiều tính chất hay thông qua bài viết của Jean Jayme mà ông ấy cũng làm hết mấy cái anh làm rồi , nên có gì anh sẽ tổng hợp lại thành một file, coi như là file tổng hợp lại . Do đó cũng không quá cực nhọc đâu em
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
You've set my heart soaring
Ma đáng yêu
thephuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to thephuong For This Useful Post:
MJ9xMath (08-06-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:50 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 130.12 k/147.33 k (11.68%)]