Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Tổ Hợp

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 21-09-2014, 05:02 AM   #1
Ng_Anh_Hoang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Đến từ: Dải Ngân Hà
Bài gởi: 163
Thanks: 256
Thanked 59 Times in 39 Posts
Chứng minh công thức xác suất

Khi chơi một trò chơi ta có thể đạt được số điểm là một trong các số $A_1,A_2,A_3, ..., A_k, k \in \mathbb{N^*}$. Giả sử $a_i$ là xác suất để đạt được điểm $A_i, i=\overline{1,k}.$ Chứng minh điểm trung bình khi chơi rất nhiều lần là $\displaystyle \sum_{i=1}^{k} a_i A_i$.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Ng_Anh_Hoang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 21-09-2014, 11:14 PM   #2
Aotrang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Bắc Ninh
Bài gởi: 117
Thanks: 39
Thanked 57 Times in 39 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Ng_Anh_Hoang View Post
Khi chơi một trò chơi ta có thể đạt được số điểm là một trong các số $A_1,A_2,A_3, ..., A_k, k \in \mathbb{N^*}$. Giả sử $a_i$ là xác suất để đạt được điểm $A_i, i=\overline{1,k}.$ Chứng minh điểm trung bình khi chơi rất nhiều lần là $\displaystyle \sum_{i=1}^{k} a_i A_i$.
Đây chẳng phải là công thức tính kì vọng của biến ngẫu nhiên X sao:
$ E(X)=\sum\limits_{i=1}^k A_i.P(X=A_i). $
Kì vọng là đại lượng đặc trưng cho giá trị trung bình.
Vậy ý của bạn là chứng minh công thức tính kì vọng như thế hay là sao?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Aotrang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Aotrang For This Useful Post:
Ng_Anh_Hoang (22-09-2014)
Old 22-09-2014, 01:28 AM   #3
Ng_Anh_Hoang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Đến từ: Dải Ngân Hà
Bài gởi: 163
Thanks: 256
Thanked 59 Times in 39 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Aotrang View Post
Đây chẳng phải là công thức tính kì vọng của biến ngẫu nhiên X sao:
$ E(X)=\sum\limits_{i=1}^k A_i.P(X=A_i). $
Kì vọng là đại lượng đặc trưng cho giá trị trung bình.
Vậy ý của bạn là chứng minh công thức tính kì vọng như thế hay là sao?
Ồ thì ra là có công thức gốc Bạn có thể nói sơ qua cách chứng minh không cảm ơn bạn.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Ng_Anh_Hoang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-09-2014, 11:14 AM   #4
Aotrang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Bắc Ninh
Bài gởi: 117
Thanks: 39
Thanked 57 Times in 39 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Ng_Anh_Hoang View Post
Ồ thì ra là có công thức gốc Bạn có thể nói sơ qua cách chứng minh không cảm ơn bạn.
Đó là định nghĩa chứ không phải định lí hay bổ đề mà đi chứng minh.
Định nghĩa giống như việc "đặt tên" cho một hành động (một quá trình) nào đó để tiện cho công việc.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Aotrang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-09-2014, 12:55 PM   #5
Highschoolmath
Moderator
 
Highschoolmath's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Đến từ: Hàm Dương-Đại Tần
Bài gởi: 698
Thanks: 247
Thanked 350 Times in 224 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Aotrang View Post
Đó là định nghĩa chứ không phải định lí hay bổ đề mà đi chứng minh.
Định nghĩa giống như việc "đặt tên" cho một hành động (một quá trình) nào đó để tiện cho công việc.
Đây không phải là định nghĩa bạn nhé, đây là Định lý Luật số lớn trong trường hợp phân phối Bernouli nhiều chiều. Có thể hiểu đại thể như sau:
Gọi $M $ là số lần chơi đủ lớn nào đó, và sau $M $ lần chơi này ta thấy điểm $A_1 $ xuất hiện $x_1 $ lần, $A_2 $ xuất hiện $x_2 $ lần,....., $A_n $ xuất hiện $x_n $ lần (hiển nhiên $M=x_1+x_2+...+x_n $).
Khi đó xác suất xảy ra sự kiện trên sẽ là:
$P(x_1,x_2,...,x_n)=\frac{M!}{x_1!x_2!...x_n!}a_1^{ x_1}a_2^{x_2}...a_n^{x_n} $
Vấn đề cần chứng minh sẽ là:
$P \rightarrow 1 $ khi $|(\frac{x_1A_1+x_2A_2+...+x_nA_n}{M})-(a_1A_1+a_2A_2+...+a_nA_n)| \rightarrow 0 $.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
As long as I live, I shall think only of the Victory......................

thay đổi nội dung bởi: Highschoolmath, 24-09-2014 lúc 04:48 PM
Highschoolmath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to Highschoolmath For This Useful Post:
Ng_Anh_Hoang (22-09-2014)
Old 23-09-2014, 11:47 AM   #6
Aotrang
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Bắc Ninh
Bài gởi: 117
Thanks: 39
Thanked 57 Times in 39 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Highschoolmath View Post
Đây không phải là định nghĩa bạn nhé, đây là Định lý Luật số lớn trong trường hợp phân phối Bernouli nhiều chiều. Có thể hiểu đại thể như sau:
Gọi $M $ là số lần chơi đủ lớn nào đó, và sau $M $ lần chơi này ta thấy điểm $A_1 $ xuất hiện $x_1 $ lần, $A_2 $ xuất hiện $x_2 $ lần,....., $A_n $ xuất hiện $x_n $ lần (hiển nhiên $M=x_1+x_2+...+x_n $).
Khi đó xác suất xảy ra sự kiện trên sẽ là:
$P(x_1,x_2,...,x_n)=\frac{M!}{x_1!x_2!...x_n!}a_1^{ x_1}a_2^{x_2}...a_n^{x_n} $
Vấn đề cần chứng minh sẽ là:
$\lim_{M \rightarrow +\infty}P=1 $ khi $x_1:x_2:...:x_n=a_1:a_2:....:a_n $.
Mình thấy trong sách giáo khoa lớp 11 và trong cuốn "Mở đầu về lí thuyết xác suất và các ứng dụng" trang 47, của tác giả Đặng Hùng Thắng, có định nghĩa về kì vọng là y như bài toán trên mà. Bạn có thể xem trong đó.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
Aotrang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-09-2014, 12:34 PM   #7
Highschoolmath
Moderator
 
Highschoolmath's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Đến từ: Hàm Dương-Đại Tần
Bài gởi: 698
Thanks: 247
Thanked 350 Times in 224 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi Aotrang View Post
Mình thấy trong sách giáo khoa lớp 11 và trong cuốn "Mở đầu về lí thuyết xác suất và các ứng dụng" trang 47, của tác giả Đặng Hùng Thắng, có định nghĩa về kì vọng là y như bài toán trên mà. Bạn có thể xem trong đó.
Kỳ vọng thì là một định nghĩa, nhưng việc chứng minh khi thực hiện các phép thử nhiều lần thì các đặc tính thống kê hội tụ về kỳ vọng không phải là một điều hiển nhiên, đó chính là Luật số lớn và chứng minh cũng khá phức tạp. Cái mình đang nói ở đây là bài toán của Thread này, chứng minh bài toán cần phải chú ý đến Luật số lớn, chứ không đơn thuần chỉ là đem định nghĩa kỳ vọng ra để lý luận.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
As long as I live, I shall think only of the Victory......................
Highschoolmath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:09 PM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 66.44 k/75.15 k (11.59%)]