Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Thành Viên Social Groups Lịch Ðánh Dấu Ðã Ðọc

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Giáo Dục, Giảng Dạy, Học tập

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-06-2009, 03:56 PM   #1
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán

Bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng : [Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-06-2009, 05:53 PM   #2
modular
B&S-D
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 589
Thanks: 395
Thanked 147 Times in 65 Posts
Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán (1)

Trong loạt bài này, tôi sẽ viết dần một số quan điểm của tôi về những điều nên và không nên trong giảng dạy. Những quan điểm này được rút ra từ kinh nghiệm bản thân, việc nghiên cứu các liệu về giáo dục, sự trao đổi với đồng nghiệp và sinh viên, và những suy nghĩ để làm sao dạy học tốt hơn. Tất nhiên có những quan điểm của tôi có thể còn phiến diện. Xin mời mọi người trao đổi, viết lên những quan điểm và kinh nghiệm của mình.

Tôi sẽ chủ yếu nói về việc dạy toán, tuy rằng nhiều điểm áp dụng được cho hầu hết các môn học khác. Tôi sẽ dùng từ “giảng viên” để chỉ cả giảng viên đại học lẫn giáo viên phổ thông, từ “học sinh” (student) để chỉ học sinh sinh viên hay học viên ở mọi cấp học, từ phổ thông cho đến sau đại học. Tôi viết không theo thứ tự đặc biệt nào.

Nên: Thỉnh thoảng thay đổi môn dạy nếu có thể. Nếu dạy một môn nhiều lần, thì cải tiến thường xuyên phương pháp và nội dung dạy môn đó.

Không nên: Dạy mãi năm này qua năm khác một môn, với giáo trình nhiều năm không thay đổi.

Các chức vụ quản lý lãnh đạo thường có nhiệm kỳ, và thường có nguyên tắc là không ai làm quá 2 nhiệm kỳ ở cùng 1 vị trí. Lý do là để tạo sự thay đổi cải tiến thường xuyên, tránh sự trì trệ. Ngay trong việc dạy học cũng vậy: một người mà dạy quá nhiều năm cùng một thứ, thì dễ dẫn đến nhàm chán trì trệ. Để tránh chuyện đó, có những cơ sở đại học có qui định là các môn học cũng có nhiệm kỳ: ai mà dạy môn nào đó được 4-5 năm rồi thì phải giao cho người khác đảm nhiệm, trừ trường hợp không tìm được người thay thế.

Nhiều khoa toán có phân chia việc dạy các môn cho các tổ bộ môn, ví dụ môn “phương trình vi phân” thì chỉ dành cho người của tổ bộ môn phương trình vi phân dạy. Việc phân chia như vậy có cái lợi là đảm bảo chất lượng dạy,đặc biệt là trong điều kiện trình độ giảng viên nói chung còn thấp, phải “chuyên môn hóa” trong việc dạy để đảm bản chất lượng tối thiểu. Tuy nhiên nó có điểm hạn chế, là nó tạo ra xu hướng người của tổ bộ môn nào sẽ chỉ biết chuyên ngành hẹp đấy, tầm nhìn không mở rộng ra. Ỏ một số trường đại học tiên tiến, nơi có nhiều giảng viên trình độ cao (và với nguyên tắc là đã là giáo sư hay giảng viên cao cấp thì đủ trình độ để dạy bất cứ môn nào trong các môn toán bắt buộc ở bậc cử nhân), công việc giảng dạy không phân chia theo tổ bộ môn hẹp như vậy, mà giảng viên (cao cấp) nào cũng có thể đăng ký dạy bất cứ môn nào ở bậc cử nhân.

Tất nhiên, việc thay đổi môn dạy đòi hỏi các giảng viên phải cố gắng hơn trong việc chuẩn bị bài giảng (mỗi lần đổi môn dạy, là một lần phải chuẩn bị bài giảng gần như từ đầu), nhưng đổi lại nó làm tăng trình độ của bản thân giảng viên, giúp cho giảng viên tìm hiểu những cái mới (mà nếu không đổi môn dạy thì sẽ không tìm hiểu, do sức ỳ). Đặc biệt là các môn ở bậc cao học: việc chuẩn bị bài giảng cho một môn cao học mới có thể giúp ích trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Tôi có một số kinh nghiệm cá nhân về việc này. Ví dụ như một lần năm 1999 tôi nhận dạy 1 học kỳ cao học về hệ động lực Hamilton, và trong quá trình đọc tài liệu để chuẩn bị bài giảng cho môn đó, tôi phát hiện ra một số vấn đề cơ bản liên quan đến dạng chuẩn địa phương của hệ động lực chưa được nghiên cứu, và điều đó thúc đẩy tôi nghiên cứu được một số kết quả khá tốt. Năm 2008 tôi nhận dạy môn đại số (mở rộng trường và một ít đại số giao hoán) cho sinh viên toán năm thứ 4, tuy rằng trước đó tôi hầu như không đụng chạm đến những thứ đó. Việc dạy môn đại số đã giúp tôi nắm chắc thêm được một số kiến thức về đại số, ví dụ như hiểu thêm ý nghĩa của tính chất Noether (đây là tính chất đặc trưng của “đại số”, đối ngược với “giải tích”).

Tất nhiên có nhiều người, do điều kiện công việc, phải dạy cùng một môn (ví dụ như môn Toán lớp 12) trong nhiều năm. Để tránh trì trệ trong trường hợp đó, cần thường xuyên cải tiến phương pháp và nội dung giảng dạy (đưa vào những ví dụ minh họa mới và bài tập mới từ thực tế hiện tại, sử dụng những công nghệ mới và công cụ học tập mới, tìm các cách giải thích mới dễ hiểu hơn, v.v.)
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
modular is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 30-06-2009, 11:46 PM   #3
zinxinh
+Thành Viên+
 
zinxinh's Avatar
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 214
Thanks: 65
Thanked 70 Times in 45 Posts
Quan điểm này là rất thực trong giảng dạy
Khi bạn đi dạy càng nhiều kinh nghiệm bạn càng tăng.Hiểu biết bạn phải rộng hơn,như vậy khi bạn đi dạy bạn đã được học thêm nhiều kiến thức.Khi tôi ôn luyện thi vào cao học 1 lần tôi mới hiểu chút ít.Khi tôi dạy nhiều đòi hỏi tôi buộc phải xem cách dạy mình kiến thúc mình ổn chưa.Khi chạm phải vấn đè bạn càng phải căng sức ra đọc.Đọc và hiểu thấu đáo rồi thì bạn mới có sức để tin tưởng mình nói,khi đó người ta mới tin

Liên tục đổi mới phương pháp học tập,phương pháp giảng dạy.Khi đó kiến thức về học tập ,truyền đạt mới đạt cảm xúc giảng dạy.Bài học thú vị hay không ?Phụ thuộc rất nhiều về việc bạn luôn phải tìm phương pháp cách tiếp cận bài toán vừa nhanh và hiệu quả.Con người luôn muốn khám phá cái mới,nên cho dù một vấn đề phổ thông như lớp 12.Bạn cũng phải làm sao cho mới kiến thức mình dạy.Đừng cho cái gì nó cũ.Nó là chỉ tiêu cho bạn có nhiều học sinh ,sinh viên thích học mình.Đây cũng là nghệ thuật chém gió,khi dạy học muốn họ lôi kéo người khác vào vấn đề mình thảo luận.Phải liên tục đọc sách tham khảo nhiều tài liệu.Khiến bạn luôn thông minh khi đứng lớp
Ý kiến bạn cho rằng không dạy một môn quá 5 năm là hoàn toàn xác đáng,hay chí ít ra cũng phải thay đổi món ăn.Khiến chúng ta biết rộng hơn,chúng ta có nhiều cách nhìn.Khi nhiều công cụ tốt,chúng ta trở lại vấn đề thấy cách phát biểu chúng ta gọn gàng hơn,khoa học hơn.Mang tính nhân cách lớn hơn.Và đọc nhiều ngành toán học khác nhau ,nó lại tác động bạn phải căng sức phấn đấu,dấu hiệu cho thấy bạn còn trẻ còn đóng góp
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: zinxinh, 30-06-2009 lúc 11:53 PM
zinxinh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-07-2009, 12:09 AM   #4
DoBaChuGVToan
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Bài gởi: 170
Thanks: 35
Thanked 78 Times in 37 Posts
Tôi thấy bài viết của GS Dũng là hay và có tầm nhìn chiến lược .Song để áp dụng ở Việt Nam ta thì nghe ra còn dài dài lắm lắm ! Có nhiều cái mà chưa thể kách mạng được như cơ chế cho nghành cũng còn nhiều bất cập , chế độ ưu đãi và phù lao cho người thày ( chất xám bỏ ra ) ...Vẫn biết rằng ăn nhiều một món là chán , nhưng cơ mà người VN ta có cái có lẽ chẳng bao giờ chán là ..." cơm " ! Xưa có câu " một nghề cho chín còn hơn chín nghề " , lối mòn này cũng có thể đã tạo ra các "chú gà chọi" chọi rất tốt , ở một thời điểm nào đó trong điều kiện nào đấy chúng ta hy vọng có một "cú hic" kiểu như China đã làm thì chúng ta rất hy vọng những chú gà ấy sẽ cất vang !
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
DoBaChuGVToan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 17-01-2012, 05:33 PM   #5
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Bài viết này khá thú vị nhưng có lẽ nó phù hợp hơn ở bậc ĐH, đối với bậc phổ thông thì có lẽ cũng khó thực hiên. Ngày trước lứa tuổi 8x thi vào các ngành SP, KH cơ bản toán, lí,... điểm chuẩn toàn đầu 2 trở lên, mấy năm gần đây thấy các trường Sp tuyển đầu vào thấp quá thậm chí chỉ đủ điểm sàn 13, 14 cũng có thể đỗ rồi, không biết lứa thầy cô tương lai sau này ra trường sẽ dạy sao đây .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]

thay đổi nội dung bởi: batigoal, 17-01-2012 lúc 05:51 PM
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks

Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:22 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 60.68 k/67.04 k (9.48%)]