Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Thi và Tự Ôn Thi Đại Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-07-2013, 10:26 AM   #1
Gin Mellkior
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Oct 2012
Bài gởi: 86
Thanks: 226
Thanked 60 Times in 27 Posts
Đề thi tuyển sinh đại học khối A, A1 năm 2013

I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho hàm số $y= -x^3+3x^2+3mx-1,\,\,\, (1)$ với $m$ là tham số thực
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số $(1)$ khi $m = 0$
2) Tìm $m$ để hàm số $(1)$ nghịch biến trong $(0;+\infty )$

Câu 2 (1,0 điểm). Giải phương trình $1+ \tan x = 2\sqrt 2 \sin \left ( x + \frac{\pi}{4} \right )$.


Câu 3 (1,0 điểm). Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1} + \sqrt[4]{x -1} -\sqrt{y^4+2}=y\\ x^2 +2x(y-1)+y^2-6y+1=0\end{matrix}\right. \forall x, y \in \mathbb{R}$$

Câu 4 (1,0 điểm). Tính tích phân $\displaystyle \int_{1}^{2}\frac{x^2-1}{x^2}\ln xdx$


Câu 5 (1,0 điểm). Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác vuông tại $A$, $\widehat{ABC} = 30^o$, $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và mặt bên $SBC$ vuông góc với đáy. Tính theo $a$ thể tích khối chóp $S.ABC$ và khoảng cách từ $C$ đến mặt phẳng $(SAB)$.

Câu 6 (1,0 điểm). Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $(a+c)(b+c)=4c^2$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=\frac{32a^3}{(b+3c)^3}+\frac{32b^3}{(a+3c)^3}-\frac{\sqrt{a^2+b^2}}{c}$$

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B).

A. Theo chương trình chuẩn
Câu 7.a (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình chữ nhật $ABCD$ có điểm $C$ thuộc đường thẳng $d:2x+y+5=0$ và $A(-4;8)$. Gọi $M$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C$, $N$ là hình chiếu vuông góc của $B$ trên đường thẳng $MD$. Tìm tọa độ các điểm $B$ và $C$, biết rằng $N(5;-4)$.


Câu 8.a (1,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $\Delta:\frac{x-6}{-3}=\frac{y+1}{-2}=\frac{z+5}{1}$ và điểm $A(1;7;3)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ đi qua $A$ và vuông góc với $\Delta$. Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc $\Delta$ sao cho $AM = 2\sqrt{30}$.

Câu 9.a (1,0 điểm). Gọi $S$ là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số $1;2;3;4;5;6;7$. Xác định số phần tử của $S$. Chọn ngẫu nhiên một số từ $S$, tính xác suất để số được chọn là số chẵn.


B. Theo chương trình nâng cao
Câu 7.b (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $\Delta :x-y=0$. Đường tròn $\left ( C \right )$ có bán kính $R=\sqrt{10}$ cắt $\Delta$ tại hai điểm $A$ và $B$ sao cho $AB=4\sqrt 2$. Tiếp tuyến của $\left ( C \right )$ tại $A$ và $B$ cắt nhau tại một điểm thuộc tia $Oy$. Viết phương trình đường tròn $\left ( C \right )$.

Câu 8.b (1,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P): 2x+3y+z-11=0$ và mặt cầu $(S):x^2+y^2+z^2-2x+4y-2z-8=0$. Chứng minh $(P)$ tiếp xúc $(S)$. Tìm tọa độ tiếp điểm của $(P)$ và $(S)$.

Câu 9.b (1,0 điểm). Cho số phức $z=1+\sqrt3 i$ . Viết dạng lượng giác của số phức $z$. Tìm phần thực và phần ảo của số phức $w = (1+i)z^5$
.
---Hết---
Họ và tên thí sinh: .................................................. ..........................SBD:.................... ........................

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
LSTN, tạm biệt nhé...!

thay đổi nội dung bởi: novae, 04-07-2013 lúc 11:38 AM
Gin Mellkior is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to Gin Mellkior For This Useful Post:
Aponium (04-07-2013), buikhacduong (04-07-2013), hungqh (04-07-2013), kimlinh (04-07-2013), magician_14312 (04-07-2013), minhcanh2095 (04-07-2013), n.v.thanh (04-07-2013), tranhongviet (05-07-2013), vjpd3pz41iuai (04-07-2013)
Old 04-07-2013, 10:41 AM   #2
vjpd3pz41iuai
+Thành Viên+
 
vjpd3pz41iuai's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 303
Thanks: 129
Thanked 130 Times in 81 Posts
Bài 6:Chia giả thiết cho $c^{2} $ rồi đặt $\frac{a}{c}=x,\frac{b}{c}=y $ ta có $(x+1)(y+1)=4 $
$P\geq 8(\frac{x}{y+3}+\frac{y}{x+3})^{3}+\sqrt{(x+y)^{2}-2xy} $
Từ đó đặt $x+y=t $ và $t\geq 2 $ ta có cái hàm sau
$P\geq 8(\frac{t^{2}+5t-6}{2t+12})^{3}-\sqrt{t^{2}+2t-6} $
Rồi xét hàm theo t chắc là đạo hàm dương
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
vjpd3pz41iuai is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to vjpd3pz41iuai For This Useful Post:
trungthu10t (04-07-2013)
Old 04-07-2013, 10:47 AM   #3
lythedan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gởi: 6
Thanks: 7
Thanked 3 Times in 1 Post
Câu 6:Điều kiện là a,b,c thực dương nhé
$(a+c)(b+c)=4c^{2}\Leftrightarrow (\frac{a}{c}+1)(\frac{b}{c}+1)=4 $
Đặt $\frac{a}{c}=x , \frac{b}{c}=y $, ta có (x+1)(y+1)=4.
Đặt $x+y=t\Rightarrow xy=3-t $
Ta có
$P=32(\frac{x^{3}}{(y+3)^{3}}+\frac{y^{3}}{(x+3)^{3 }})-\sqrt{x^{2}+y^{2}} $
$P\geq 8(\frac{x}{y+3}+\frac{y}{x+3})^{3}-\sqrt{x^{2}+y^{2}} $
Hay $P\geq (t-1)^{3}-\sqrt{t^{2}+2t-6} $
Mặt khác ta có
$x+1+y+1\geq 2\sqrt{(x+1)(y+1)}\Rightarrow x+y\geq 2 hay t\geq 2 $
Xét hàm
$f(t)=(t-1)^{3}-\sqrt{t^{2}+2t-6}/[2;\infty ) $
Hàm đồng biến nên ta có $f(t)\geq 1-\sqrt{2} $
Vậy $min(P)=1-\sqrt{2} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
lythedan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 10:56 AM   #4
tranphongk33
+Thành Viên+
 
tranphongk33's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Đến từ: HCM - Quê Đà Nẵng
Bài gởi: 181
Thanks: 46
Thanked 116 Times in 68 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
[B]
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).
Câu 7.a (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình chữ nhật $ABCD$ có điểm $C$ thuộc đường thẳng $d:2x+y+5=0$ và $A(-4;8)$. Gọi $M$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C$, $N$ là hình chiếu vuông góc của $B$ trên đường thẳng $MD$. Tìm tọa độ các điểm $B$ và $C$, biết rằng $N(5;-4)$.
Ta có $C(t,-2t-5)$, gọi $I$ là giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật, suy ra $I(\frac{t}{2}-2,-t+\frac{3}{2})$.
Các tam giác $ABD,BCD,BDN$ cùng nội tiếp đường tròn tâm $I$.
Nên ta có $IA=IN\Rightarrow t=1\Rightarrow I(-\frac{3}{2},\frac{1}{2})\Rightarrow C(1,-7)$.
Việc còn lại thì đơn giản rồi. ^^
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tranphongk33 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 10:56 AM   #5
hakudoshi
+Thành Viên+
 
hakudoshi's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: vật chất->sự sống->tư duy->cảm xúc->???
Bài gởi: 210
Thanks: 102
Thanked 179 Times in 90 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
Câu 3 (1,0 điểm). Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1} + \sqrt[4]{x -1} -\sqrt{y^4+2}=y \ (1) \\ x^2 +2x(y-1)+y^2-6y+1=0 \ (2) \end{matrix}\right. \forall x, y \in \mathbb{R}$$
Điều kiện $x \geq 1$.
Lưu ý để $(2)$ có nghiệm thì
$ \\ \Delta'=(y-1)^2-(y^2-6y+1) \geq 0 \\ \Leftrightarrow y \geq 0$


Đặt $z= \sqrt[4]{x-1} \ (z \geq 0)$ thì
$$(1) \Leftrightarrow \sqrt{z^4+2}+z=y+\sqrt{y^4+2} \\ \Leftrightarrow (z-y) \bigg( \dfrac{(z+y)(z^2+y^2)}{\sqrt{z^4+2}+\sqrt{y^4+2}}+ 1\bigg) =0$$
Suy ra ngay $y=z=\sqrt[4]{x-1}$

Thế $x=y^4+1$ vào $(2)$ thì ta có
$y^8+2y^5+2y^4-y^2-4y=0$
$ \Leftrightarrow y(y-1)(y^6+y^5+y^4+3y^3+5y^2+5y+4)=0$



Câu BĐT năm nay nhìn ngon gê, nhìn phát là biết chia $c^2$ từ điều kiện
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Touch me touch me, don't be shy
I'm in charge like a G.U.Y.
I'll lay down face up this time
Under you like a G.U.Y.

thay đổi nội dung bởi: hakudoshi, 04-07-2013 lúc 11:26 AM
hakudoshi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hakudoshi For This Useful Post:
Study_math97 (04-07-2013)
Old 04-07-2013, 11:11 AM   #6
vjpd3pz41iuai
+Thành Viên+
 
vjpd3pz41iuai's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 303
Thanks: 129
Thanked 130 Times in 81 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi hakudoshi View Post
Điều kiện $x \geq 1$.
Lưu ý để $(2)$ có nghiệm thì
$ \\ \Delta=(y-1)^2-4(y^2-6y+1) \geq 0 \\ \Leftrightarrow -3y^2+22y-3 \geq 0 \\ \Leftrightarrow 0 < \dfrac{11-4\sqrt{7}}{3} \leq y \leq \dfrac{11+4\sqrt{7}}{3}$


Đặt $z= \sqrt[4]{x-1} \ (z \geq 0)$ thì
$$(1) \Leftrightarrow \sqrt{z^4+2}+z=y+\sqrt{y^4+2} \\ \Leftrightarrow (z-y) \bigg( \dfrac{(z+y)(z^2+y^2)}{\sqrt{z^4+2}+\sqrt{y^4+2}}+ 1\bigg) =0$$
Suy ra ngay $y=z=\sqrt[4]{x-1}$

Câu BĐT năm nay nhìn ngon gê, nhìn phát là biết chia $c^2$ từ điều kiện
$$\\ \Delta =16y $ chứ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
vjpd3pz41iuai is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 11:16 AM   #7
hansongkyung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Han Tae Woong - IMO 1998
Bài gởi: 493
Thanks: 109
Thanked 417 Times in 241 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hansongkyung
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
Câu 3 (1,0 điểm). Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1} + \sqrt[4]{x -1} -\sqrt{y^4+2}=y (1)\\ x^2 +2x(y-1)+y^2-6y+1=0 (2)\end{matrix}\right. \forall x, y \in \mathbb{R}$$
Điều kiện: $x \ge 1$
Từ (2):
$\delta'_{x} = (y-1)^2 - y^2 +6y -1 $

$=4y$

$\Rightarrow y \ge 0$

$\Rightarrow x= 1-y \pm 2\sqrt{y}$

Nếu $y=0 \Rightarrow x =1$ nếu $x=1 \Rightarrow y =0$
Xét $y \ne 0, x \ne 1$

Từ (1):
$\sqrt{x+1} - \sqrt{y^4+2} = y - \sqrt[4]{x-1}$

$\Rightarrow \dfrac{x-y^4-1}{\sqrt{x+1} + \sqrt{y^4+2}} = \dfrac{y^4 - x +1}{ \left( \sqrt[4]{x-1} + y \right) \left( \sqrt{x-1}+ y^2 \right)}$

Vì $y \ge 0$ nên $x-y^4-1 = 0 \Rightarrow x-1 = y^4$

$\Rightarrow y^4 = -y \pm 2\sqrt{y}$

Đặt $t = \sqrt{y}$ ($t>0$)

TH1: $t^8 + t^2 + 2t =0 \Rightarrow t =0$

TH2: $t^8 +t^2 - 2t = 0$

$\Rightarrow t(t^7 + t -2) =0$

Xét hàm $f(t)=t^7 + t -2$

$f'(t) >0 $ ,$f(1)=0$ nên $f(t)$ có nghiệm duy nhất là 1.

Vậy $y=0 \Rightarrow x= 1$, $y = 1 \Rightarrow x = 2$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: hansongkyung, 04-07-2013 lúc 11:44 AM
hansongkyung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hansongkyung For This Useful Post:
Study_math97 (04-07-2013)
Old 04-07-2013, 11:20 AM   #8
levanquy
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: Quảng Ngãi
Bài gởi: 129
Thanks: 35
Thanked 58 Times in 48 Posts
[QUOTE=Gin Mellkior;191919]I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
[B]

Câu 9.a (1,0 điểm). Gọi $S$ là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số $1;2;3;4;5;6;7$. Xác định số phần tử của $S$. Chọn ngẫu nhiên một số từ $S$, tính xác suất để số được chọn là số chẵn.

Số phần tử của S là |S|=$A_7^3 $
Số các số chẵn có 3 chữ số khác nhau là: $3.A_6^2 $
Xác suất cần tìm: $\frac{3.A_6^2}{A_7^3} $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
levanquy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 11:35 AM   #9
luathieng1989
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Bài gởi: 30
Thanks: 5
Thanked 11 Times in 8 Posts
[QUOTE=levanquy;191930]
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
[B]

Câu 9.a (1,0 điểm). Gọi $S$ là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số $1;2;3;4;5;6;7$. Xác định số phần tử của $S$. Chọn ngẫu nhiên một số từ $S$, tính xác suất để số được chọn là số chẵn.

Số phần tử của S là |S|=$A_7^3 $
Số các số chẵn có 3 chữ số khác nhau là: $3.A_6^2 $
Xác suất cần tìm: $\frac{3.A_6^2}{A_7^3} $
Đáp số phải là:$3/7 $ levanquy làm mà xác suất lớn hơn 1 rồi.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
luathieng1989 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 11:35 AM   #10
hoangduyenkhtn
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gởi: 71
Thanks: 56
Thanked 57 Times in 36 Posts
Bài hệ liên hợp phương trình 1 tìm được x-y^4-1=0
Phương trình 2 viết lại thành (x+y-1)^2-4y=0. từ đây suy ra y lớn hơn hoặc bằng 0
Mình vội quá không đánh latex mong các bạ thông cảm
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: hoangduyenkhtn, 04-07-2013 lúc 11:42 AM
hoangduyenkhtn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 12:09 PM   #11
tmp
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gởi: 149
Thanks: 26
Thanked 17 Times in 14 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi vjpd3pz41iuai View Post
$$\\ \Delta =16y $ chứ
Từ (1),có thể xét hàm f(u) =f(v) với f hàm đơn điệu tăng,thì đơn giản hơn nhiều
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
tmp is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 12:12 PM   #12
hansongkyung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Han Tae Woong - IMO 1998
Bài gởi: 493
Thanks: 109
Thanked 417 Times in 241 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hansongkyung
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
[B]
Câu 5 (1,0 điểm). Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác vuông tại $A$, $\widehat{ABC} = 30^o$, $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và mặt bên $SBC$ vuông góc với đáy. Tính theo $a$ thể tích khối chóp $S.ABC$ và khoảng cách từ $C$ đến mặt phẳng $(SAB)$.
Gọi $E$ là trung điểm của $BC$ $\Rightarrow SE \perp (ABC)$

$SE = \dfrac{\sqrt{3}a}{2}$

$AB = \dfrac{\sqrt{3}a}{2}$, $AC = \dfrac{a}{2}$

$\Rightarrow S_{ABC} = \dfrac{\sqrt{3}a^2}{8}$

$\Rightarrow V_{S.ABC} = \dfrac{1}{3} S_{ABC} \dot SE = \dfrac{a^3}{16}$

$AE = \dfrac{a}{2}$

Tam giác $AES$ vuông tại $E$ nên $SA = a$

$\Rightarrow SAB$ cân tại $S$
$\Rightarrow S_{SAB} = \dfrac{\sqrt{39}a^2}{16}$

$\Rightarrow d(C, (SAB)) = \dfrac{3V_{S.ABC}}{S_{SAB}} = \dfrac{a\sqrt{39}}{13}$

Tặng cái hình phát

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Hình Kèm Theo
Kiểu File : jpg câu5.jpg (19.0 KB, 15 lần tải)

thay đổi nội dung bởi: hansongkyung, 04-07-2013 lúc 12:14 PM
hansongkyung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 12:54 PM   #13
hansongkyung
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jan 2012
Đến từ: Han Tae Woong - IMO 1998
Bài gởi: 493
Thanks: 109
Thanked 417 Times in 241 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới hansongkyung
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
Câu 7.a (1,0 điểm). Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình chữ nhật $ABCD$ có điểm $C$ thuộc đường thẳng $d:2x+y+5=0$ và $A(-4;8)$. Gọi $M$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C$, $N$ là hình chiếu vuông góc của $B$ trên đường thẳng $MD$. Tìm tọa độ các điểm $B$ và $C$, biết rằng $N(5;-4)$.

Cách khác này.

Gọi $E$ là giao điểm của $BN$ và $AC$
$AC \parallel DM \Rightarrow AC \perp BN$

Vì $AN \perp NC$
$\Rightarrow \overrightarrow{AN}\overrightarrow{NC} = 0$

$\Rightarrow C = (1;-7)$

Đường thẳng $BN : x-3y+7 = 0$

Mà $\overrightarrow{AB}\overrightarrow{BC} = 0$

$\Rightarrow B = (-4; -7)$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
hansongkyung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 01:05 PM   #14
JokerNVT
+Thành Viên Danh Dự+
 
JokerNVT's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Đến từ: Trần Đại Nghĩa high school
Bài gởi: 571
Thanks: 206
Thanked 355 Times in 241 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Gin Mellkior View Post
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho hàm số $y= -x^3+3x^2+3mx-1,\,\,\, (1)$ với $m$ là tham số thực
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số $(1)$ khi $m = 0$
2) Tìm $m$ để hàm số $(1)$ nghịch biến trong $(0;+\infty )$
Điều kiện đề bài tương đương:
$f'(x)=-3x^2+6x+3m\le 0 \Rightarrow m\le x^2-2x$
Khảo sát hàm $g(x)=x^2-2x \forall x \in (0;+\infty )$ ta thấy hàm đạt cực tiểu tại $x=1 \Rightarrow g(1)=-1$
Vậy $m\le -1$ thỏa mãn bài toán
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Tú Văn Ninh
JokerNVT is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-07-2013, 03:48 PM   #15
Không Biết
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jun 2013
Bài gởi: 20
Thanks: 0
Thanked 30 Times in 9 Posts
Câu 6.
Đặt $x=\dfrac{a+c}{c}$ và $y=\dfrac{b+c}{c}$ $\rightarrow$ $xy=4.$ Suy ra
$P=\dfrac{32(x-1)^3}{(y+2)^3}+\dfrac{32(y-1)^3}{(x+2)^3}-\sqrt{(x-1)^2+(y-1)^2}.$
Đặt $t=x+y.$ Theo bđt Cô si ta có
$\dfrac{32(x-1)^3}{(y+2)^3}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}\geq\dfrac {6(x-1)}{y+2},$
$\dfrac{32(y-1)^3}{(x+2)^3}+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}\geq\dfrac {6(y-1)}{x+2}.$
Suy ra
$P\ge 6\left(\dfrac{x-1}{y+2}+\dfrac{y-1}{x+2}\right)-2-\sqrt{t^2-2t-6}.$

$\dfrac{x-1}{y+2}+\dfrac{y-1}{x+2}=\dfrac{x^2+x+y^2+y-4}{(x+2)(y+2)}=\dfrac{t^2+t-12}{2(t+4)}=\dfrac{t-3}{2},$
nên là $P\ge3(t-3)-2-\sqrt{t^2-2t-6}=3t-\sqrt{t^2-2t-6}-11.$
Lại dùng Cô si ta có
$\sqrt{t^2-2t-6}\le\dfrac{2\sqrt{2}}{t}\cdot\dfrac{\frac{t^2}{8} +t^2-2t-6}{2}=\dfrac{9t}{4\sqrt{2}}-2\sqrt{2}-\dfrac{6\sqrt{2}}{t}.$
Suy ra $P\ge 3t-\dfrac{9t}{4\sqrt{2}}+\dfrac{6\sqrt{2}}{t}-11+2\sqrt{2}.$
Vì $xy=4$ nên $t\ge 4$ suy ra
$3t-\dfrac{9t}{4\sqrt{2}}+\dfrac{6\sqrt{2}}{t}=\left(3-\dfrac{9}{4\sqrt{2}}-\dfrac{3}{4\sqrt{2}}\right)t+\dfrac{3}{4\sqrt{2}}t +\dfrac{6\sqrt{2}}{t}$
$\ge\left(3-\dfrac{9}{4\sqrt{2}}-\dfrac{3}{4\sqrt{2}}\right)\cdot 4+2\sqrt{\dfrac{3}{4\sqrt{2}}t\cdot\dfrac{6\sqrt{2 }}{t}}=12-3\sqrt{2}.$
Suy ra $P\ge 1-\sqrt{2}.$ Dấu bằng có xảy ra khi $a=b=c$ nên là $\min P=1-\sqrt{2}.$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Không Biết is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Không Biết For This Useful Post:
black_dragon (10-07-2013), hoang_kkk (04-07-2013), tranhongviet (05-07-2013)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:03 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 108.62 k/124.74 k (12.92%)]