Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Văn Hóa và Xã Hội

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-09-2012, 07:53 AM   #1
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
“Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á”

“Có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay”.



Trong chuyến sang Việt Nam dự Hội nghị Toán học phối hợp Việt Pháp mới đây, Giáo sư Benedict Gross (người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ), người ít nhiều có kinh nghiệm tiếp xúc với nền toán học Việt Nam, qua những chuyến công tác làm nhiệm vụ thẩm vấn các sinh viên Việt Nam sang làm nghiên cứu sinh ngành toán tại Mỹ theo chương trình học bổng VEF, đã chia sẻ với Tia Sáng những suy nghĩ về tình hình phát triển toán học Việt Nam hiện nay.



PV: Qua những chuyến đi tới Việt Nam trong quá khứ và gần đây, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển toán học Việt Nam?

Gross: Toán học Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây khi toán học giành được nhiều sự quan tâm đầu tư hơn từ Chính phủ Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từ lâu đã đạt được nhiều thành công tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, gây dựng được những “ngôi sao” toán học trẻ tuổi tài năng. Đến nay, Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó mà đã có được một số những nhà toán học có tên tuổi hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà toán học tại Việt Nam ngày nay cũng đủ sức đào tạo ra một thế hệ mới các nhà toán học đầy tiềm năng trong tương lai, với sức phát triển thực sự mạnh mẽ. 20 năm trước sinh viên toán Việt Nam thường phải đi ra nước ngoài, đến châu Âu hoặc Mỹ để được đào tạo làm nghiên cứu sinh một cách nghiêm túc. Nhưng nay ở Việt Nam đã có nhiều người có trình độ đủ khả năng làm công việc đào tạo này trong nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn là điều hữu ích cho các tiến sĩ của Việt Nam nếu họ có cơ hội ra nước ngoài làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (postdoc), qua đó được tiếp xúc với môi trường toán học thế giới.

Các nhà toán học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu xuất sắc, vươn tới biên giới hiện thời của toán học. Chẳng nói đâu xa, ngay như một tiến sĩ toán học Việt Nam đang chuẩn bị sang làm hậu tiến sĩ ở Đại học Harvard năm tới, hiểu biết của anh này về vấn đề mà anh ta nghiên cứu là hoàn toàn cao hơn tôi. Vì vậy, có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay.
người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ



Lễ khai mạc hội nghị quốc tế “Toán học phối hợp Việt - Pháp” tại ĐH Sư phạm Huế (thuộc ĐH Huế) sáng 20/8/2012. (Ảnh: Đại Dương)

Theo ông thì Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ toán học khu vực?

Trong vài chục năm giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Harvard, tôi đã được tiếp xúc với sinh viên toán đến từ khắp nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Rumani, v.v. Thông qua những sinh viên này mà tôi phần nào hình dung được mức độ phát triển của toán học ở nhiều quốc gia khác nhau. Tôi đã có dịp đi một số nơi, Singapore 4 lần, Ấn Độ 2 lần, Trung Quốc 7 lần. Đây là những quốc gia khá mạnh về toán, và tôi tin là toán học Việt Nam đang trên đường phát triển để trở nên ngang tầm với những nền toán học này.


Mỗi quốc gia có một khó khăn riêng. Ví dụ, Singapore là một nước rất nhỏ, dân số cả nước chỉ có 4 triệu người. Trung Quốc thì bị mất đi rất nhiều nhà khoa học ở cùng thế hệ với tôi, trong đó có các nhà toán học, do tác động của cách mạng văn hóa, gần như bị mất đi cả một thế hệ. Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với những cuộc chiến tranh, tuy nhiên các bạn vẫn duy trì và phát triển được một cộng đồng các nhà toán học.

Dù mỗi nước có một khó khăn riêng nhưng châu Á trong 40 năm qua là một nền văn hóa toán học khá mạnh, với những tên tuổi như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, và Đài Loan.

Để có thể tiếp tục phát triển và vươn lên, Việt Nam sẽ cần khắc phục điểm yếu gì?

Các bạn cần phải đẩy mạnh văn hóa giao lưu trong toán học, và tôi nghĩ văn hóa ấy đang được tích tụ dần ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã rất hào phóng trong việc đầu tư phát triển Viện Toán Cao cấp. Nhưng để đạt được thành công, một mặt họ cần sẵn sàng cấp nguồn kinh phí mời những nhà toán học hàng đầu từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, mặt khác cấp tài trợ cho những người đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm hậu tiến sĩ ở châu Âu, Mỹ, và cả Ấn Độ, Trung Quốc.

Phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao cho toán học là một quá trình liên tục và lâu dài. Khi các bạn đã có một số nhân lực trong nước đủ mạnh đóng vai trò làm hạt nhân, sẽ có nguy cơ là các bạn dừng lại, thỏa mãn với những gương mặt này mà không chịu tích cực phát triển thêm.

Để luôn cập nhật tại ranh giới toán học, cần luôn phải có sự tích cực tiếp xúc, trao đổi với cộng đồng toán học thế giới. Đây là điều mà toán học Việt Nam cần phải làm được trong những năm tới. Đây là thách thức không chỉ riêng cho Việt Nam mà chung cho tất cả các nền toán học khắp nơi trên thế giới. Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng không dễ thu nhận sinh viên quốc tế đến nghiên cứu vì Chính phủ Mỹ thường chỉ muốn dành tiền tài trợ cho đào tạo công dân Mỹ.

Để phát triển một nền toán học cho tương lai, chúng ta cần phải vượt qua tầm nhìn và mô hình hạn hẹp trong khuôn khổ mỗi đất nước, vì trong thế giới toán học, chẳng hề quan trọng việc bạn đến từ đâu. Toán học là một ngôn ngữ chung của nhân loại, và chúng ta cần thường xuyên phá vỡ đi rào cản biên giới giữa các quốc gia. Nền toán học Việt Nam đã có bước tiến triển đáng kể, nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là tương lai của toán học. Trong tương lai ấy, không quan trọng bạn là người Việt hay người Mỹ.

Việt Nam có xu hướng gây dựng được những học sinh giỏi toán đầy tiềm năng, nhưng không có nhiều người sau này thành công trong sự nghiệp toán học.

Điều đó sẽ thay đổi. Tôi cho rằng trước đây hệ thống của các bạn chưa có sự khuyến khích đầy đủ để các nhà toán học trẻ tài năng tiếp tục sự nghiệp toán học và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong toán học của họ. Nhưng đó là câu chuyện 20 năm về trước. Ngày nay Việt Nam đã có những nhà toán học trưởng thành với tên tuổi được khắp thế giới biết đến, các quốc gia thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để mời được họ đến diễn giảng. Tôi được biết rất nhiều nhà toán học trẻ Việt Nam trong lứa tuổi 25 – 28 tràn đầy năng lực đang muốn trở về làm việc ở trong nước và tham gia xây dựng một nền văn hóa toán học cho nước nhà. Đây là điều khiến tôi khá lạc quan về tương lai của các nhà toán học Việt Nam.

Một số nước, như Trung Quốc chẳng hạn, thường quá chú trọng vào kết quả thi cử, và đây là một truyền thống đã kéo dài từ suốt hàng nghìn năm qua. Muốn vào đại học các bạn trẻ phải thi, và chất lượng trường họ được nhận vào tùy thuộc vào điểm số bài thi cao thấp ra sao. Truyền thống ấy không tốt cho toán học. Nó buộc người ta phải tập trung hết năng lượng cho việc học, cày ngày cày đêm.

Nhưng những nỗ lực đó không phải thước đo áp dụng cho một nhà toán học lớn. Một nhà toán học cần kỹ năng, nhưng cũng cần cả sự sáng tạo. Các bạn nên phát triển một hệ thống xã hội không chỉ biết trân trọng những người trẻ tuổi đạt thành tích cao tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, mà nên trân trọng cả những người có khả năng tưởng tượng ra những ý tưởng mới.

Chúng ta cần loại trừ chế độ thi cử này bắt đầu từ một lứa tuổi nhất định, có thể là 16, 17, hoặc 18, và kể từ lứa tuổi đó, chúng ta phải để con người được tự do sáng tạo trong toán học. Tôi nghĩ Việt Nam đã nhận ra điều này và đang tìm cách thay đổi.

Các Chính phủ thường đắn đo khi đầu tư cho toán học, họ có thiên hướng muốn thấy các ứng dụng và đạt được những thành tựu cụ thể…

Tôi biết, và đây là việc khó khăn. Khi tôi thuyết trình trước các hiệu trưởng trường đại học và các nhà tài trợ cho khoa học, câu hỏi họ thường được đặt ra là vì sao chúng ta phải tài trợ cho toán học lý thuyết? Nếu tài trợ cho toán ứng dụng chúng ta có thể chế tạo được nhiều thứ, hoặc chúng ta có thể tài trợ cho nghiên cứu trong ngành cơ khí, hay ngành nông nghiệp. Đất nước Việt Nam đang có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực đòi hỏi sự đầu tư cho nghiên cứu, như nhu cầu làm sạch hệ thống nước thải, nhu cầu tăng cao mùa vụ, hay nhu cầu nghiên cứu trong giao thông (tôi mong là ai đó sẽ sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội). Đứng trước tất cả những nhu cầu cấp bách này, các nhà toán học lý thuyết thường chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Vậy thì vì sao chúng ta lại tài trợ cho toán lý thuyết?

Có 2 lý do để đáp lại câu hỏi này. Một là, toán học là một phần của văn hóa. Chúng ta tài trợ cho toán học cũng giống như việc tài trợ cho nghệ thuật tạo hình, kịch, âm nhạc. Mục đích chung là để đạt được những thành tựu văn hóa cho đất nước.

Hai là ta không thể dự đoán được khi nào thì những kết quả nghiên cứu trong toán học lý thuyết sẽ đem lại ứng dụng hữu ích. Trong bài thuyết trình trước các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, tôi đã lấy ví dụ minh họa về một lý thuyết toán vô cùng trừu tượng liên quan tới các ma trận, có tên gọi là định lý Perron - Frobenius. Khi mới được chứng minh, định lý này thuần túy chỉ là một kết quả toán học lý thuyết. Thế nhưng ngày nay nó trở thành nền tảng của phương pháp Input - Output Leontief trong kinh tế học, cũng đồng thời là nền tảng cho kỹ thuật xếp hạng các trang web của Google. Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này.

Kinh phí đầu tư cho toán học không cần phải nhiều. Nó thường rất rẻ, và là một sự đầu tư hiệu quả. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý ở Việt Nam cũng đã nhìn thấy được như vậy.



Theo Tia Sáng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 22 Users Say Thank You to batigoal For This Useful Post:
Akira Vinh HD (01-09-2012), Aponium (01-09-2012), ArchRog (01-09-2012), bangdenas (01-09-2012), BlackBerry® Bold™ (01-09-2012), dduclam (02-09-2012), einstein1996 (01-09-2012), henry0905 (01-09-2012), hlv1410 (02-09-2012), hongduc_cqt (02-09-2012), JokerNVT (01-09-2012), lovetohop (01-09-2012), mikelhpdatke (02-09-2012), monads (01-09-2012), Nguyen Van Linh (01-09-2012), paul17 (01-09-2012), philomath (01-09-2012), pnminh95 (03-09-2012), Raul Chavez (21-10-2012), than-dong (03-09-2012), vanthanh0601 (01-09-2012), zớt (01-09-2012)
Old 01-09-2012, 07:22 PM   #2
monads
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gởi: 4
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Câu này ông ấy nói hay quá "... Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này."
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
monads is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2012, 08:45 PM   #3
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Tối vừa xem tivi thấy họ phỏng vấn một số giáo viên thuộc diện khó khăn, trong video phải che mặt, một cô giáo không che mặt thì đã bỏ nghề giáo từ lâu. Một anh khác không che mặt thì được quay cảnh đang đi làm ruộng với lương hơn 1 triệu một tháng.

Muốn có nền toán học tốt thì đâu phải chỉ có mời mấy giáo sư và đưa các nghiên cứu sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài? Ít nhất những giáo viên mầm non và các cấp 1,2,3 phải được chăm lo một cách xứng đáng. Không thì lấy mầm toán ở đâu? Ngay từ bé đã sống chỉ để đi thi thì sáng tạo thế nào được?

Cá nhân mình thì không lạc quan như vị GS được phỏng vấn ở trên, nhưng mình cũng không bi quan về khoa học ở VN. Nói chung mình tin nước ta sẽ phát triển tốt, nhưng cần phải có nhiều nỗ lực hơn từ tất cả mọi người.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
Akira Vinh HD (01-09-2012), MathForLife (01-09-2012), retre (03-09-2012), tienanh_tx (01-09-2012), TNP (01-09-2012)
Old 01-09-2012, 09:06 PM   #4
vô_ngã
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Đến từ: Đại học Ngoại thương Hà Nội
Bài gởi: 59
Thanks: 85
Thanked 16 Times in 10 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Tối vừa xem tivi thấy họ phỏng vấn một số giáo viên thuộc diện khó khăn
Anh về VN rồi ạ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
vô_ngã is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2012, 09:09 PM   #5
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Tỉnh em giáo viên lương 1 tháng 5 triệu ko tính dạy bên ngoài là thế ... vậy nên ai cũng chê bai nghề giáo viên và đòi bỏ cả
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2012, 09:36 PM   #6
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Nghe cái thông tin lương giáo viên ở tỉnh em 1 tháng 5 triệu mà anh cứ thấy hoảng hoảng, vì thấy khó tin. Không biết em có xác thực được thông tin của em nói không? Nhiều người hay nhầm giữa lương, thu nhập, và tiền công, nên anh hơi phân vân về thông tin của em.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 99 For This Useful Post:
Akira Vinh HD (01-09-2012)
Old 01-09-2012, 10:10 PM   #7
vinh1b
+Thành Viên+
 
vinh1b's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Đến từ: Đồng Lộc-HT
Bài gởi: 236
Thanks: 123
Thanked 173 Times in 82 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Tỉnh em giáo viên lương 1 tháng 5 triệu ko tính dạy bên ngoài là thế ... vậy nên ai cũng chê bai nghề giáo viên và đòi bỏ cả
Tỉnh này hưởng 135 cả à. Trường cấp 3 của mình tính lương trung bình của 100 Giáo viên là khoảng 3.5 triệu. Như mình hơn 200K, dạy thêm thì tùy môn nữa. Chắc tính cả chăn nuôi rồi ..vv..
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
vinh1b is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vinh1b For This Useful Post:
Raul Chavez (21-10-2012), retre (03-09-2012)
Old 01-09-2012, 10:12 PM   #8
hahahaha4
+Thành Viên+
 
hahahaha4's Avatar
 
Tham gia ngày: Jun 2011
Bài gởi: 34
Thanks: 58
Thanked 14 Times in 10 Posts
Thời em học cấp 2 thầy giáo dạy sinh em lương tháng có 1 triệu rưỡi.Nói thật chứ lương thế này nuôi mình còn chưa xong còn đòi đến vợ con.Giờ thầy vẫn chưa có vợ.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam
hahahaha4 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-09-2012, 10:16 PM   #9
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Bao giờ Lương giáo viên được 1000 USD nhỉ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to batigoal For This Useful Post:
00000 (02-09-2012), Akira Vinh HD (01-09-2012)
Old 02-09-2012, 09:57 AM   #10
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Mẹ bạn em làm nghê giáo viên chẳng lẽ nói dối được sao anh ... nên ở đây giáo viên chủ yếu đi dạy thêm hoặc làm thêm anh ạ ... chưa kể 1 số rất ít thì phải dạy các môn ngoài kiến thức của mình để kiếm thêm tiền nữa đó anh ... 1 buổi bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ 35k thôi anh mà tuần có 1 buổi lâu lâu được 2 buổi . Hết thi HSG rồi thì thầy cô cũng mất tiền khoảng này luôn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-09-2012, 10:35 AM   #11
navibol
+Thành Viên+
 
navibol's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: Wall Street =)))
Bài gởi: 147
Thanks: 31
Thanked 130 Times in 72 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới navibol Gửi tin nhắn qua Skype™ tới navibol
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Mẹ bạn em làm nghê giáo viên chẳng lẽ nói dối được sao anh ... nên ở đây giáo viên chủ yếu đi dạy thêm hoặc làm thêm anh ạ ... chưa kể 1 số rất ít thì phải dạy các môn ngoài kiến thức của mình để kiếm thêm tiền nữa đó anh ... 1 buổi bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ 35k thôi anh mà tuần có 1 buổi lâu lâu được 2 buổi . Hết thi HSG rồi thì thầy cô cũng mất tiền khoảng này luôn.
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Tỉnh em giáo viên lương 1 tháng 5 triệu ko tính dạy bên ngoài là thế ... vậy nên ai cũng chê bai nghề giáo viên và đòi bỏ cả

Tùy vùng miền, điều kiện mỗi nơi chú à, chị tớ đây thì 3 triệu mới gần đây thôi ... Mức trung bình thấp hơn có số 5 đó nhiều Vả lại chỗ mình 5 triệu là mức khá rồi đó, và không phải ai cũng được vậy...Nếu đem tổng số thu nhập chia cho số giáo viên thì ... con số 5 ấy là hơi xa vời

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
navibol is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to navibol For This Useful Post:
Akira Vinh HD (02-09-2012)
Old 02-09-2012, 12:21 PM   #12
Poincare
+Thành Viên+
 
Poincare's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: France
Bài gởi: 145
Thanks: 26
Thanked 56 Times in 42 Posts
Gửi tin nhắn qua Skype™ tới Poincare
Trích:
Nguyên văn bởi MathForLife View Post
Tỉnh em giáo viên lương 1 tháng 5 triệu ko tính dạy bên ngoài là thế ... vậy nên ai cũng chê bai nghề giáo viên và đòi bỏ cả
5 triệu là bình quân hay là thế nào hả em? Nó có nghĩa là "giáo viên ở tỉnh em lương của ai cũng ở mức trên dưới 5 triệu" hay là "em nghe mẹ bạn em bảo thầy A/cô B lương 5 triệu/tháng" thế?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Poincare is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-09-2012, 06:24 PM   #13
dduclam
+Thành Viên Danh Dự+
 
dduclam's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài gởi: 481
Thanks: 63
Thanked 168 Times in 92 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới dduclam
Trích:
Nguyên văn bởi batigoal View Post
Bao giờ Lương giáo viên được 1000 USD nhỉ
Gần như là không bao giờ, hoặc chí ít cũng phải một đời người nữa. Bao giờ lương giảng viên được nghìn đô để giữ chân những người làm NCKH đã rối hẵng tính đến chuyện lương giáo viên có thể được mức ấy.

Tối qua có xem thời sự, nhìn những giáo viên được nhắc đến trong phóng sự mà thấy cám cảnh. Việt Nam mình gần đây có đầu tư khá nhiều tiền của để phát triển toán học nói riêng và giáo dục nói chung (như xây dựng Viện Toán cao cấp), nhưng với một sinh viên có hiểu biết cũng nhận ra rằng như thế là chưa đủ. Muốn chấn hưng giáo dục thì trước hết phải hỏi xem những nhà giáo dục cần gì, muốn gì. Nếu chỉ chăm chút bề nổi mà quên mất gốc rễ để thay đổi chất lượng giáo dục là chăm lo đến đời sống những nhà giáo dục (cứ tạm gọi như vậy) thì đến bao giờ giáo dục nước nhà mới khởi sắc được đây?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Một chút cho tâm hồn bay xa
dduclam is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to dduclam For This Useful Post:
Akira Vinh HD (02-09-2012), BlackBerry® Bold™ (02-09-2012)
Old 02-09-2012, 06:41 PM   #14
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Về tiền đầu tư cho Toán học VN giai đoạn 2010-2020 : số tiền ý chỉ bằng khoảng 6km đường cao tốc. Vậy có gọi là nhiều không? So với VINASHIN thì là con mắt muỗi.

Thứ hai, để có nền giáo dục tốt thì vấn đề lương chỉ là một vấn đề. Có lương mà không có tài liệu, không có phòng ốc cho giáo viên ngồi làm việc thì chất lượng khó có thể nói là tăng lên bao nhiêu.

Có lần mình hỏi các anh làm nghiên cứu khoa học vì sao xây dựng thư viện Toán chuyên ngành khó khăn vậy. Các anh trả lời : vì ai muốn làm khoa học?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
Akira Vinh HD (02-09-2012), BlackBerry® Bold™ (02-09-2012), DuyLTV (02-09-2012), huynhcongbang (04-09-2012), philomath (02-09-2012), tangchauphong (02-09-2012)
Old 02-09-2012, 09:12 PM   #15
dduclam
+Thành Viên Danh Dự+
 
dduclam's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Đến từ: Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài gởi: 481
Thanks: 63
Thanked 168 Times in 92 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới dduclam
99 đừng hiểu sai ý tôi. Tôi nói khá nhiều ở trên là khá nhiều so với mặt bằng chung và từ trước tới nay(lần đầu tiên toán học được đầu tư nhiều như thế), chứ so làm sao được với vụ bê bối thế kỉ như Vinashin. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, trong khi dư luận suốt ngày ca thán, còn các nhà chức trách vẫn luôn mồm nói về đổi mới hệ thống và nâng cao chất lượng giáo dục, thì là dường như họ vẫn không hiểu để thay đổi cả hệ thống thì cần thay đổi từ gốc rễ. Đương nhiên có rất nhiều thứ phải thay đổi, và vấn đề đời sống giáo viên là một điều kiện không thể không nhắc tới đầu tiên.

Việc lương giáo viên quá thấp dẫn đến một hệ lụy (mà theo tôi là khá nguy hại). Bây giờ thử hỏi những học sinh khá giỏi xem có mấy phần trăm muốn thi vào sư phạm? Với mức lương lúc mới ra trường chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng (chưa kể việc tốn hàng trăm triệu đồng cho xin việc, lại một sự thật đau lòng khác nữa), thì dù các em có đam mê, có nhiệt huyết mấy cũng bị cha mẹ, và chính thầy cô của các em, ngăn cản. Hậu quả là các trường sư phạm không tuyển được sinh viên giỏi (nhìn điểm đầu vào các trường sư phạm dăm năm lại đây thì rõ, có mấy trường còn giữ được điểm chuẩn NV1 trên 20?). Khi chỉ tuyển được những người làng nhàng thì đầu ra (gần như) cũng chỉ làng nhàng. Mà giáo viên làng nhàng thì chất lượng giáo dục cũng chỉ có thế mà thôi. (Một vòng luẩn quẩn). Tôi nói ra điều này có thể nhiều người không tin nhưng thực tế sinh viên sư phạm bây giờ hầu hết rất kém, không những kém về kĩ năng sư phạm mà cả về mặt kiến thức. Đây là điều tôi trực tiếp cảm nhận được khi học trong chính môi trường sư phạm được xem là tốt nhất bây giờ. Tôi chẳng nhìn thấy một cái gì gọi là "nâng cao chất lượng giáo dục" trong tương lai nếu các vị có chức, có quyền không nhận ra những cái gì mới là gốc rễ.

Không cần 1000 đô như bạn batigoal nói, chỉ cần 300-400 đô cho một giáo viên mới ra trường. Chỉ vậy là đủ cho một sự bắt đầu.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Một chút cho tâm hồn bay xa
dduclam is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to dduclam For This Useful Post:
Akira Vinh HD (03-09-2012), _minhhoang_ (27-10-2012)
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:29 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 128.30 k/144.04 k (10.93%)]