Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-01-2013, 12:25 PM   #1
MJ9xMath
+Thành Viên+
 
MJ9xMath's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2011
Bài gởi: 62
Thanks: 24
Thanked 17 Times in 12 Posts
Tâm đường tròn ngoại tiếp và trọng tâm

Cho $\[ABC\] $ nội tiếp đường tròn $(O) $. G là 1 điểm nằm trong mặt phẳng tam giác sao cho G không nằm trên đường tròn $(O) $ hay nằm trên các cạnh tam giác. Gọi $\[{A_1},{B_1},{C_1}\] $ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác GBC; GCA; GAB. Chứng minh rằng G là trọng tâm tam giác ABC khi và chỉ khi O là trọng tâm tam giác $\[{A_1}{B_1}{C_1}\]
$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
All Izz Well

thay đổi nội dung bởi: Nguyen Van Linh, 02-10-2013 lúc 05:26 PM
MJ9xMath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-01-2013, 04:45 PM   #2
RAIZA
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Jul 2011
Đến từ: Storm monarch's
Bài gởi: 144
Thanks: 77
Thanked 65 Times in 50 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi MJ9xMath View Post
Cho $\[ABC\] $ nội tiếp đường tròn $(O) $. G là 1 điểm nằm trong mặt phẳng tam giác sao cho G không nằm trên đường tròn $(O) $ hay nằm trên các cạnh tam giác. Gọi $\[{A_1},{B_1},{C_1}\] $ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác GBC; GCA; GAB. Chứng minh rằng G là trọng tâm tam giác ABC khi và chỉ khi O là trọng tâm tam giác $\[{A_1}{B_1}{C_1}\]
$
Gọi $C_{2} $ là giao điểm của $GC $ và $A_{1}B_{1} $ , $C_{3} $ là giao điểm của $C_{1}O $ và $A_{1}B_{1} $ .
Dễ thấy $B_{1}C_{1} \perp AG $ , $B_{1}A_{1} \perp CG $ , $OB_{1} \perp AC $ .
Vì vậy:
+) $\overline{(C_{1}C_{3};C_{1}A_{1})}=\overline{(BC_{ 2};BG)} (mod \pi) $
+)$\overline{(A_{1}C_{1};A_{1}C_{3})}=\overline{(A_{1 }C_{1};A_{1}O)}+\overline{(A_{1}O;A_{1}C_{1})}= \overline{(BG;BC)}+\overline{(CB;CG)}=\overline{(G B;GC)}=\overline{(GB;GC_{2})} (mod \pi) $
Suy ra tam giác $GBC_{2} $ đồng dạng cùng hướng với tam giác $A_{1}C_{1}C_{3} $ , dẫn đến $\frac{A_{1}C_{3}} {GC_{2}}=\frac{C_{1}C_{3}} {BC_{2}} $ .Tương tự $\frac{B_{1}C_{3}} {GC_{2}}=\frac{C_{1}C_{3}} {AC_{2}} $ .Từ đây dễ dàng suy ra $C_{2} $ là trung điểm $AB $ khi và chỉ khi $C_{3} $ là trung điểm $A_{1}B_{1} $ . (1)
Xác định các điểm $B_{2} , B_{3} $ tương tự .Khi ấy ta cũng có $B_{2} $ là trung điểm $CA $ khi và chỉ khi $B_{3} $ là trung điểm $C_{1}A_{1} $ . (2)
Ta có các điều kiện sau tương đương:
1) $G $ là trọng tâm tam giác $ABC $
2) $C_{2} $ là trung điểm $AB $ và $B_{2} $ là trung điểm $CA $
3) $C_{3} $ là trung điểm $A_{1}B_{1} $ và $B_{3} $ là trung điểm $C_{1}A_{1} $
4) $O $ là trọng tâm tam giác $A_{1}B_{1}C_{1} $
Chú ý hiển nhiên 1) tương đương với 2), 2) tương đương với 3) do (1) và (2), hiển nhiên 3) tương đương với 4) .Suy ra đpcm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
Thượng đế có một cuốn sách chứa tất cả những lời giải ngắn nhất và hay nhất của mọi bài toán-P.Erdos

thay đổi nội dung bởi: Nguyen Van Linh, 02-10-2013 lúc 05:26 PM
RAIZA is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-05-2015, 09:22 AM   #3
terencetao25
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2015
Bài gởi: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Bạn post lại được không mình không đọc được.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
terencetao25 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-05-2015, 12:32 AM   #4
imalx
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Mar 2015
Bài gởi: 27
Thanks: 0
Thanked 19 Times in 13 Posts
Đầu bài chắc tương tự như sau: $G$ là điểm bất kỳ trong mặt phẳng $\Delta ABC$ … Tâm ba đường tròn $(GBC), (GCA), (GAB)$ lần lượt là $X, Y, Z$. CMR $O$ là trọng tâm $\Delta XYZ$ khi và chỉ khi $G$ là trọng tâm $\Delta ABC$.

Lời giải:
Gọi $D, E, F$ lần lượt là trung điểm của $BC, CA, AB$ và $M, N$ là giao của $BC$ lần lượt với $(Z), (Y)$. Gọi $H, L, K$ lần lượt là trung điểm $XY, YZ, XZ$.
* Nếu $G$ là trọng tâm của $\Delta ABC$ ta sẽ chứng minh $O$ là trọng tâm $\Delta XYZ$.
Hiển nhiên là $O, D, X$ thẳng hàng cũng như $O, E, Y$ và $O, F, Z$. Lại có $D$ nằm trên trục đẳng phương của $(Y), (Z)$ nên $DM.DB = DN.DC$ dẫn đến $D$ là trung điểm của $MN$.
Dễ thấy $\angle GMN = \angle BAG = \angle GZY$, tương tự $\angle GNM = \angle OYZ$ nên $\Delta GMN\sim \Delta OZY$. Nếu gọi $L’$ là giao điểm của $OX$ với $YZ$ thì do $\Delta DGM = \Delta DBA = \Delta L’OZ$ (các đôi cạnh góc vuông góc với nhau) nên trong cặp tam giác đồng dạng nói trên, $OL'$ tương ứng với $GD$, dẫn đến là $L'\equiv L$ hay $OX$ đi qua trung điểm của $YZ$.
Tương tự như vậy $OY$ đi qua trung điểm của $XZ$ nên $O$ là trọng tâm $\Delta XYZ$.
* Nếu $O$ trùng với trọng tâm $\Delta XYZ$ ta sẽ chứng minh $G$ là trọng tâm $\Delta ABC$.
Hiển nhiên là $O, D, X$ cũng như $O, E, Y$ và $O, F, Z$ thẳng hàng. Tương tự như trên $\Delta OMN \sim \Delta OZY$. Gọi $D’$ là giao điểm của $AG$ với $BC$ thì do $\angle D’GM = \angle MBA = \angle ZOL$ nên trong cặp tam giác đồng dạng trên $GD’$ tương ứng với $OL$ hay $D’$ là trung điểm của $MN$. Lại do $D’$ nằm trên trục đẳng phương của $(Y), (Z)$ nên $D’M. D’B = D’N. D’C$ dẫn đến $D’$ là trung điểm $BC$ hay $D’\equiv D$.
Tương tự như thế, $GB$ đi qua $E$ nên $G$ là trọng tâm $\Delta ABC$
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: imalx, 24-05-2015 lúc 04:15 PM
imalx is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:27 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 54.35 k/60.42 k (10.05%)]