Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tài Liệu > Đề Thi > Đề Chọn Đội Tuyển Trường

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 30-12-2010, 08:45 PM   #1
shido_soichua
Maths is my life
 
shido_soichua's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2009
Đến từ: Ninh Bình
Bài gởi: 300
Thanks: 31
Thanked 132 Times in 76 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới shido_soichua
Kiểm tra đội tuyển Ninh Bình vòng 2 vòng 3 (cấu trúc ngày 1)

Vòng 2 :
Bài 1: Cho các tham số dương $a,b,c $. Tìm nghiệm dương của hệ phương trình sau :
$x+y+z=a+b+c $
$4xyz-a^2x-b^2y-c^2z=abc $
Bài 2: Tìm các hàm $f :R \rightarrow R $ liên tục và đơn điệu trên R thỏa mãn điều kiện:
$f(x+y) + f(f(x)+f(y)) = f(f(x+f(y))+f(y+f(x))) $
Bài 3:
Cho hai đường tròn $(O_1) $, $(O_2) $ cắt nhau ở 2 điểm A và B. Các tiếp tuyến tại A,B. của $(O_1) $ cắt nhau ở K. Giả sử M là điểm chạy trên $(O_1) $ khác 2 điểm A và B. Đường thẳng AM cắt lại $(O_2) $ tại điểm P, KM cắt lại $(O_1) $ tại C, AC cắt $(O_2) $ ở Q. Chứng minh rằng:
1- Trung điểm PQ nằm trên đường thẳng MC.
2- Tìm quỹ tích giao điểm H của MC và PQ khi M di động trên $(O_1) $
Bài 4: Trong cuộc thi học sinh giỏi khu vực có học sinh của 8 trường THPT chuyên tham gia. Danh sách học sinh gồm 2011 người được đánh số thứ tự từ 1 đến 2011 sau khi đã xếp theo vần a,b,c, . . . ;
Chứng minh rằng có ít nhất một học sinh mà số thứ tự bằng tổng số thứ tự của 2 học sinh cùng trường với học sinh đó hoặc bằng 2 lần số thứ tự của một học sinh cùng trường với học sinh đó.
PS : Bài 4 em vẫn chưa làm đc có cao thủ nào ra tay giúp em với


Vòng 3:
Bài 1:
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình sau có nghiệm duy nhất:
$x^2-2msin(cos x) +2 $
Bài 2:
Cho các số thực $x,y,z $ thay đổi thỏa mãn $x+y+z=0 $
Chứng minh rằng $2011^x+2011^y+2011^z\geq 2010^x+2010^y+2010^z $
Bài 3:
Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R (R>0). Gọi C là điểm tùy ý trên nửa đường tròn, D là hình chiếu vuông góc của C trên AB. Tia phân giác của góc ACD cắt đường tròn đường kính AC tại điểm thứ hai E, cắt tia phân giác của góc ABC tại H.
1, Tia phân giác của góc CAB cắt đường tròn đường kính AC tại điểm thứ hai F, cắt CE tại I. Tính diện tích tam giác FID khi nó đều.
2, Trên đoạn BH lấy điểm K sao cho HK=HD. Gọi J là giao điểm của À và BH. Xác định vị trí C để tổng khoảng cách từ các điểm I,J,K đến AB là lớn nhất
Bài 4: Gọi A là tập các số có 3 chữ số m=abc sao cho $1\leq a<b $, $b>c $. Tính tổng các số M
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
http://luongvantuy.org/forum.php
Chuyên Văn - Lương Văn Tụy

thay đổi nội dung bởi: shido_soichua, 31-12-2010 lúc 05:17 PM
shido_soichua is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to shido_soichua For This Useful Post:
lan25anh (01-01-2011), Meo mun (01-01-2011), phuonglvt (31-12-2010)
Old 30-12-2010, 08:59 PM   #2
manhnguyen94
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: 11 Toán CQB
Bài gởi: 98
Thanks: 83
Thanked 69 Times in 38 Posts
Cái bài 4 có vẻ rất quen thuộc, giống đề thi học sinh giỏi lớp 9, quận Tây Hồ, năm 2002 [hơi giống thui ], sử dụng nguyên tắc Đi-rích-LÊ là được
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
manhnguyen94 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-12-2010, 08:59 PM   #3
narut0
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Bài gởi: 23
Thanks: 5
Thanked 3 Times in 3 Posts
Cậu xem lại đề bài hình được không
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Away
narut0 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-12-2010, 09:06 PM   #4
Persian
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Đến từ: Có những thứ mình đã nhẫn tâm đánh mất sẽ không bao giờ lấy lại được.
Bài gởi: 257
Thanks: 103
Thanked 200 Times in 112 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi shido_soichua View Post
Bài 3:
Cho hai đường tròn $(O_1) $, $(O_2) $ cắt nhau ở 2 điểm A và B. Các tiếp tuyến tại A,B. của $(O_1) $ cắt nhau ở K. Giả sử M là điểm chạy trên $(O_1) $ khác 2 điểm A và B. Đường thẳng AM cắt lại $(O_2) $ tại điểm C, Ac cắt $(O_2) $ ở Q. Chứng minh rằng:
1- Trung điểm PQ nằm trên đường thẳng MC.
2- Tìm quỹ tích giao điểm H của MC và PQ khi M di động trên
Bạn xem lại đề
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Persian is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-12-2010, 09:51 PM   #5
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi shido_soichua View Post
Bài 4: Trong cuộc thi học sinh giỏi khu vực có học sinh của 8 trường THPT chuyên tham gia. Danh sách học sinh gồm 2011 người được đánh số thứ tự từ 1 đến 2011 sau khi đã xếp theo vần a,b,c, . . . ;
Chứng minh rằng có ít nhất một học sinh mà số thứ tự bằng tổng số thứ tự của 2 học sinh cùng trường với học sinh đó hoặc bằng 2 lần số thứ tự của một học sinh cùng trường với học sinh đó.
PS : Bài 4 em vẫn chưa làm đc có cao thủ nào ra tay giúp em với
Gọi 8 trường là $A,B,C,D,E,F,G,H $
Do số học sinh là 2011 nên tồn tại 1 trường có số học sinh tham gia $\ge \left[ \frac{2011}{8} \right]+1=252 $
Giả sử trường đó là $A $ và học sinh của trường đó được đánh số $a_1 < a_2 < \ldots < a_{252} < \ldots $
Giả sử không có trường nào có học sinh mà số thứ tự bằng tổng số thứ tự của 2 học sinh cùng trường với học sinh đó hoặc bằng 2 lần số thứ tự của một học sinh cùng trường với học sinh đó. Ta xét 251 hiệu $a_2-a_1,a_3-a_1, \ldots,a_{252}-a_1 $. Các hiệu này đôi một khác nhau và do giả sử vừa nêu nên chúng không phải là các số thứ tự của học sinh trường $A $. Vậy chúng là số thứ tự của 251 học sinh của 7 trường còn lại.
Do đó tồn tại ít nhất $\left[ \frac{251}{7} \right] +1=36 $ hiệu là số thứ tự của các học sinh 1 trường nào đó, chẳng hạn là trường $B $, $36 $ học sinh đó ứng với các số thứ tự $b_1<b_2<\ldots<b_{36} $
Ta lại xét các hiệu $b_2-b_1,b_3-b_1, \ldots, b_{36}-b_1 $. Do giả sử ban đầu 35 hiệu này không thể là số thứ tự của học sinh nào trường $B $, cũng như $A $. Vậy 35 hiệu đó là số thứ tự của 65 học sinh 6 trường còn lại......
Cứ tiếp tục như vậy sẽ dẫn đến điều vô lý. Vậy ta có đpcm.

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
M.
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-12-2010, 10:13 PM   #6
MathForLife
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Đến từ: CT force
Bài gởi: 731
Thanks: 603
Thanked 425 Times in 212 Posts
Anh thử làm tiếp đi ! Sao em giải tiếp tục như vậy lại ko dc...
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
MathForLife is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-12-2010, 10:52 PM   #7
novae
+Thành Viên Danh Dự+
 
novae's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Event horizon
Bài gởi: 2,453
Thanks: 53
Thanked 3,057 Times in 1,288 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi shido_soichua View Post
Bài 3:
Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R (R>0). Gọi C là điểm tùy ý trên nửa đường tròn, D là hình chiếu vuông góc của C trên AB. Tia phân giác của góc ACD cắt đường tròn đường kính AC tại điểm thứ hai E, cắt tia phân giác của góc ABC tại H.
1, Tia phân giác của góc CAB cắt đường tròn đường kính AC tại điểm thứ hai F, cắt CE tại I. Tính diện tích tam giác FID khi nó đều.
2, Trên đoạn BH lấy điểm K sao cho HK=HD. Gọi J là giao điểm của À và BH. Xác định vị trí C để tổng khoảng cách từ các điểm I,J,K đến AB là lớn nhất

1.
Tam giác $FID $ có $FI=FD $
Do đó $\Delta FID $ đều $\Leftrightarrow \widehat{DFI}=60^\circ \Leftrightarrow \widehat{ACD}=60^\circ \Leftrightarrow \widehat{BAC}=30^\circ $
Để tính diện tích tam giác $DIF $, ta chỉ cần tính độ dài $DI $
Áp dụng công thức đường phân giác, ta có $DI=\frac{\sqrt2 DA \cdot DC}{CD+DA+AC} $
Các độ dài $AD,DC,AC $ dễ dàng tính theo $R $ khi đã có góc $\widehat{BAC}=30^\circ $


2.
Trước hết, ta có $I,J,K $ là tâm nội tiếp các tam giác $ADC,ABC,BCD $ (không khó khăn lắm để chứng minh )
Gọi $G $ là giao điểm của $CE $ và $AB $
Ta có $\frac{GI}{IC}=\frac{AG}{AC}=\frac{DG}{DC}=\frac{AG +DG}{AC+DC}=\frac{AD}{AC+CD} $
$\Rightarrow \frac{d(I,AB)}{CD}=\frac{GI}{GC}=\frac{AD}{AC+CD+D A} $
Lại có $\Delta ACD \sim \Delta ABC $
$\Rightarrow \frac{AD}{AC}=\frac{AC+CD+DA}{AB+BC+CA} \Rightarrow \frac{d(I,AB)}{CD}=\frac{AC}{AB+BC+CA} $
Tương tự, ta có $\frac{d(J,AB)}{CD}=\frac{AB}{AB+BC+CA}, \frac{d(K,AB)}{CD}=\frac{BC}{AB+BC+CA} $
Do đó $d(I,AB)+d(J,AB)+d(K,AB)=CD $
Vậy $d(I,AB)+d(J,AB)+d(K,AB) \max \Leftrightarrow CD \max \Leftrightarrow C $ là trung điểm cung $AB $
----------------------------
@MathForLife: cũng chả biết nữa, có khi sai rồi
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Hình Kèm Theo
Kiểu File : png untitled.PNG (16.9 KB, 292 lần tải)
__________________
M.

thay đổi nội dung bởi: novae, 30-12-2010 lúc 11:04 PM
novae is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to novae For This Useful Post:
Conan Edogawa (31-12-2010), huynhcongbang (30-12-2010)
Old 30-12-2010, 10:54 PM   #8
mabeoex
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2010
Bài gởi: 40
Thanks: 15
Thanked 7 Times in 3 Posts
Bài 1: Cho các tham số dương . Tìm nghiệm dương của hệ phương trình sau :


ai giúp mình giải bài này với
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
mabeoex is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-12-2010, 01:24 PM   #9
phuonglvt
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Bài gởi: 60
Thanks: 29
Thanked 18 Times in 12 Posts
Còn để vòng 1 post lên cho c xem, đăng
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: phuonglvt, 31-12-2010 lúc 01:41 PM
phuonglvt is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-12-2010, 02:38 PM   #10
daylight
+Thành Viên+
 
daylight's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 551
Thanks: 877
Thanked 325 Times in 188 Posts
bài 2 con cuối có phải là f(f(y+f(x))) không hay chỉ là f(y+f(x)) vậy anh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
daylight is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-12-2010, 03:16 PM   #11
luunam
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Bài 1 là bài thi của Mĩ từ lâu rồi.
Cái phương trình thứ 2 chuyển vể rồi chia cả 2 vế cho xyz sau đó dùng lượng giác.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
luunam is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 31-12-2010, 05:18 PM   #12
shido_soichua
Maths is my life
 
shido_soichua's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2009
Đến từ: Ninh Bình
Bài gởi: 300
Thanks: 31
Thanked 132 Times in 76 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới shido_soichua
Daylight: Lấy f của toàn bộ biểu thức em ạ.
All people: Em sửa đề bài hình rồi đấy ạ. Bài 4 em cũng ko làm đc nhưng sửa thành 6 trường thi chắc là được mọi người thử xem.
phuonglvt: Em post rồi chị có thưởng em bim bim ko ? Vòng 1 em không kiểm tra nhưng mà dễ chị ạ. Mọi người đều làm đc mà
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
http://luongvantuy.org/forum.php
Chuyên Văn - Lương Văn Tụy
shido_soichua is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to shido_soichua For This Useful Post:
daylight (31-12-2010)
Old 31-12-2010, 09:11 PM   #13
hophinhan_LHP
+Thành Viên+
 
hophinhan_LHP's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Đến từ: 12CT_THPT Chuyên LHP_TPHCM
Bài gởi: 226
Thanks: 199
Thanked 136 Times in 81 Posts
Bài 3_ngày 1 :

a/ Gọi thêm D là giao điểm thứ 2 của MB với $(O_2) $. Với chú ý MC song song với DQ, ta nhận thấy MC đi qua trung điểm PQ tương đương với MC đi qua tring điểm PD. Nhưng điểu này là hiển nhiên vì MC (đi qua K) chính là đường đối trung của tam giác MAB, đi qua trung điểm tam giác ADP (đồng dạng với MAB)

b/ Gọi trung điểm của PD là J, theo câu a ta đã chứng minh được A,C,K,J,H thẳng hàng.
Ta sẽ chứng minh $O_2KBH $ là tứ giác nội tiếp đường tròn.
Gọi thêm giao điểm thứ 2 của BK với $(O_2) $ là L.
Bởi vì :$\hat{DPL}=\hat{MDK}=90^o-\hat{O_1BM}=\frac{1}{2}\hat{MO_1B}=\hat{BAP}=\hat{ BLP} $ nên BDPL là hình thang với BD||PL ; Suy ra : $\hat{O_2BK}=\hat{O_2PD}=\hat{O_2HJ} $ => $O_2KBH $ nội tiếp đường tròn
Như vậy H nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $O_2KB $_là một đường tròn cố định.

@@ Sr vì đang ngồi quán net nên mình không giải chi tiết hơn được
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐẠI HỌC THÔI !!!

thay đổi nội dung bởi: hophinhan_LHP, 31-12-2010 lúc 09:13 PM
hophinhan_LHP is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to hophinhan_LHP For This Useful Post:
Conan Edogawa (31-12-2010)
Old 01-01-2011, 04:47 PM   #14
daylight
+Thành Viên+
 
daylight's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 551
Thanks: 877
Thanked 325 Times in 188 Posts
Mấy anh giải giúp em bài phương trình hàm được khộng ạ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
daylight is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:16 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 98.46 k/113.76 k (13.44%)]