Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 20-02-2008, 11:50 AM   #1
robin
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 6
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Bài tập Giải tích hàm [Mình đang ôn thi Cao học]

1, X là không gian Banach vô hạn chiều. Chứng minh rằng X không thể có một cơ sở gồm đếm được phần tử.

2, Giả sử X là không gian tuyến tính, $f_1,...,f_2,g $ là m+1 phiếm hàm tuyến tính trên X. Chứng minh rằng nếu g(x)=0 tại mọi điểm x thỏa mãn $f_1(x)=...=f_2(x)=0 $ thì g là một tổ hợp tuyến tính của $f_1,...,f_m $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
robin is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-02-2008, 01:46 PM   #2
Mr Stoke
+Thành Viên Danh Dự+
 
Mr Stoke's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 252
Thanks: 40
Thanked 455 Times in 95 Posts
Bài thứ hai thì quy nạp theo $m $, bài thứ nhất p/chứng nếu nó có cơ sở đếm được $\{e_1,e_2,\ldots\} $ thì xét $X_n=span\{e_1,...,e_n\} $ các không gian con hữu hạn chiều nên hiển nhiên đóng. Ngoài ra nó nằm trong không gian con $X_{n+1} $ số chiều n+1 nên phần trong của $X_n $ bằng rỗng. Do đó X là hợp đếm được các tập không đâu trù mật, mẫu thuẫn với định lý Baire.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Mr Stoke is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-02-2008, 04:51 PM   #3
Lonely
Iwasawa Theory
 
Lonely's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Bài gởi: 19
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi robin View Post
2, Giả sử X là không gian tuyến tính, $f_1,...,f_2,g $ là m+1 phiếm hàm tuyến tính trên X. Chứng minh rằng nếu g(x)=0 tại mọi điểm x thỏa mãn $f_1(x)=...=f_2(x)=0 $ thì g là một tổ hợp tuyến tính của $f_1,...,f_m $.
Dùng kết quả này : Nếu $f_1,...,f_n $ là hệ các phiếm hàm tuyến tính độc lập tuyến tính khi đó có các phần tử $x_1,...,x_n $ sao cho $f_i(x_j)=\delta_{ij} $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Phiêu bạt giang hồ
Lonely is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-02-2008, 06:20 PM   #4
mathvn
Banned
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 54
Thanks: 0
Thanked 16 Times in 7 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi robin View Post
1, X là không gian Banach vô hạn chiều. Chứng minh rằng X không thể có một cơ sở gồm đếm được phần tử.
Mình chỉnh lại đề bài tí nha.
X là không gian Banach vô hạn chiều. Chứng minh rằng X không thể có một cơ sở "Hamel" gồm đếm được các phần tử.
Không biết có phải bạn Robin viết thiếu đề bài ko?
Định nghĩa cơ sở Hamel:
Cho $B $ là một tập con khác trống của không gian vectơ $X $.$B $ được gọi là cơ sở(hay cơ sở Hamel)của $X $nếu:
a)$B $ là một tập hợp độc lập tuyến tính.
b) Với mọi $x\in X, x $ là một tổ hợp tuyến tính của một số hữu hạn các phần tử của $B $, nghĩa là.
$\forall x\in X, \exists \alpha_1,...,\alpha_n\in K, x_1,...,x_n\in B: x=\sum_{i=1}^n\alpha_i x_i $
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
mathvn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-02-2008, 07:06 PM   #5
mathvn
Banned
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 54
Thanks: 0
Thanked 16 Times in 7 Posts
Phản chứng, giả sử $\{x_1,x_2,...x_n,...\} $là một cơ sở Hamel đếm được của $X $.Đặt $X_n=<\{x_1,...,x_n\}> $ thì $X_n $ là không gian con hữu hạn chiều của $X $ nên nó là tập đóng. Hơn nữa, $X=\bigcup_{n=1}^{\infty}X_n $. Vì $X $là không gian Banach nên nó thuộc phạm trù II. vậy tồn tại $n_o $ để $intX_{n_0} $ khác $\emptyset $ do đó $\exists B(x_0,r)\subset X_{n_0} $ suy ra $X\subset X_{n_0} $ hay $X=X_{n_0} $ mâu thuân giả thiết.

P/s:Đánh kí hiệu "\ne" là dấu khác mà không hiểu sao lại không dùng được, admin xem lại cost cái.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: mathvn, 25-02-2008 lúc 07:20 PM
mathvn is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-02-2008, 10:56 PM   #6
Lonely
Iwasawa Theory
 
Lonely's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Bài gởi: 19
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi mathvn View Post

P/s:Đánh kí hiệu "\ne" là dấu khác mà không hiểu sao lại không dùng được, admin xem lại cost cái.
Đánh thế này này a\not = b. Bây giờ xin góp 1 bài

3, Giả sử X là không gian lồi địa phương và B là tập con tuyệt đối lồi của nó, $a\not\in \overline{B} $. Chứng minh rằng tồn tại f thuộc $X^* $ sao cho f(a)>1, $|f(x)|\leq 1\forall x\in B $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Phiêu bạt giang hồ
Lonely is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-04-2008, 11:48 PM   #7
mathematicae
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Bài gởi: 25
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi mathvn View Post
Phản chứng, giả sử $\{x_1,x_2,...x_n,...\} $là một cơ sở Hamel đếm được của $X $.Đặt $X_n=<\{x_1,...,x_n\}> $ thì $X_n $ là không gian con hữu hạn chiều của $X $ nên nó là tập đóng. Hơn nữa, $X=\bigcup_{n=1}^{\infty}X_n $. Vì $X $là không gian Banach nên nó thuộc phạm trù II. vậy tồn tại $n_o $ để $intX_{n_0} $ khác $\emptyset $ do đó $\exists B(x_0,r)\subset X_{n_0} $ suy ra $X\subset X_{n_0} $ hay $X=X_{n_0} $ mâu thuân giả thiết.

P/s:Đánh kí hiệu "\ne" là dấu khác mà không hiểu sao lại không dùng được, admin xem lại cost cái.
Cũng cần nói cho rõ thêm là không gian con $X_{n_0} $ của X chứa quả cầu $B(x_0,r) $ nên nó chứa $x_0 + \frac{r}{2||x||}x $ với mọi $x \not =0 $ và do $x_0 $ cũng thuộc $X_{n_0} $ nên $\frac{r}{2||x||}x $ thuộc $X_{n_0} $ , vậy x thuộc $X_{n_0} $ và hiển nhiên $X_{n_0} $ chứa 0. vậy ta có X là tập con của $X_{n_0} $ nên X hữu hạn chiều. Điều này là vô lí.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
mathematicae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-07-2008, 06:06 PM   #8
mrvuive
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 7
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Cho em hỏi định nghĩa tập tuyệt đối lồi. Còn nếu tập là lồi cân thì bài của Lonely là hệ quả trực tiếp của định lý Hahn-Banach.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
mrvuive is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:54 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 66.94 k/76.26 k (12.22%)]