Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Đại Học Và Sau Đại Học/College Playground > Giải Tích/Analysis

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 13-04-2015, 06:17 AM   #1
Mrnhan
+Thành Viên+
 
Mrnhan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 47
Thanks: 19
Thanked 18 Times in 13 Posts
$\int_{0}^{\infty} e^{-x^2}\cos (2bx)dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}e^{-b^2}$

Cho tích phân $$\int_{0}^{\infty}e^{-x^2}dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}$$

Chứng minh rằng $$\int_{0}^{\infty} e^{-x^2}\cos (2bx)dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}e^{-b^2}$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐHBKHN
Mrnhan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-04-2015, 03:45 PM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Bài này dùng định lý thặng dư trong giải tích phức là sẽ làm được nhanh chóng, nhưng không biết bạn có biết định lý đó không nhỉ? Không thì cũng khó trình bày.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-04-2015, 08:11 PM   #3
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Xét hàm $f(b) = \int_0^\infty e^{-x^2} \cos (2b x) dx$. Khi đó $f(0) = \frac{\sqrt{\pi}}2$, và sử dụng tích phân từng phần ta được
$$f'(b) = -\int_0^{\infty} e^{-x^2} 2x \sin (2bx) dx = \int_0^{\infty} (e^{-x^2})' \sin(2bx) dx= -2b f(b).$$
Từ đây suy ra $f(b) = f(0) e^{-b^2}$.

******************************************

Cách khác, dùng khai triển Taylor ta có
$$\cos x = \sum_{k=0}^n (-1)^k \frac{x^{2k}}{(2k)!}+\frac{x^{2n+1}}{(2n)!} \int_0^1 (-1)^{n+1} \sin(t x) (1-t)^{2n} dt.$$
Do đó
$$\int_0^\infty e^{-x^2} \cos (2b x) dx = \sum_{k=0}^n (-1)^k \int_0^\infty e^{-x^2} \frac{(2b x)^{2k}}{(2k)!} dx + \int_0^{\infty} e^{-x^2} \frac{(2bx)^{2n+1}}{(2n)!} \int_0^1 (-1)^{n+1} \sin(t x) (1-t)^{2n} dt dx.$$
Dùng qui nạp và giả thiết $\int_0^\infty e^{-x^2} dx = \frac{\sqrt{\pi}}2$, ta thu được
$$\int_0^\infty e^{-x^2} x^{2k} dx = \frac{(2k-1) (2k-3)\ldots 1}{2^k} \frac{\sqrt{\pi}}2,\quad k\geq 1.$$
Ta có
$$\left|\frac{x^{2n+1}}{(2n)!} \int_0^1 (-1)^{n+1} \sin(t x) (1-t)^{2n} dt\right| \leq \frac{x^{2n+1}}{(2n+1)!},$$
do đó
$$\left| \int_0^{\infty} e^{-x^2} \frac{(2bx)^{2k+1}}{(2k)!} \int_0^1 (-1)^{n+1} \sin(t x) (1-t)^{2n} dt dx\right| \leq \frac{(2b)^{2n+1}}{(2n+1)!} \int_0^\infty e^{-x^2} x^{2n+1} dx = \frac{n!}2 \frac{(2b)^{2n+1}}{(2n+1)!}.$$
Do $(2n+1)! \geq (2 \cdot 4\cdots 2n)^2 = 2^{2n} (n!)^2$ nên
$$ \left| \int_0^{\infty} e^{-x^2} \frac{(2bx)^{2k+1}}{(2k)!} \int_0^1 (-1)^{n+1} \sin(t x) (1-t)^{2n} dt dx\right| \leq \frac{b^{2n}}{n!} \to 0, \quad n\to \infty,$$
Do đó
$$\int_0^\infty e^{-x^2} \cos (2b x) dx =\frac{\sqrt{\pi}}2 \sum_{k=0}^\infty (-1)^k \frac{b^{2k}}{k!} = \frac{\sqrt{\pi}}2 e^{-b^2}.$$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to 123456 For This Useful Post:
99 (13-04-2015), Mrnhan (14-04-2015)
Old 14-04-2015, 03:26 AM   #4
Mrnhan
+Thành Viên+
 
Mrnhan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 47
Thanks: 19
Thanked 18 Times in 13 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Bài này dùng định lý thặng dư trong giải tích phức là sẽ làm được nhanh chóng, nhưng không biết bạn có biết định lý đó không nhỉ? Không thì cũng khó trình bày.
Em học rồi nhưng không biết áp dụng như thế nào? Mới học
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐHBKHN
Mrnhan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-04-2015, 06:51 AM   #5
123456
+Thành Viên+
 
123456's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2008
Đến từ: Ha Noi
Bài gởi: 709
Thanks: 13
Thanked 613 Times in 409 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mrnhan View Post
Em học rồi nhưng không biết áp dụng như thế nào? Mới học
Ta tính khi $b > 0$. Xét hàm $f(z) = e^{-z^2}$ là hàm chỉnh hình trên $C$. Với $R > 0$, xét miền
$$D = \{z =x+iy\, :\, x\in (-R,R), \quad y\in (0,b)\},$$
và $\gamma$ là biên của $D$. Định lý Cauchy suy ra
$$\int_\gamma f(z) dz =0.$$
Tiếp theo cho $R\to\infty$, bạn thử tính toán tiếp xem sao
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
123456 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 123456 For This Useful Post:
Mrnhan (14-04-2015)
Old 14-04-2015, 09:38 AM   #6
LãngTử_MưaBụi
+Thành Viên+
 
LãngTử_MưaBụi's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2014
Đến từ: Nới từ bắt đầu của cơn gió
Bài gởi: 77
Thanks: 25
Thanked 12 Times in 11 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Mrnhan View Post
Cho tích phân $$\int_{0}^{\infty}e^{-x^2}dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}$$

Chứng minh rằng $$\int_{0}^{\infty} e^{-x^2}\cos (2bx)dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}e^{-b^2}$$
Tích phân phụ thuộc tham số
Đầu tiên chung minh hàm khả vi $|e^{-x^2}cos(2bx)|<e^{-x^2}<\frac{1}{x^2} $Mà$ \int_{0}^{+\infty}\frac{1}{x^2}$ HT nên I(b) Hội tụ đều hàm f(x;b) liên tục voi mọi x;b
f'(y) cũng hội tụ đều nên I(b) khả vi voi$ b \in R$
$I(b)= \int_{0}^{\infty}e^{-x^2}.cos(2bx)dx$
$I'(b)= \int_{0}^{\infty}-2xe^{-x^2}sin(2bx)dx=\int_{0}^{+\infty}sin(2bx)d(ẹ^{-x^2}) =0-2b\int_{0}^{+\infty}e^{-x^2}cos(2bx)dx$
$I'(b)=-2bI \frac{I'(b)}{I}=-2b$
Lấy nguyên hàm 2 vế $ln(I(b))=-b^2+C $nên $I(b)=Ce^-{b^2}$ Mặt khác ta có $I(0)=\int_{0}^{+\infty}e^{-x^2}dx=\frac{\sqrt{\pi}}{2}$ Nên $C=\frac{\sqrt{\pi}}{2}$
Vậy $I(b)=\frac{\sqrt{\pi}}{2}.e^{-b^2}$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
LãngTử_MưaBụi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to LãngTử_MưaBụi For This Useful Post:
Mrnhan (14-04-2015)
Old 17-04-2015, 01:20 PM   #7
Mrnhan
+Thành Viên+
 
Mrnhan's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2013
Bài gởi: 47
Thanks: 19
Thanked 18 Times in 13 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 123456 View Post
Ta tính khi $b > 0$. Xét hàm $f(z) = e^{-z^2}$ là hàm chỉnh hình trên $C$. Với $R > 0$, xét miền
$$D = \{z =x+iy\, :\, x\in (-R,R), \quad y\in (0,b)\},$$
và $\gamma$ là biên của $D$. Định lý Cauchy suy ra
$$\int_\gamma f(z) dz =0.$$
Tiếp theo cho $R\to\infty$, bạn thử tính toán tiếp xem sao
Có phải như thế này không ạ?
Lời giải:
Đặt $A(a, 0), B(a, b), C(-a, b), D(-a 0)$

Ta có:

$$0 = \int_{\gamma} e^{-z^2}dz=\int_{ABCDA}e^{-z^2}dz=\int_{AB}+\int_{BC}+\int_{CD}+\int_{DA}$$

$$=\int_{0}^{b} ie^{-(a+iy)^2}dy+\int_{a}^{-a}e^{-(x+ib)^2}dx+\int_{b}^{0}ie^{-(-a+iy)^2}dy+\int_{-a}^{a}e^{-x^2}dx \, \, (*)$$

Mặt khác:

$$\int_{0}^{b}ie^{-(a+iy)^2}dy=ie^{-a^2}\int_{0}^{b}e^{y^2}\left(\cos(2ay)-i\sin(2ay)\right)dy$$

$$\int_{b}^{0}ie^{-(-a+iy)^2}dy=ie^{-a^2}\int_{0}^{b}e^{y^2}\left(-\cos(2ay)-i\sin(2ay)\right)dy$$

$$\Rightarrow \lim_{a\to \infty} \left(\int_{0}^{b}ie^{-(a+iy)^2}dy+\right)+\int_{b}^{0}ie^{-(-a+iy)^2}dy=\lim_{a\to \infty} \left(2e^{-a^2}\int_{0}^{b}e^{y^2}\sin()2ay\right)=0$$

Vậy từ (*), cho $a\to \infty$, ta được

$$0=\int_{-\infty}^{\infty}e^{-(x+ib)^2}dx+\int_{\infty}^{-\infty} e^{-x^2}dx$$

$$=e^{b^2}\int_{-\infty}^{\infty}e^{-x^2}\left(\cos(2bx)-i\sin(2bx)\right)+\int_{\infty}^{-\infty}e^{-x^2}$$

$$\Rightarrow \int_{-\infty}^{\infty}e^{-x^2}\sin(2bx)dx = 0 \, \, \text{&&}\, \, e^{b^2}\int_{-\infty}^{\infty}e^{-x^2}\cos(2bx)dx-\int_{-\infty}^{\infty}e^{-x^2}dx=0$$

Từ đó suy ra điều phải chứng minh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
ĐHBKHN
Mrnhan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:58 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 68.44 k/77.19 k (11.34%)]