Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope
  Diễn Đàn MathScope
Ghi Danh Hỏi/Ðáp Community Lịch

Go Back   Diễn Đàn MathScope > Thảo Luận Về Giáo Dục, Văn Hóa, Cộng Đồng Toán Học > Giáo Dục, Giảng Dạy, Học tập

News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học


Trả lời Gởi Ðề Tài Mới
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-03-2012, 07:03 PM   #1
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Đại học Việt thua hết láng giềng

Đại học Việt thua hết láng giềng
Buổi tọa đàm "Định vị lại nền giáo dục Việt Nam" diễn ra tối 1/3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (Hà Nội) chỉ ra các nút thắt nghẽn của ĐH Việt Nam và cách tháo gỡ.

Diễn giả là TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) thu hút hơn 300 khách mời.

Thua tất cả láng giềng

Theo nghiên cứu của TS Phương thì với những nỗ lực trong một thời gian dài, "chúng ta cũng đáng tự hào về giáo dục ĐH nước nhà. Nhưng nhìn ra, thì khoảng cách còn rất xa so với thế giới".

Cụ thể, tỷ lệ người trong độ tuổi đi học biết chữ còn cao hơn Mỹ nhưng chất lượng lao động không ổn. Trong khi các nước láng giềng tỷ lệ lao động có trình độ ĐH từ 20% trở lên thì Việt Nam phần lớn lao động chỉ học hết lớp 9.

Ông dẫn số liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá về các chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam mới hay, để giải bài toán "đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ĐH" cần rút ngắn khoảng cách về chất lượng với các nước trong khu vực và thế giới.

Về giáo dục cơ bản của Việt Nam chỉ vượt Philippines còn thua tất cả các nước láng giềng như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia... Chất lượng giáo dục mới được đứng ở nhóm cuối và bị đánh giá có vấn đề.

TS Phương so sánh:

"Xét về lịch sử phát triển giáo dục ĐH chúng ta có trường ĐH sớm sánh ngang với các nước phát triển. Tiếc rằng, ĐH Quốc Tử Giám đã không còn hoạt động", lời ông Phương.

Cụ thể, Quốc Tử Giám ra đời năm 1076 nhưng đến nay đã không còn hoạt động. Trong khi trên thế giới,10 trường ĐH lâu đời vẫn còn hoạt động như: ĐH Bologna (ra đời năm 1088 ở Italy), ĐH Pars (ra đời 1150), ĐH OxFord (ra đời năm 1167 ở Anh), ĐH Modena (ra đời năm 1175 ở Italy)...

"Khu vực giáo dục bậc cao, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam còn thua tất cả các nước láng giềng".

Bất cập khó chữa

Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hệ thống giáo dục Việt Nam được TS Phương nhắc lại: quy mô tăng nhanh cả về số cơ sở giáo dục lẫn số người học, nhưng lại mất cân đối. Có đến hơn 1/2 số trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở đào tạo nghề dài hạn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng... Địa bàn xa không có trường hoặc có thì rất bé nên học sinh vùng sâu, vùng xa muốn học phải "cơm nắm muối vừng" về Hà Nội.

"Thêm nữa, tỷ lệ học sinh lao vào học khối Kinh tế, Ngân hàng chiếm hơn 1/3 số theo học. Trong khi khối ngành Nông-Lâm-Thủy sản chiếm chưa đến 5%".

Ông dự báo, với hiểu biết tù mù về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và định hướng lệch lạc từ người lớn, mùa tuyển sinh năm nay chắc chắn sẽ có 50% số học sinh thi vào khối ngành Tài chính - Ngân hàng.

Một bất cập nữa theo ông Phương đến nay vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ, đó là doanh nghiệp chê sản phẩm đào tạo. Trong khi đó, nếu đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ sai quy trình, lệch chuẩn.

Không né thị trường giáo dục

TS Phương khẳng định trong tương lai giáo dục không thể là tháp ngà tồn tại giữa biển nước quốc tế. Đến lúc nên xem giáo dục là một dịch vụ xã hội.

"Giáo dục Việt Nam phải chấp nhận cho tư nhân tham gia giáo dục dưới sự điều tiết của nhà nước. Đã đến lúc phải sắp xếp lại hệ thống giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nhanh chóng xúc tiến kiểm định chất lượng giáo dục....

Thêm nữa giáo dục phải hướng đến nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Về nhân tài không nên làm theo cách hiện nay theo kiểu "nuôi gà chọi" mà phải phát huy được cái đặc biệt của mỗi cá nhân.

Theo Kiều Oanh
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2012, 08:12 PM   #2
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Khéo VN còn thua cả các nước châu Phi mà
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2012, 08:15 PM   #3
5434
+Thành Viên+
 
5434's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2011
Đến từ: no*i ty bă't đâ'u
Bài gởi: 695
Thanks: 121
Thanked 335 Times in 214 Posts
đúng là buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián

[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

5434 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2012, 08:28 PM   #4
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 5434 View Post
đúng là buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián
Thật ra nghĩ lại thấy cũng bình thường. Vì người VN mình tâm lý chỉ muốn hưởng thụ ngay sau hòa bình, ai cũng chỉ biết lo cho thân người ý, nên đất nước đi xuống là phải.

Thời chiến tranh, bao nhiêu con người đổ xương máu, hy sinh cho độc lập tổ quốc ngày hôm nay, họ nghĩ gì đến họ không? Nhưng chúng ta thì luôn nghĩ tới bản thân trước.

Nếu thanh niên VN bây giờ cũng có tinh thần như thời xưa, sống và cống hiến hết mình cho tổ quốc, và coi thời bây giờ vẫn như cuộc chiến (và thực sự nó là cuộc chiến vì đất nước ta còn kém phát triển lắm, nên nó rất dễ bị tổn thương trên trường quốc tế) thì đất nước sẽ phát triển thôi.

Nhưng tiếc là cá tính người VN không được như thế. Nếu bạn nào tìm hiểu các thông tin du học, thì sẽ thấy là nhiều trường họ không muốn cấp học bổng cho sinh viên VN. Vì chúng ta có một thứ tính cách rất không giống ai trên thế giới : đó là không tôn trọng cam kết, không biết giữ lời hứa. Chả đâu xa, những bạn đi du học bằng học bổng nhà nước, khi nhìn thấy tờ cam kết quay trở lại phục vụ Tổ quốc là bĩu môi, nào là buồn chán. Cá nhân tôi khi thấy những cái vẻ mặt ý, quả thật là tôi rất thất vọng. Nhưng người VN ta là như thế. Mơ mộng nhiều mà làm có bao nhiêu?
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 99 For This Useful Post:
leminhansp (01-05-2012)
Old 04-03-2012, 08:44 PM   #5
5434
+Thành Viên+
 
5434's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2011
Đến từ: no*i ty bă't đâ'u
Bài gởi: 695
Thanks: 121
Thanked 335 Times in 214 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Thật ra nghĩ lại thấy cũng bình thường. Vì người VN mình tâm lý chỉ muốn hưởng thụ ngay sau hòa bình, ai cũng chỉ biết lo cho thân người ý, nên đất nước đi xuống là phải.

Thời chiến tranh, bao nhiêu con người đổ xương máu, hy sinh cho độc lập tổ quốc ngày hôm nay, họ nghĩ gì đến họ không? Nhưng chúng ta thì luôn nghĩ tới bản thân trước.

Nếu thanh niên VN bây giờ cũng có tinh thần như thời xưa, sống và cống hiến hết mình cho tổ quốc, và coi thời bây giờ vẫn như cuộc chiến (và thực sự nó là cuộc chiến vì đất nước ta còn kém phát triển lắm, nên nó rất dễ bị tổn thương trên trường quốc tế) thì đất nước sẽ phát triển thôi.

Nhưng tiếc là cá tính người VN không được như thế. Nếu bạn nào tìm hiểu các thông tin du học, thì sẽ thấy là nhiều trường họ không muốn cấp học bổng cho sinh viên VN. Vì chúng ta có một thứ tính cách rất không giống ai trên thế giới : đó là không tôn trọng cam kết, không biết giữ lời hứa. Chả đâu xa, những bạn đi du học bằng học bổng nhà nước, khi nhìn thấy tờ cam kết quay trở lại phục vụ Tổ quốc là bĩu môi, nào là buồn chán. Cá nhân tôi khi thấy những cái vẻ mặt ý, quả thật là tôi rất thất vọng. Nhưng người VN ta là như thế. Mơ mộng nhiều mà làm có bao nhiêu?
Nhưng cái cơ chế của VN cũng chán thật.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________

5434 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2012, 08:48 PM   #6
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Chính vì những ý nghĩ như thế nên VN sẽ chưa thể phát triển. Cơ chế là do chính chúng ta đặt ra, có phải là do Tây họ đặt ra đâu? Người VN hay đổ cho lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thì ... từ dân mà ra, chứ từ đâu?

Rõ ràng dân tộc ta tầm vóc có hạn, nên chỉ sản sinh ra những con người chỉ biết kêu ca và mong chờ sự thay đổi đến từ ... người khác, mà không phải là bản thân chúng ta.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
bangdenas (04-03-2012), n.v.thanh (04-03-2012)
Old 04-03-2012, 11:10 PM   #7
oO^^Oo
+Thành Viên+
 
oO^^Oo's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Đến từ: Hồ Chí Minh
Bài gởi: 15
Thanks: 3
Thanked 8 Times in 3 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Chính vì những ý nghĩ như thế nên VN sẽ chưa thể phát triển. Cơ chế là do chính chúng ta đặt ra, có phải là do Tây họ đặt ra đâu? Người VN hay đổ cho lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thì ... từ dân mà ra, chứ từ đâu?

Rõ ràng dân tộc ta tầm vóc có hạn, nên chỉ sản sinh ra những con người chỉ biết kêu ca và mong chờ sự thay đổi đến từ ... người khác, mà không phải là bản thân chúng ta.
Theo em, chúng ta có thể ngồi đây nói cả ngày cũng không hết chuyện, mà không khéo chúng ta sẽ phát điên lên vì những bất cập xung quanh chung ta hiện nay anh99 à!
Nói chung, không phải lãnh đạo nào cũng xấu, nhưng lãnh đạo xấu lại rất nhiều...nhưng phần lớn họ buộc phải xấu, vì lương họ không đủ sống vả lại trong một đám người xấu nếu bạn không xấu thì bạn sẽ bị tẩy chay - đó là quy luật!
Thầy dạy em có nói cái này:"Chúng ta vẫn thường nghe lãnh đạo là đày tớ của dân" mà "đày tớ của dân" dịch ra là "Boss"...
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
oO^^Oo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2012, 11:15 PM   #8
batigoal
Super Moderator
 
batigoal's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Đến từ: Hà Nội
Bài gởi: 2,895
Thanks: 382
Thanked 2,968 Times in 1,295 Posts
Anh hiểu như thế này em ạ : "Đầy tớ " nghĩa là "" Đầy tớ " , còn túi các bạn rỗng thì kệ
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
__________________
“ Sức mạnh của tri thức là sự chia sẻ tri thức”

[Only registered and activated users can see links. ]
batigoal is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to batigoal For This Useful Post:
tailsth94 (04-03-2012)
Old 04-03-2012, 11:53 PM   #9
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi oO^^Oo View Post
Theo em, chúng ta có thể ngồi đây nói cả ngày cũng không hết chuyện, mà không khéo chúng ta sẽ phát điên lên vì những bất cập xung quanh chung ta hiện nay anh99 à!
Nói chung, không phải lãnh đạo nào cũng xấu, nhưng lãnh đạo xấu lại rất nhiều...nhưng phần lớn họ buộc phải xấu, vì lương họ không đủ sống vả lại trong một đám người xấu nếu bạn không xấu thì bạn sẽ bị tẩy chay - đó là quy luật!
Thầy dạy em có nói cái này:"Chúng ta vẫn thường nghe lãnh đạo là đày tớ của dân" mà "đày tớ của dân" dịch ra là "Boss"...
Nhìn vấn đề nên nhìn theo chiều dài lịch sử. Cơ chế hành chính của VN thực chất là sản phẩm của châu Âu, và nó mới tồn tại kể từ 1945. Trong quá trình vận hành nó, ắt sẽ có nhiều bất cập, vì sản phẩm châu Âu chưa chắc đã thích hợp với tư duy Á Đông. Các nước châu Âu họ trải qua hàng trăm năm phát triển cái bộ máy ý, nên giờ họ mới tốt vậy. VN không thể nhảy cóc được đâu. VN cũng sẽ phải trải qua thời kỳ đau đớn không khác gì châu Âu họ đã trải qua. Vậy thì ai sẽ làm cái công việc cải cách đó? Không phải thanh niên VN thì là ai?

Trên thực tế có rất rất nhiều người VN đang cố gắng hết mình để tiếng nói của nhân dân ngày càng trở nên có hiệu lực. Ít nhất như chúng ta vừa thấy : tiếng nói của nhân dân về việc xây dựng tàu cao tốc và vụ biển Đông, khiến cho chính phủ phải thực sự biết lắng nghe. Có phải tự dưng được như vậy đâu? Đó là cả một quá trình đấu tranh không biết mệt mỏi.

Vậy nên mấy đồng chí trẻ tuổi, tôi có lời khuyên là học hành cho tốt và bớt ca thán. Muốn tốt thì chính các đồng chí phải tham gia vào công cuộc cải cách. Còn không ai giúp các đồng chí sống sung sướng đâu. Nên nhớ câu của cụ Hồ "có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó". Học chưa tốt, trình độ chưa cao, thì muốn nhìn thấy tương lai tươi sáng là không khả thi!
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to 99 For This Useful Post:
conami (05-03-2012), Katyusha (08-03-2012), leminhansp (01-05-2012), n.v.thanh (04-03-2012)
Old 04-03-2012, 11:58 PM   #10
n.v.thanh
Moderator
 
n.v.thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2009
Bài gởi: 2,849
Thanks: 2,980
Thanked 2,537 Times in 1,008 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi 99 View Post
Thật ra nghĩ lại thấy cũng bình thường. Vì người VN mình tâm lý chỉ muốn hưởng thụ ngay sau hòa bình, ai cũng chỉ biết lo cho thân người ý, nên đất nước đi xuống là phải.

Thời chiến tranh, bao nhiêu con người đổ xương máu, hy sinh cho độc lập tổ quốc ngày hôm nay, họ nghĩ gì đến họ không? Nhưng chúng ta thì luôn nghĩ tới bản thân trước.

Nếu thanh niên VN bây giờ cũng có tinh thần như thời xưa, sống và cống hiến hết mình cho tổ quốc, và coi thời bây giờ vẫn như cuộc chiến (và thực sự nó là cuộc chiến vì đất nước ta còn kém phát triển lắm, nên nó rất dễ bị tổn thương trên trường quốc tế) thì đất nước sẽ phát triển thôi.

Nhưng tiếc là cá tính người VN không được như thế. Nếu bạn nào tìm hiểu các thông tin du học, thì sẽ thấy là nhiều trường họ không muốn cấp học bổng cho sinh viên VN. Vì chúng ta có một thứ tính cách rất không giống ai trên thế giới : đó là không tôn trọng cam kết, không biết giữ lời hứa. Chả đâu xa, những bạn đi du học bằng học bổng nhà nước, khi nhìn thấy tờ cam kết quay trở lại phục vụ Tổ quốc là bĩu môi, nào là buồn chán. Cá nhân tôi khi thấy những cái vẻ mặt ý, quả thật là tôi rất thất vọng. Nhưng người VN ta là như thế. Mơ mộng nhiều mà làm có bao nhiêu?
Đọc mấy câu của bác 99 mà như Đường Tăng ngộ đạo .
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
n.v.thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-03-2012, 09:06 AM   #11
laziop
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Dec 2011
Bài gởi: 9
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 3 Posts
Các đại học Việt Nam vẫn cầm cự được khá lâu nữa vì cái khó nhất để đi học ở các trường ĐH tốt bên Mỹ, Anh, Singapore, Úc là tiền. Không có tiền (từ 10 triệu đến 30 triệu/tháng) thì ko đi được. Nếu được học bổng toàn phần thì tốt, nhưng số đó ít lắm, kể cả dân Amsterdam Hanoi cũng phần nhiều là đi du học tự túc hoặc học bổng bán phần.

Các bạn trẻ vẫn tìm con đường ra đi nè:
[Only registered and activated users can see links. ]
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 

thay đổi nội dung bởi: laziop, 08-03-2012 lúc 09:13 AM
laziop is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-03-2012, 05:05 PM   #12
99
+Thành Viên+
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Bài gởi: 2,995
Thanks: 537
Thanked 2,429 Times in 1,376 Posts
Trước mắt thì các bạn trẻ có khả năng nhưng tài chính có hạn nên biết thế nào là chuẩn kiến thức quốc tế để tự học đã! Nếu coi du học là lối thoát duy nhất, tức cũng là một cách làm cuộc đời thêm ảm đạm.
[RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
 
99 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời Gởi Ðề Tài Mới

Bookmarks


Quuyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:19 AM.


Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Inactive Reminders By mathscope.org
[page compression: 100.56 k/113.67 k (11.54%)]